Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước

Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.

Các vị chức sắc chủ trì nghi lễ Rija Harei mở đầu chuỗi hoạt động tín ngưỡng tâm linh trong tháng đầu năm mới 2025 tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa.
Các vị chức sắc chủ trì nghi lễ Rija Harei mở đầu chuỗi hoạt động tín ngưỡng tâm linh trong tháng đầu năm mới 2025 tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Trong những ngày này, các làng Chăm ở Ninh Thuận rộn ràng chuẩn bị nhà lễ để tổ chức Rija Nưgar (Rija: Lễ, Nưgar: Xứ sở) - nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời sống tâm linh của cộng đồng. Lễ diễn ra vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tháng Giêng theo lịch Chăm, do các chức sắc như ông Maduen (thầy vỗ), Kadhar (thầy kò ke), Kaing (vũ công), Camanei (thủ đền) và Pajau (bà bóng) chủ trì.

Trong tiếng trống baranưng, ghi năng, tiếng đàn kanhi và kèn saranai, ông Kaing biểu diễn các điệu múa truyền thống như múa roi, múa chèo thuyền, múa đạp lửa, tạo nên bầu không khí rộn ràng, tươi vui. Người Chăm diện trang phục truyền thống, dâng lễ cúng thần linh, tổ tiên với mong ước tiễn điều dữ, đón điều lành, cầu cho năm mới vạn vật sinh sôi, mùa màng bội thu. Rija Nưgar không chỉ là nghi lễ tâm linh, mà còn là dịp thể hiện sinh động các giá trị văn hóa dân gian, nghệ thuật diễn xướng đặc sắc của đồng bào Chăm.

Ông Maduen Sầm Tánh vỗ trống baranưng hát ca ngợi công lao các vị thần linh phù hộ dân làng bình an, hạnh phúc.
Ông Maduen Sầm Tánh vỗ trống baranưng hát ca ngợi công lao các vị thần linh phù hộ dân làng bình an, hạnh phúc

Về thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc những ngày đầu năm Chăm lịch 2025, chúng tôi được chứng kiến không khí rộn ràng với nhiều hoạt động lễ nghi độc đáo mừng năm mới. Tại đền thờ Pô Bin Thuen, ông Lượng Thị, Trưởng Ban phong tục thôn vui mừng chia sẻ: Vụ lúa Đông Xuân 2024 -2025 thắng lợi cả về năng suất và giá cả, giúp bà con có điều kiện sắm lễ vật đón Tết trong không khí đầm ấm, phấn khởi, đồng thời chuẩn bị bước vào vụ Hè Thu mới. Ông cho biết, tên gọi Bỉnh Nghĩa theo tiếng Chăm là “Palei Bal Riya”, nghĩa là “thành phố to lớn” (Palei: làng, Bal: thành phố, Riya: to lớn).

Nghi lễ đầu năm mới ở thôn Bỉnh Nghĩa diễn ra trong gần một tháng, từ ngày 30/4 đến ngày 21/5/2025, với chuỗi 8 lễ hội tiêu biểu mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Mở đầu là Lễ Rija Harei vào sáng 30/4 tại đền thờ Po Bin Thuer - nghi lễ cầu an cho cộng đồng. Tiếp đó là Lễ Rija Nưgar, mừng năm mới, tổ chức ngày 10/5 tại thôn Bỉnh Nghĩa. Ngày 14/5, Lễ cúng Po Bin Thuer diễn ra tại thôn Mỹ Tường (xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải), tiếp nối là Lễ cúng Po Bia Chuai vào ngày 15/5 tại thôn Mỹ Hiệp (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải). Khép lại chuỗi hoạt động là Lễ cúng Palao Yang vào ngày 21/5 tại thôn Bỉnh Nghĩa, với mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, cộng đồng khỏe mạnh, an lành.

