Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng Chăm Hữu Đức hân hoan chào đón Lễ hội Ka tê

Bá Minh Truyền - 19:31, 23/09/2024

Lễ hội Ka tê là một trong những lễ hội đặc sắc của cộng đồng người Chăm, diễn ra ở không gian đền tháp, làng và các gia đình. Nhằm để tạ ơn các vị thần linh, tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, những vị anh hùng dân tộc đã có nhiều công lao to lớn mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho dân làng. Chào mừng lễ hội Ka tê 2024, tại làng Hữu Đức sẽ diễn ra nhiều hoạt động thể thao, múa tập thể ở sân vận động, biểu diễn nghệ thuật và dâng lễ vật từ ngày 1 - 5/10/2024. Đây là dịp để khách du lịch trong nước và quốc tế tìm về miền di sản văn hóa Chăm trải nghiệm và khám phá.

Đại diện các chức sắc Chăm đi đón y trang từ cộng đồng người Raglay ở xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận
Đại diện các chức sắc Chăm đi đón y trang từ cộng đồng người Raglay ở xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Jamen Ivan.

Múa tập thể chào đón đoàn người Raglay rước y trang

Từ xa xưa, các đồ vật quý giá dùng để cúng lễ trên đền tháp được người Chăm bàn giao cho cộng đồng người Raglay bảo quản và lưu giữ. Đặc biệt, là bộ y trang mặc dâng lễ vào ngày lễ hội Ka tê. Do đó, trước hôm diễn ra lễ hội Ka tê một ngày, cộng đồng người Chăm ở làng Hữu Đức mang cờ, trống, lộng, kiệu võng và cử những chức sắc Po Adhia, ông Kadhar, bà Pajau, ông Camanei cùng với các bô lão, phụ nữ, Người có uy tín trong làng đi đón y trang từ cộng đồng người Raglay ở xã miền núi Phước Hà, huyện Thuận Nam để hành lễ. Đoàn người đón rước y trang trong trang phục truyền thống trang nghiêm, hân hoan, vui mừng tiếp nhận y trang được đựng trong giỏ chiết đan bằng tre.

Trên đường về, đoàn rước y trang đi ngang qua làng Chăm Hữu Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, được hàng trăm học sinh, thanh niên và phụ nữ đón chào bằng tiết mục múa quạt tập thể. Họ tuy không phải là diễn viên chuyên nghiệp, nhưng bằng niềm đam mê nghệ thuật, niềm vui của ngày hội dân tộc, các diễn viên trình diễn các tiết mục ca múa nhạc đặc sắc nhất. Từng chiếc quạt được mở tung như cánh bướm mang mùa xuân về. Những làn điệu âm nhạc dân gian Chăm được chính các nghệ nhân dân gian biểu diễn như trống baranâng, trống ginang, kèn saranai, đàn kanyi hòa quyện với tiếng khèn bầu, tiếng mã la của các nghệ nhân Raglay thật du dương, hào hùng thắm đượm tình đoàn kết hai dân tộc Chăm và Raglay.

Kiệu võng đón rước y trang nữ thần Po Ina Nagar
Các chức sắc Chăm và kiệu võng đón rước y trang nữ thần Po Ina Nagar. Ảnh: Jamen Ivan.

Ông La Văn Điểm, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Katê cho biết: Tổ chức đón mừng Lễ hội Ka tê truyền thống của đồng bào Chăm nhằm bảo tồn, gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc. Trong dịp Lễ hội Ka tê làng Chăm Hữu Đức tổ chức giao lưu thể thao, đón rước y trang nữ thần, múa tập thể, chương trình văn nghệ mang chủ đề “Miền đất Panduranga” và các nghi lễ cúng bái theo phong tục, tập quán tín ngưỡng của dân làng.

