Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước

Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.

Bà bóng Ngân Thị Đồn và ông Lượng Đệ làm lễ xin thần linh thực hiện nghi thức múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar năm 2025.
Bà bóng Ngân Thị Đồn và ông Lượng Đệ làm lễ xin thần linh thực hiện nghi thức múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar năm 2025

Lễ cúng Rija Nưgar năm 2025 ở làng Bỉnh Nghĩa do các chức sắc đảm nhận gồm Maduen (thầy vỗ) Thành Trung Đệ, Kadhar (thầy kò ke) Thành Văn Lũy, Kaing (vũ công) Lượng Văn Chối, Camanei (thủ đền) Thập Văn Dốc và Pajau (bà bóng) Ngân Thị Đồn.

Nghi thức múa phồn thực được diễn ra ở trước nhà lễ ngay sau khi hát đối đáp kết thúc. Nghi thức này do một người đàn ông ngoài 50 tuổi (tiếng Chăm gọi là ôn puk kadâu) đã có vợ và có thân hình khỏe mạnh tên Lượng Kệ thực hiện cùng với bà bóng Ngân Thị Đồn. Khi múa, ông Lượng Kệ mặc xà rông trắng, mình để trần, đầu quấn chiếc khăn màu trắng thòng xuống.

Ông Lượng Đệ với 3 cây gỗ biểu tượng linga, sinh thực khí nam.
Ông Lượng Đệ với 3 cây gỗ biểu tượng linga, sinh thực khí nam


Ông Lượng Đệ thực hiện múa phồn thực trước sự chứng kiến của chức sắc và dân làng.
Ông Lượng Đệ thực hiện múa phồn thực trước sự chứng kiến của chức sắc và dân làng

Nghi thức này bắt đầu bằng việc bà bóng Ngân Thị Đồn làm nghi lễ khấn vái xin thần linh thực hiện múa phồn thực. Ông Thành Văn Lũy kéo đàn Kanhi thánh ca về Po Ina Nagar. Bên ngoài nhà lễ, ông Lượng Kệ cầm 3 cây gỗ đường kính khoảng 3cm dài khoảng 20cm tượng trưng cho linga (sinh thực khí nam) bọc trong tấm vải đỏ có dây tua vàng, vừa múa vừa nhún nhảy. Ông lần lượt chĩa linga theo bốn hướng Đông Tây Nam Bắc, sau đó chĩa cây gỗ xuống đất. Có khi vừa đứng vừa chĩa, cũng có khi quỳ xuống và chĩa vào mặt đất thể hiện sự hòa hợp âm dương nam nữ. Nghi thức múa phồn thực với đạo cụ là 3 cây gỗ tượng trưng cho linga được ông Lượng Kệ thực hiện mạnh mẽ, dứt khoát trong từng động tác trước sự hưởng ứng cổ vũ của dân làng.

Bà bóng Ngân Thị Đồn múa phồn thực cầu xin vạn vật sinh sôi nẩy nở.
Bà bóng Ngân Thị Đồn múa phồn thực cầu xin vạn vật sinh sôi nẩy nở
Kết thúc múa phồn thực, các chức sắc thực nghi lễ múa tống ôn đầu năm mới.
Kết thúc múa phồn thực, các chức sắc thực nghi lễ múa tống ôn đầu năm mới

Sau khoảng 10 phút thực hiện nghi thức múa phồn thực, ông Lượng Kệ vào nhà lễ và giao lại 3 cây gỗ biểu tượng linga cho bà bóng Ngân Thị Đồn. Bà bóng nhận lấy 3 cây gỗ bước ra trước nhà lễ, cầm linga gỗ múa nhún nhảy như cách múa truyền thống của phụ nữ Chăm. Trong khi bà bóng múa, ông Thành Văn Luỹ vừa kéo đàn kanhi, vừa hát cầu xin thần linh phù hộ dân làng Bỉnh Nghĩa vạn vật sinh sôi nẩy nở trong năm mới. Nghi lễ này kết thúc bằng việc bà bóng tẩy uế cho 3 cây gỗ biểu tượng linga rồi đặt lên mâm cúng có bốn hình nhân thế mạng (Salih) do ông Kaing nặn bằng bột gạo. Ông Kà thành, bà bóng, ông thủ đền, ông thầy vỗ, ông múa phồn thực đi quanh mâm cúng hình nhân thế mạng làm lễ tống ôn. Kết thúc buổi lễ, ông Lượng Kệ bưng mâm lễ có hình nhân thế mạng và 3 cây gỗ biểu tượng linga ra đường cái tống tiễn hình nhân, giữ lại 3 cây gỗ cho mùa lễ năm sau.

Có mặt tại Lễ hội Rija Nưgar 2025 của làng Bỉnh Nghĩa, ông Châu Văn Huynh, Trưởng phòng Nghiên cứu sưu tầm thuộc Trung tâm Nghiên cứu văn hóa dân tộc và Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận cho biết, theo quan niệm của người Chăm, cuộc sống phải hài hòa có âm có dương nên điệu mùa phồn thực thể hiện tính âm dương cần phải có đủ nam, nữ thể hiện. Bằng động tác múa uyển chuyển của ôn puk kadâu, bà bóng tay cầm linga thể hiện ước vọng mọi vật sinh sôi nẩy nở, mùa màng tốt tươi, cuộc sống dân làng ấm no, hạnh phúc.