Ông Kaing Lượng Văn Chối hóa trang thành Pô Riyak với mái chèo đưa dân làng vượt qua sóng to gió lớn về bến đỗ bình an.
Ông Kaing Lượng Văn Chối hóa trang thành Pô Riyak với mái chèo đưa dân làng vượt qua sóng to gió lớn về bến đỗ bình an
Ông Thủ đền Thập Văn Dốc múa mời tổ tiên về vui đón mừng năm mới 2025 với dân làng Bỉnh Nghĩa.
Ông Thủ đền Thập Văn Dốc múa mời tổ tiên về vui đón mừng năm mới 2025 với dân làng Bỉnh Nghĩa

Vào sáng 30/4 vừa qua, nghi lễ Rija Harei được tổ chức tại sân lễ đền thờ Pô Bin Thuen, thôn Bỉnh Nghĩa, mở đầu cho chuỗi hoạt động lễ hội đầu năm mới. Từ sớm, các vị chức sắc và bà con trong làng đã mang lễ vật như gà, trái cây, hoa quả, trầu cau, cơm canh đến để dâng cúng thần linh. Nghi lễ do các ông Maduen Sầm Tánh, Kaing Châu Quầy, Kaing Lượng Văn Chối, Thủ đền Thập Văn Dốc, và Kadhar Châu Thiên Lành chủ trì. Ông Maduen Sầm Tánh vừa vỗ trống baranưng, vừa hát ngợi ca công lao của các vị thần linh, cầu mong cho dân làng năm mới an vui, tài lộc, ấm no. Ông Kaing Lượng Văn Chối hóa trang thành các vị thần linh và biểu diễn các điệu múa của Pô Nai, Pô Ina Nagar, Pô Riyak, cùng mái chèo tượng trưng đưa dân làng vượt qua sóng gió, về đến bến đỗ bình an.

(Bài CTV) Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa 4
Đồng bào Chăm thôn Bỉnh Nghĩa bày lễ vật cúng thần linh trong nghi lễ Rija Harei mở đầu năm mới 2025.
Đồng bào Chăm thôn Bỉnh Nghĩa bày lễ vật cúng thần linh trong nghi lễ Rija Harei mở đầu năm mới 2025

Trao đổi với anh Trương Thành Lợi, Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Bỉnh Nghĩa, chúng tôi được biết, thôn hiện có 891 hộ, với 4.698 khẩu là đồng bào Chăm. Nhờ hệ thống thủy lợi từ kênh Bắc và hồ Sông Trâu, thôn có 186ha ruộng được tưới chủ động, đảm bảo 2-3 vụ lúa mỗi năm. Riêng vụ Đông Xuân 2024-2025, nông dân thu hoạch với năng suất bình quân 75 tạ/ha, thương lái thu mua lúa khô với giá 7.300 đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, người dân còn lãi trung bình 25-30 triệu đồng/ha. Toàn thôn hiện có 43 hộ nghèo, được hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia để cải thiện sinh kế. Nhiều gia đình sản xuất kinh doanh giỏi như các ông Châu Quầy, Đạo Văn Tờ, Thành Len, và có những con cháu thành đạt trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo viên như Thuận Thị Sao, Dương Văn Vươn, Thuận Sapa, nay trở về làm việc tại địa phương.

Các nhạc công vỗ trống ghi năng hòa nhịp cùng trống baranưng doMaduen Sầm Tánh thực hiện, và hát thánh ca ca ngợi công ơn thần linh tại nghi lễ Rija Harei.
Các nhạc công vỗ trống ghi năng hòa nhịp cùng trống baranưng doMaduen Sầm Tánh thực hiện, vừa hát thánh ca ca ngợi công ơn thần linh tại nghi lễ Rija Harei

Với những nỗ lực không ngừng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thôn Bỉnh Nghĩa đang từng bước giữ gìn và phát triển những nét đẹp đặc trưng của dân tộc Chăm. Những nghi lễ đầu năm mới không chỉ là dịp để cộng đồng gắn kết, mà còn là minh chứng cho sự duy trì và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngôi đền có hệ thống tượng thờ tạo tác từ đất sét hàng trăm năm

Ngôi đền có hệ thống tượng thờ tạo tác từ đất sét hàng trăm năm

Đền Suối Thầu nằm giữa những thửa ruộng bậc thang uốn lượn thuộc vùng lõi của danh thắng di tích Quốc gia ruộng bậc thang xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ấn tượng về ngôi đền có niên đại hàng trăm năm này là, toàn bộ hệ thống tượng thờ đều được tạo tác bằng đất sét rất độc đáo gắn với tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Dâng hương tưởng nhớ Hoàng tử Lang Liêu, tôn vinh văn hóa ẩm thực dân tộc