Dâng lễ vật ở đền thờ Po Ina Nagar

Ngôi đền thờ Po Ina Nagar tọa lạc ở giữa cánh đồng làng Chăm Hữu Đức. Nơi đây, cộng đồng Chăm thờ nữ thần Po Ina Nagar là người mẹ xứ sở của dân tộc. Nữ thần đã truyền dạy cho người Chăm nghề dệt vải, trồng lúa, đi biển và trao đổi buôn bán. Vì vậy, nữ thần được người Chăm tôn vinh, lập đền thờ, tạc tượng và dâng lễ vật hằng năm vào dịp Lễ hội Katê. Trong ngày Lễ hội Katê, người Chăm và người Raglay cùng đóng góp lễ vật và phối hợp với nhau dâng lễ. Trên các đền tháp Po Klaong Garay, đền tháp Po Ramê và đền thờ Po Ina Nagar diễn ra cùng ngày với các nghi thức mở cửa đền tháp, tắm tượng thần, mặc y trang cho thần và dâng lễ vật.

Y trang nữ thần Po Ina Nagar đựng trong giỏ chiết người Raglay mang xuống núi bàn giao cho người Chăm để hành lễ
Y trang nữ thần Po Ina Nagar đựng trong giỏ chiết người Raglay mang xuống núi bàn giao cho người Chăm để hành lễ. Ảnh: Jamen Ivan.

Cộng đồng Chăm khắp nơi hội tụ về các đền tháp để vui chơi ngày hội. Những đứa trẻ được cha mẹ may cho bộ trang phục truyền thống mới tinh, các cụ ông cụ bà mang những bộ trang phục cổ truyền, quấn khăn trên đầu nhiều màu sắc rực rỡ tô điểm cho ngày Lễ hội Katê thêm sống động. Nhịp sống ở làng Chăm Hữu Đức thay đổi theo nhịp điệu trẩy hội vui tươi. Những người phụ nữ mang những tấm vải thổ đẹp nhất dâng lên nữ thần, chuẩn bị các mâm lễ trái cây, trầu cau và rượu trứng. Những gia đình làm ăn khá giả hơn, họ làm 1 cặp gà, 1 con dê chế biến thành món ăn truyền thống dâng lên cho nữ thần.

Từ bao đời nay, người Chăm luôn khắc ghi đạo lý sống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Các lễ vật dâng lên nữ thần Po Ina Nagar là những sản vật địa phương nhằm mục đích tạ ơn. Với ước nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, cây trồng và vật nuôi sinh sôi, nảy nở, con người được bình an và hạnh phúc. Bên cạnh đó, đây là dịp để “trả nợ” thần linh vì lời hứa, lời cầu nguyện được như ý vượt qua được những tai ương, bệnh tật và thử thách, khó khăn trong cuộc sống.

Múa quạt tập thể chào mừng lễ hội Ka tê
Múa quạt tập thể chào mừng lễ hội Ka tê. Ảnh: Jamen Ivan.

Lễ cúng gia tiên mừng lễ hội Katê

Sau khi tiến hành dâng lễ vật ở trên đền tháp xong, mọi người trở về ngôi làng của mình tổ chức Ka tê làng. Tại đây, các gia đình dâng lễ vật cho thần hoàng của làng, cúng cơm ở nhà Cả sư (Po Adhia) và lễ cúng cơm ở gia đình, do dòng tộc tổ chức. Tại làng Chăm Hữu Đức, hằng năm, sau khi cúng lễ Ka tê ở đền thờ Po Ina Nagar, người dân tiếp tục tổ chức dâng lễ vật ở đền thờ Po Klaong Halau như vị thần hoàng của làng, cầu xin thần luôn che chở, phù hộ độ trì cho cuộc sống thường ngày của người dân.

Đoàn người Raglay đi qua làng Chăm Hữu Đức
Đoàn người Raglay đi qua làng Chăm Hữu Đức. Ảnh Jamen Ivan.

