Nghệ nhân Trượng Thị Gạch là tấm gương tiêu biểu của người cao tuổi gắn bó sớm hôm với nghề làm gốm truyền thống tại làng Chăm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Với hình ảnh quen thuộc: vừa bỏm bẻm nhai trầu vừa thoăn thoắt nặn gốm, bà Gạch như một "cây cao bóng cả" góp phần gìn giữ và lan tỏa hồn cốt của nghề gốm Chăm.
Chiều 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai giảng Lớp truyền dạy kỹ thuật trang trí hoa văn truyền thống trên gốm thủ công của người Mnông xã Yang Tao, huyện Lắk.
Xã Cư Pơng (huyện Krông Búk) có gần 2.900 hộ, với hơn 12.000 khẩu sinh sống ở 17 thôn, buôn; trong đó dân tộc Ê Đê chiếm hơn 65%.
Lớn lên trong gia đình nghèo ở bản Pi Re (huyện Đakrông, Quảng Trị), Hồ Thị Khánh Huyền là cô bé người Pa Cô (thuộc dân tộc Tà Ôi) đã tỏa sáng với vẻ đẹp trong trẻo, tinh thần vượt khó và đam mê thời trang. Từ sàn diễn Miss Baby Vietnam đến hành trình quảng bá văn hóa Pa Cô trên mạng xã hội, em đang viết tiếp giấc mơ mang bản sắc bản làng vươn xa.
Giữa buôn Lê, thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), trong căn nhà sàn đẹp đẽ với nhiều chiêng, ché và trống cổ, có một báu vật nằm lặng lẽ – không có tên trong bất kỳ hồ sơ khảo cổ hay danh mục di sản nào. Đó là bộ đàn đá cổ gồm 9 thanh, phát ra âm thanh ngân vang như tiếng suối đêm, được nghệ nhân Ay Thọ cất giữ suốt hơn 20 năm qua.
Có một phiên chợ mà việc bán mua chẳng quan trọng, nhưng lại là nơi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ở Hà Giang. Đó là Chợ Phong Lưu Khâu Vai (xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang), được họp duy nhất 1 lần trong năm vào ngày 27/3 âm lịch.
Nghệ nhân Châu Thị Đông được cộng đồng dân cư làng Chăm Phú Nhuận (xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) trân trọng gọi là “báu vật sống”. Bà vượt qua định kiến giới, nỗ lực tự học chữ Chăm, học ngâm diễn Ariya và trình diễn dân ca Chăm, trở thành người truyền cảm hứng trong hành trình gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.
Ngày 22 tháng 4 năm 2025, tại hai bản vùng cao Táng Ngá (xã Nậm Chà) và Nậm Pì (xã Nậm Pì), huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu đã diễn ra Lễ khai giảng lớp truyền thông cộng đồng kết hợp nội dung giáo dục truyền thông Photovoice – Câu chuyện đời người. Lớp học thu hút 20 học viên trẻ tuổi theo học.
Trong cộng đồng người Xơ Đăng ở làng Kei Joi, xã Đăk Xú, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum), ông A Biu, già làng, Người có uy tín được dân làng xem là bậc thầy trong việc gìn giữ các nghề truyền thống và cồng chiêng. Bởi ông đã dành hơn nửa thế kỷ để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Mới đây về công tác tại Hoàng Su Phì, huyện biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang, tìm lên thăm mảnh đất Hồ Thầu nằm cách huyện lỵ hơn 30 cây số. Suốt chặng đường, sau mỗi khúc cua, núi xanh lơ xếp nếp lớp lớp sương giăng sớm càng tô thêm cho sự hùng vĩ và huyền ảo nơi đây. Lần đầu tiên được về vùng đất còn nhiều gian khó dưới lưng chừng đỉnh Chiêu Lầu Thi sương giăng ấy, thấy lòng dâng lên thật nhiều cảm xúc...
Tối 18/4, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Hậu Giang, Sở Nội vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Chương trình Liên hoan nghệ thuật các dân tộc tỉnh, hưởng ứng “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4”.
Trong những năm qua, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã đạt được những thành tựu nổi bật trong công tác thông tin cơ sở, trở thành điểm sáng trong việc truyền tải chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Nhờ đó, tạo sự đồng thuận, niềm tin xã hội và sức mạnh tinh thần để nhân dân bứt phá vươn lên.
Người Gia Rai có câu: “Bơ lan ninh nông thông atâu” – nghĩa là “tháng nghỉ đi chơi lễ bỏ mả”. Từ cuối tháng 2 đến tháng 4 hằng năm, sau khi thu hoạch xong mùa vụ, đồng bào Gia Rai ở khu vực Bắc Tây Nguyên lại tổ chức Lễ Pơ Thi (Lễ bỏ mả) - một nghi lễ tiễn biệt người đã khuất, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Với vai trò là cơ quan tham mưu trong lĩnh vực văn hóa, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) những năm qua đã triển khai hiệu quả nhiều giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đồng thời gắn kết hài hòa với phát triển du lịch cộng đồng. Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững.
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Lễ Thắk Côn hay Lễ hội cúng dừa của đồng bào Khmer, được tổ chức hằng năm tại chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày Rằm đến 17 tháng Ba Âm lịch (tức 12 – 14/4/2025). Lễ Thắk Côn được người Khmer tổ chức để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và vun đắp tinh thần sống chan hòa, yêu thương, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Với chủ đề "Hương sắc Việt Nam", Chương trình trình diễn Áo dài nghệ thuật do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức nhằm góp phần tôn vinh giá trị của Áo dài - Bộ quốc phục trong đời sống, văn hóa, xã hội, đồng thời khơi dậy tình yêu, niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn, phát huy giá trị di sản Áo dài và quảng bá hình ảnh, văn hóa, đất nước, con người Việt Nam nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng đến đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế.
Tây Nguyên, vùng đất nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, còn là nơi lưu giữ nền văn hóa đa dạng của các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'Nông, Gia Rai, Ba Na… Những nghi lễ truyền thống tại đây phản ánh đời sống tâm linh, lịch sử và sự gắn kết mật thiết giữa con người với thiên nhiên. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội hiện đại, các giá trị văn hóa này đang đứng trước nhiều thách thức.
Theo thông tin từ Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, vào các tối 12 và 13/4, khán giả Thủ đô sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa, nghệ thuật Tây Nguyên ngay tại Hà Nội với chương trình âm nhạc, nghệ thuật dân gian “Tiếng gọi Cao nguyên” và vở ca kịch “Khát vọng Dam Săn” do Đoàn Ca múa Dân tộc Đắk Lắk biểu diễn, mang đến cho khán giả một không gian văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên ngay tại Thủ đô Hà Nội.