Dâng hương tưởng nhớ Hoàng tử Lang Liêu, tôn vinh văn hóa ẩm thực dân tộc

Ẩm thực - Minh Nhật - 4 giờ trước
Lễ dâng hương tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu, người được ghi nhớ trong lịch sử và truyền thuyết dân gian là người đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy hai biểu tượng về văn hóa ẩm thực đặc sắc của dân tộc sẽ diễn ra trong hai ngày 6 và 7/5 (mồng 9 và 10 tháng Tư âm lịch) tại Khu di tích lịch sử văn hóa đền thờ Hoàng tử Lang Liêu, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ).
Bức tranh mùa gặt trên cao nguyên Kon Tum

Bức tranh mùa gặt trên cao nguyên Kon Tum

Photo - Nguyễn Quang Vinh - 4 giờ trước
Vào mùa gặt, những cánh đồng lúa ở Kon Tum hiện lên như bức tranh lớn, nơi những luống gặt, vạt rạ trải dài tạo thành các hoa văn tự nhiên đầy sống động. Vẻ đẹp ấy không chỉ phản ánh sự khéo léo trong lao động mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Bình Định: Giám sát chặt chẽ tàu cá chưa đủ điều kiện khai thác thủy sản

Bình Định: Giám sát chặt chẽ tàu cá chưa đủ điều kiện khai thác thủy sản

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Sáng 6/5, Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg về triển khai các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh Bình Định họp sơ kết công tác quý I/2025 và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chủ trì cuộc họp.
Ngôi đền có hệ thống tượng thờ tạo tác từ đất sét hàng trăm năm

Ngôi đền có hệ thống tượng thờ tạo tác từ đất sét hàng trăm năm

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Vũ Mừng - 4 giờ trước
Đền Suối Thầu nằm giữa những thửa ruộng bậc thang uốn lượn thuộc vùng lõi của danh thắng di tích Quốc gia ruộng bậc thang xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ấn tượng về ngôi đền có niên đại hàng trăm năm này là, toàn bộ hệ thống tượng thờ đều được tạo tác bằng đất sét rất độc đáo gắn với tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc vùng cao.
Nâng mức hỗ trợ cho học sinh vùng khó

Nâng mức hỗ trợ cho học sinh vùng khó

Giáo dục - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách" có hiệu lực từ ngày 01/5/2025, thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, có nhiều nội dung hỗ trợ được bổ sung theo hướng tiếp tục nâng cao điều kiện học tập, chế độ cho học sinh nội trú và học sinh bán trú, trong đó có tỉnh vùng cao Lào Cai.
Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ

Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 5/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra mắt mộc bản tái hiện “Như Lai Ứng Hiện Đồ” mừng Đại lễ Vesak 2025. Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ. Độc đáo làng diều sáo ở Hà Nội. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ

Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 5/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra mắt mộc bản tái hiện “Như Lai Ứng Hiện Đồ” mừng Đại lễ Vesak 2025. Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ. Độc đáo làng diều sáo ở Hà Nội. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Lợi ích “kép” từ mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng

Quảng Trị: Lợi ích “kép” từ mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng

Kinh tế - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Sau một thời gian trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ dưới tán rừng và cho hiệu quả kinh tế cao, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2302/QĐ- UBND ngày 23/9/2024 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Thực hiện mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng keo lai và cà phê năm 2025”. Đến nay, mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng đang được nhân rộng ở các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Trị, góp phần giảm nghèo và mở ra cơ hội làm giàu cho người dân, trong đó chủ yếu là đồng bào Bru Vân Kiều.
Những lưu ý để chọn sữa an toàn

Những lưu ý để chọn sữa an toàn

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 4 giờ trước
Sự quyết liệt và kịp thời của các cơ quan chức năng trong việc xử lý các công ty sữa giả gần đây được người tiêu dùng hoan nghênh và ủng hộ. Đồng thời, người tiêu dùng cũng cần nắm bắt các kiến thức và thông tin để an tâm chọn đúng sản phẩm cho trẻ.
Thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư của Mỹ cho 8 bệnh nhân bước đầu có tín hiệu tốt

Thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư của Mỹ cho 8 bệnh nhân bước đầu có tín hiệu tốt

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Đây là những ca mắc ung thư giai đoạn cuối, đã trải qua nhiều phác đồ điều trị nhưng đều không đáp ứng. Sau khi triển khai phác đồ theo nghiên cứu VISTA-1 tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh, 8 bệnh nhân bước đầu đều có tín hiệu tốt.
Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài

Du lịch - Minh Nhật - 4 giờ trước
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ giới thiệu du lịch Việt Nam tại 3 nước châu Âu là Pháp, Ý, Thụy Sỹ trong tháng 5/2025.