Các lễ cúng trên đền tháp, lễ cúng ở làng khép lại thì các dòng tộc được phép cúng gia tiên vào dịp tháng Ka tê. Đại diện một gia đình trong tộc họ xin phép ông Trưởng tộc (Akaok gep) làm nghi lễ cúng cơm cho gia tiên. Các thành viên khác trong tộc họ có nghĩa vụ đóng góp lễ vật và tham gia giúp đỡ gia đình cúng cơm dâng lễ vật cho tổ tiên. Nghi lễ cúng gia tiên của người Chăm khá đơn giản: Chỉ có 2 mâm cỗ bánh và 5 mâm cơm. Tuy nhiên, gia chủ có thể chế biến thêm các món thịt xào, món gỏi và hải sản bổ sung thêm cho phong phú. Lễ cúng gia tiên vào tháng Ka tê là dịp để các thành viên trong tộc họ gặp mặt nhau, chúc tụng lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết tộc họ gắn bó thân thiết. Các thành viên gia đình và tộc họ cùng dùng một bữa cơm cộng cảm và chia sẻ buồn vui, những vất vả, thử thách trong cuộc sống.

Các em bé Chăm trong trong phục truyền thống đi chơi Lễ hội Ka tê
Các em bé Chăm trong trong phục truyền thống đi chơi Lễ hội Ka tê. Ảnh: Jamen Ivan.

Lễ hội Ka tê thường diễn ra vào  tiết trời mùa thu mát mẻ, công việc đồng áng đã kết thúc, người dân làng Chăm Hữu Đức hân hoan, chào đón vui chơi lễ hội. Dù sinh sống, làm việc, lao động ở đâu người Chăm cũng quay về nguồn cội, “Katê Chăm ở đâu cũng nhớ nhau ngày vui mới ta chớ quên quay về”. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quang Hiển - còn đó một nét quê

Quang Hiển - còn đó một nét quê

Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển nhưng tại nhiều vùng quê, người dân vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống với cảnh quan đặc trưng “hàng cau trước cửa, khóm chuối sau nhà”. Thôn Quang Hiển, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) là một trong những nơi còn bảo lưu đậm nét chân quê ấy, tạo nên bức tranh nông thôn mới thuần Việt, hài hòa.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, tặng quà Chức sắc và Người có uy tín Chăm Bàlamôn nhân dịp Lễ hội Katê năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm, tặng quà Chức sắc và Người có uy tín Chăm Bàlamôn nhân dịp Lễ hội Katê năm 2024

Ngày 23/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc đã tới thăm, tặng quà các Chức sắc và Người có uy tín Chăm theo đạo Bàlamôn tại huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) nhân dịp Lễ hội Katê năm 2024.
Chư Pưh (Gia Lai): Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cho Người có uy tín

Chư Pưh (Gia Lai): Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách cho Người có uy tín

Media - Ngọc Thu - 20:30, 23/09/2024
Người có uy tín trong đồng bào DTTS là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân, luôn gương mẫu đi đầu và tích cực vận động đồng bào các dân tộc chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Để động viên Người có uy tín phát huy tốt vai trò của mình, những năm qua, huyện Chư Pưh (Gia Lai) luôn quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn.
Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc làm việc với UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận

Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc làm việc với UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 20:21, 23/09/2024
Ngày 23/9, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do ông Hà Việt Quân - Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG 1719 làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với UBND huyện Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận) về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Cùng dự buổi làm việc, có đại diện một số Vụ, phòng, ban liên quan và lãnh đạo các xã, phường tại huyện Bác Ái.
Quang Hiển - còn đó một nét quê

Quang Hiển - còn đó một nét quê

Sắc màu 54 - Nguyễn Hưởng - 20:06, 23/09/2024
Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển nhưng tại nhiều vùng quê, người dân vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống với cảnh quan đặc trưng “hàng cau trước cửa, khóm chuối sau nhà”. Thôn Quang Hiển, xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) là một trong những nơi còn bảo lưu đậm nét chân quê ấy, tạo nên bức tranh nông thôn mới thuần Việt, hài hòa.
Bộ đội Biên phòng Nghệ An: Hỗ trợ nhân dân địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ

Bộ đội Biên phòng Nghệ An: Hỗ trợ nhân dân địa phương khắc phục hậu quả mưa lũ

Tin tức - Lê Thạch - 20:02, 23/09/2024
Ngày 23/9, do có mưa lớn kéo dài trên diện rộng, làm nước các sông, suối dâng cao gây ngập lụt, chia cắt cục bộ và sạt lở đất, đá tại địa bàn khu vực biên giới tỉnh Nghệ An. Các đơn vị Bộ đội Biên phòng Nghệ An đứng chân tại các địa bàn các huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Anh Sơn, Thanh Chương đã chủ động ứng phó, cùng với cấp ủy chính quyền địa phương và các lực lượng khẩn trương hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Giai đoạn 2021-2025, đầu tư 258,665 tỷ đồng cho cấp học mầm non đến cấp học THCS

