Với đặc thù là địa phương có đông đồng bào DTTS, trong đó hơn 52% là người Khmer và 17% người Hoa, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) xác định, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm là cứu cánh giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong đó, nguồn lực từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) sẽ là đòn bẩy giúp địa phương thực hiện mục tiêu này.
Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi" Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Để có được kết quả đó, công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luôn được địa phương thực hiện thường xuyên.
Rồ Ôn là khu dân cư xã vùng cao Phước Hà thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, có nhiều nghệ nhân tâm huyết giữ nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào Raglay. Các sản phẩm đan lát từ mây tre “mẹ truyền con nối” gắn bó với đời sống người dân địa phương. Nghề mây tre đan tạo ra những sản phẩm tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm cho đồng bào Raglay, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Triển khai Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh thực hiện việc hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Qua đó, đã giúp giải quyết việc làm hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
Vì đam mê với loài hoa lan, mà Thạch Thị Kim Hoa, cô gái Khmer ở ấp Căm Xe, xã Minh Hoà, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương trở thành nghệ nhân trẻ tuổi cùng nhiều giải thưởng lớn, trong đó giải thưởng Lương Định Của - phần thưởng cao quý do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng những thanh niên có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới... Cô cũng là một trong 11 gương mặt thanh niên DTTS tiêu biểu được vinh danh tại Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên xuất sắc, tiêu biểu lần thứ XI, năm 2024, được tổ chức vào cuối tháng 12 tại Hà Nội.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã ưu tiên triển khai các mô hình đào tạo nghề ngắn hạn, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn, góp phần rất lớn trong công tác giảm nghèo ở địa phương.
Mới đây làng nghề dệt Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, mở ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân trong việc duy trì, quảng bá nghề truyền thống của đồng bào Ba Na gắn với phát triển du lịch.
Ngày 18/12, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo UBND tỉnh với thanh niên tỉnh Đắk Lắk năm 2024, với chủ để: “Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao trong thanh niên tỉnh Đắk Lắk giai đoạn hiện nay”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kdoh chủ trì đối thoại. Tham dự, còn có lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh và đông đảo thanh niên các dân tộc trong tỉnh.
Triển khai thực hiện Dự án 2- Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, UBND huyện Bình Gia tổ chức nhiều mô hình hiệu quả, giúp người nghèo gia tăng thu nhập.
Xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động sẽ góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, thời gian qua, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại Sóc Trăng, nổi bật là việc thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, việc thực hiện Tiểu dự án 3 này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi cùng bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian qua, Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" của Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Kết quả có được là nhờ sự giám sát thực hiện chặt chẽ trong quá trình triển khai, trong đó vai trò nòng cốt là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Với hơn 35% dân số là người DTTS, tỉnh Sóc Trăng xác định công tác giáo dục nghề nghiệp cho lao động là một trong những giải pháp nâng cao đời sống kinh tế, giảm nghèo bền vững. Thực hiện Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" của Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã đẩy mạnh đào tạo nghề với giải quyết việc làm. Hiệu quả từ công tác này, là đồng bào có công việc với thu nhập ổn định, đời sống được nâng cao.
Thực hiện Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" của Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719); bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền giúp lao động vùng DTTS tiếp cận với thông tin chính sách hỗ trợ đào tạo nghề gắn với thị trường lao động. Từ đó, giúp nhiều lao động có việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và thoát nghèo.
Ngày 9/12, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định về việc công nhận và cấp Bằng công nhận nghề truyền thống cho 7 nghề trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Tp. Hội An có 5 nghề được công nhận.
Ngày 7/12, Tại thành phố Cao Bằng đã diễn ra Ngày hội tư vấn hướng nghiệp, khởi nghiệp cho hơn 500 học sinh khối 12 đến từ các trường: Trung học phổ thông Bế Văn Đàn, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên các huyện Thạch An, Hà Quảng, Nguyên Bình…
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã và đang tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, kết nối việc làm cho người lao động, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Được triển khai từ năm 2010 đến nay, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lâm Đồng đã từng bước mang lại nguồn sinh kế ổn định và bền vững cho hằng chục ngàn hộ dân, chủ yếu là các hộ đồng bào DTTS. Qua đó, ý thức và trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) của đồng bào DTTS tại địa phương ngày càng được nâng cao.
Thời gian gần đây, tại các vùng nuôi trồng thủy sản ở Quảng Ninh, hoạt động gia cố, đóng mới nhà bè, ô lồng bè, đóng lọc, thả giống... để tái phục hồi sau bão số 3 diễn ra rất sôi động. Đặc biệt, chính quyền tỉnh Quảng Ninh cũng đang "chạy đua" với thời gian để cấp phép mặt nước, các chính sách hỗ trợ cùng sự đồng hành của các doanh nghiệp khi ủng hộ phao, giống thủy sản...
Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.