Bằng tình yêu thương với học sinh vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, đội ngũ thầy, cô giáo và học sinh trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tự nguyện đóng góp kinh phí để chung tay, giúp sức cho phụ huynh và học sinh ở làng Long Năng, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei (Kon Tum) viết tiếp ước mơ cho tương lai.
Nhằm giúp nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động là người DTTS, thời gian qua tỉnh Yên Bái đã quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Đồng thời ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Đã 2 lần Hồ Văn Thằn rời bản lên thành phố theo học rồi quyết tâm lập thân, lập nghiệp ở thành phố. Thế nhưng dường như cái “duyên thầm” đã kéo anh trở về với quê hương. Để rồi sau 2 lần “khởi nghiệp” nuôi lợn bản địa, Thằn đã hiện thực hóa được “giấc mơ” thoát nghèo và làm giàu bền vững.
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thường xuyên dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm là một trong những giải pháp hiệu quả trong mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh Lào Cai. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng, được đặt ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Cao đẳng Lào Cai lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Dù đã được đầu tư và có những bước tiến mới hướng đến phát triển bền vững nghề làm muối tại Bạc Liêu. Thế nhưng, để nâng cao đời sống, làm giàu từ nghề muối, thì cần phải triển khai được những giải pháp cụ thể, căn cơ.
Đây là vấn đề được thảo luận tại Hội thảo khoa học và thực tiễn do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội (VNU-USSH) phối hợp với VNFund, Công ty MCG, Báo Phụ nữ Việt Nam và các doanh nghiệp tổ chức chiều 27/3, thu hút sự tham dự của các nhà khoa học đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà quản lý từ nhiều doanh nghiệp.
Chiều 24/3, tại Lạng Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm "Đánh giá kết quả thực hiện Đề án 939 giai đoạn 2017 - 2025 tại tỉnh Lạng Sơn" (Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp).
Từ những vỏ ốc, vỏ sò tấp vào bờ biển, qua bàn tay khéo léo của mình, anh Võ Cao Đỉnh (40 tuổi, ngụ xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã tạo ra những bức tranh độc đáo, mang tính nghệ thuật cao. Những tác phẩm của anh không chỉ giúp anh trang trí cho cửa hàng của mình ở thôn Lộc Hà, mà có thể kiếm được hàng chục triệu đồng từ ý tưởng sáng tạo này.
Từ khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề sản xuất muối Bạc Liêu là nghề di sản được bảo tồn, thì sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với nghề muối được tốt hơn. Nhiều chương trình, dự án để vực dậy nghề làm muối, diện tích sản xuất muối bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, để diêm dân "sống" được với hạt muối, thì hạt muối phải tiếp tục được nâng tầm giá trị, có được thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế bền vững...
Khi cây đót rừng vào mùa, cũng là lúc nhiều lao động đồng bào các DTTS ở dãy Trường Sơn có thêm việc làm. Đi hái đót, phơi đót, chở đót….đã giúp nhiều lao động có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.
Mang trong mình khát vọng giữ cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của cha ông mãi trường tồn, từ 12 tuổi cô gái Phạm Thị Y Hòa (34 tuổi), dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã theo mẹ, theo bà học nghề. Qua bao năm tháng dày công học nghề cùng với sự sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu khách hàng, Y Hòa đã làm ra được nhiều loại sản phẩm từ thổ cẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biệt, thổ cẩm làng Teng của Y Hòa cũng đã được quảng bá ra thế giới...
Xác định mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát là một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng, mang giá trị nhân văn sâu sắc, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Kon Tum đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình khó khăn. Đến nay, tỉnh Kon Tum đã xóa được 1.016 căn nhà tạm, nhà dột nát trong tổng số 2.752 căn cần được xây mới và sửa chữa.
Chị Đàng Thị Lúa là nghệ nhân tiêu biểu của làng gốm Bàu Trúc, thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Sản phẩm gốm Chăm do chị Lúa chế tác có đường nét sắc sảo, hoa văn tinh tế, chất lượng bền chắc, được khách hàng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng. Nhờ nguồn thu nhập ổn định từ nghề làm gốm, gia đình chị có cuộc sống no ấm, xây dựng nhà cửa khang trang, nuôi con ăn học thành đạt.
Đồng Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh Phú Yên. Nơi đây, có đông đồng bào DTTS sinh sống từ lâu đời, với nhiều nét văn hoá đặc trưng và các nghề thủ công truyền thống, làm ra những sản phẩm độc đáo và hữu dụng. Điển hình là nghề đan đát của đồng bào Ba Na, Chăm Hroi (một nhánh của dân tộc Chăm), mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, nghề truyền thống này vẫn được bảo tồn và phát triển.
Vụ đánh bắt cá trích thường bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau. Những ngày này, ngư dân tại các vùng ven biển ở Quảng Nam đồng loạt ra khơi đánh bắt cá trích để bán cho thương lái. Chỉ trong vòng vài giờ khai thác, ngư dân có thể kiếm được từ 1 – 3 triệu đồng, có thêm nguồn thu nhập khá.
Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.
Tại tỉnh Thanh Hóa, những năm gần đây, từ chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động, không chỉ góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, mà đây chính là cơ hội thoát nghèo bền vững, đặc biệt đối với các hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng miền núi.