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Giai đoạn 2021-2025, đầu tư 258,665 tỷ đồng cho cấp học mầm non đến cấp học THCS

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:54, 23/09/2024
Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt về giáo dục đào tạo, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển vùng DTTS, miền núi. Giai đoạn 2021-2025, huyện Đồng Hỷ đã đầu tư 258,665 tỷ đồng cho cấp học mầm non đến cấp học THCS, phục vụ giáo dục tại các trường học ở vùng DTTS, vùng khó khăn trên địa bàn, nhờ đó đã góp phần khởi sắc cho giáo dục vùng cao.
Sự sống sẽ nảy mầm, sinh sôi từ hoang tàn, đổ nát!

Sự sống sẽ nảy mầm, sinh sôi từ hoang tàn, đổ nát!

Cho tới tận bây giờ, sau chuỗi ngày dài tác nghiệp, phản ánh hậu quả hoàn lưu cơn bão số 3 tại các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều đêm, cứ nhắm mắt lại là những hình ảnh tang thương, ám ảnh lại hiện về. Mất mát, đau thương do thiên tai là quá lớn! Song theo thời gian, nỗi đau nào cũng sẽ lắng xuống. Để rồi, trên tất thảy, vẫn là một niềm tin mãnh liệt, sự sống sẽ nảy mầm, sinh sôi từ hoang tàn, đổ nát…!
Chương trình MTQG 1719 nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS huyện Thuận Bắc

Chương trình MTQG 1719 nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS huyện Thuận Bắc

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 19:45, 23/09/2024
Huyện Thuận Bắc là một trong những địa phương của tỉnh Ninh Thuận triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719). Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ đất ở, nhà ở giúp người dân an cư lập nghiệp, ổn định cuộc sống. Đồng thời hỗ trợ con giống gia súc, thiết bị nông nghiệp tạo sinh kế cho người nghèo có điều kiện sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững.
Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc phục thiệt hại bão số 3

Quảng Ninh: Họp HĐND tỉnh quyết nghị một số chính sách cấp bách hỗ trợ khắc phục thiệt hại bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:41, 23/09/2024
Ngày 23/9, tại Tp. Hạ Long, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, ban hành kịp thời một số chính sách khẩn cấp, cấp bách theo trình tự, thủ tục rút gọn để hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn và thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Kon Tum: Mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, nhiều đường giao thông bị ách tắc

Kon Tum: Mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, nhiều đường giao thông bị ách tắc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 19:40, 23/09/2024
Ngày 23/9, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum cho biết, do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, nhiều đường giao thông trên địa bàn tỉnh bị sạt lở, gây ách tắc giao thông
Lào Cai mở tour ngắm ruộng bậc thang kết hợp thiện nguyện sau bão

Lào Cai mở tour ngắm ruộng bậc thang kết hợp thiện nguyện sau bão

Tin tức - Nguyệt Anh - 19:40, 23/09/2024
Hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề đối với ngành du lịch của tỉnh Lào Cai. Để khắc phục hậu quả sau bão, phục hồi phát triển du lịch, tỉnh Lào Cai đang xây dựng kế hoạch mở các tour du lịch kết hợp thiện nguyện tại nhiều vùng chịu ảnh hưởng nặng nề sau thiên tai.

"Hội cốm ATK Chợ Đồn" (Bắc Kạn) được tổ chức vào giữa tháng 10/2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 19:36, 23/09/2024
Nhằm tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, ẩm thực, du lịch, miền đất, con người và các sản phẩm nông sản OCOP của địa phương, huyện Chợ Đồn đã xây dựng Kế hoạch tổ chức "Hội cốm ATK Chợ Đồn", dự kiến tổ chức ngày 18/10, gắn với hoạt động chợ đêm.