Ông Lượng Đệ đưa mâm cúng có hình nhân thế mạng đi bỏ, giữ lại 3 linga cho mùa lễ hội năm sau.
Ông Lượng Đệ đưa mâm cúng có hình nhân thế mạng đi bỏ, giữ lại 3 linga cho mùa lễ hội năm sau

Ông Lượng Thị, Trưởng Ban Phong tục thôn Bỉnh Nghĩa chia sẻ: “Múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar nằm trong chuỗi nghi lễ đầu năm của người Chăm ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021. Bà con thôn xóm rất tự hào và chung tay bảo tồn múa phồn thực gắn với chuỗi lễ hội đầu năm mới ở địa phương. Qua đó bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào Chăm, góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Niềm vui bên khung dệt

Niềm vui bên khung dệt

Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh đang hoạt động. Triển khai Dự án 6 "Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã dành nhiều sự quan tâm để đầu tư phát triển 2 làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân yên tâm giữ nghề.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Thái Bình cần lấn biển và làm ngay tuyến đường 10 làn kết nối với Hưng Yên

Thủ tướng: Thái Bình cần lấn biển và làm ngay tuyến đường 10 làn kết nối với Hưng Yên

Làm việc với tỉnh Thái Bình, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh tỉnh cần lấn biển để có không gian mới cho khu kinh tế, hạ tầng, công nghiệp để phát triển bứt phá; đồng thời chỉ đạo nghiên cứu làm ngay tuyến đường thẳng nhất với quy mô 10 làn từ khu vực TP. Hưng Yên tới khu vực TP. Thái Bình và kết nối với các tuyến cao tốc trong vùng.
Dự án 8 góp phần đẩy lùi tảo hôn ở bản Chùa

Dự án 8 góp phần đẩy lùi tảo hôn ở bản Chùa

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 5 phút trước
Sau gần 5 năm thực hiện các nội dung hoạt động “bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” của Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở bản Chùa đã được đẩy lùi.
Niềm vui bên khung dệt

Niềm vui bên khung dệt

Sắc màu 54 - T.Nhân - N.Triều - 6 phút trước
Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh đang hoạt động. Triển khai Dự án 6 "Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã dành nhiều sự quan tâm để đầu tư phát triển 2 làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân yên tâm giữ nghề.
Những mái ấm trên đỉnh mây bay

Những mái ấm trên đỉnh mây bay

Phóng sự - Vũ Mừng - 12 phút trước
Suốt chặng đường lên Lùng Chin Thượng và Lùng Chin Hạ, Thiếu tá Nguyễn Thành Luận - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Thàng Tín (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) say sưa kể cho tôi nghe về niềm vui của những hộ gia đình đã được cán bộ, chiến sĩ của Đồn hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố. Phải chăng vì thế mà cung đường bé như sợi dây giăng mắc nguyệch ngoạc từ trung tâm xã Thèn Chu Phìn lên tít những đỉnh mù sương ấy như gần hơn, thẳng ra và ngắn lại hơn bởi sự háo hức, mong chờ...
Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Media - BDT - 13 phút trước
Củ bình vôi là một trong những loại dược liệu thiên nhiên quý giá với công dụng chữa bệnh tuyệt vời được ứng dụng nhiều trong y học. Rất nhiều người đã từng nhìn thấy loại củ này, hoặc thậm chí trồng để làm cảnh, nhưng cũng chưa hiểu hết công dụng của nó. Trong chuyên mục Sống khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn nhận biết được đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ củ bình vôi.
Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Dân tộc - Tôn giáo - V. Long - 1 giờ trước
Khai giảng ngày 23 tháng 4 tại bản Nậm Pì (xã Nậm Pì), huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, lớp truyền dạy truyền thông cộng đồng tích hợp phương pháp Photovoice – “Câu chuyện đời người” cho dân tộc Mảng đã bế giảng sáng ngày 12 tháng 5 năm 2025.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Thời sự - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026.
Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - Minh Anh - 2 giờ trước
Sáng 12/5, nhân kỷ niệm lần thứ 2.649 Ngày đản sanh Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ban Thường trực Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10, TP. Hồ Chí Minh).
Lào Cai tổ chức Lễ Phật đản 2025

Lào Cai tổ chức Lễ Phật đản 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Sáng 12/5 (tức ngày 15/4 năm Ất Tỵ), tại chùa Tân Bảo, thành phố Lào Cai, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai đã trang trọng tổ chức Lễ Phật đản 2025 - Phật lịch 2569. Tham dự Lễ có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Lào Cai, cùng toàn thể chư tăng ni trong Thường trực Ban Trị sự và đông đảo Tín đồ phật tử và Nhân dân tham dự.
Bình Sơn (Quảng Ngãi): Phát hiện cá voi còn sống lụy bờ

Bình Sơn (Quảng Ngãi): Phát hiện cá voi còn sống lụy bờ

Xã hội - T.Nhân - Đ.Minh - 2 giờ trước
Sáng 12/5, ông Nguyễn Quang Vũ - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), cho biết, người dân địa phương vừa phát hiện 1 con cá voi còn sống, trôi dạt vào bờ biển thuộc xóm Hải Hòa, thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải.