Ông Phú Văn Ngòi, Giám đốc HTX Dệt thổ cẩm Chăm Mỹ Nghiệp giới thiệu nghệ nhân Đạt Thị Nam được dân làng tôn vinh là điển hình tiêu biểu nghề dệt thổ cẩm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Bà dày công sưu tầm, phục hồi nhiều loại hoa văn cổ và tận tâm truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ các dân tộc ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Bà Nam có nhiều đóng góp bảo tồn và phát triển làng nghề dệt truyền thống của đồng bào Chăm địa phương.
Mỗi tấm vải thổ cẩm được sinh ra không chỉ là sản phẩm vật chất, mà còn mang giá trị tinh thần, thể hiện bản sắc riêng của văn hóa từng dân tộc. Ở đó là những câu chuyện về đời sống, văn hóa, điển tích, thần thoại… gắn với cách nghĩ, nếp sống của cả một cộng đồng dân tộc. Thổ cẩm khi gắn liền với những câu chuyện trở nên mới mẻ, sống động, phản ánh rõ nét hơn bức tranh chân thực về đời sống của đồng bào DTTS.
Hoa văn trên đồ dệt của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là sản phẩm của lao động thủ công, đồng thời mang giá trị tinh thần đầy tính biểu tượng, gắn với nhân sinh quan và vũ trụ quan của đồng bào. Với nhiều đề tài khác nhau, các hoa văn dệt phản ánh nhiều mặt của văn hóa cổ truyền. Dưới đây là một số tích truyện văn hóa liên quan đến họa tiết dệt của người Thái ở hai tỉnh Hòa Bình và Nghệ An.