Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Để diêm dân Bạc Liêu "sống" được với hạt muối: Câu chuyện về giá cả (Bài 1)

Tào Đạt - 11:35, 23/03/2025

Từ khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề sản xuất muối Bạc Liêu là nghề di sản được bảo tồn, thì sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với nghề muối được tốt hơn. Nhiều chương trình, dự án để vực dậy nghề làm muối, diện tích sản xuất muối bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, để diêm dân "sống" được với hạt muối, thì hạt muối phải tiếp tục được nâng tầm giá trị, có được thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế bền vững...

Cùng với con tôm, hạt lúa, muối cũng là một trong những mặt hàng nông sản khá nổi tiếng của vùng đất Bạc Liêu, với sự hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Trong 5 năm trở lại đây, khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghề sản xuất muối của Bạc Liêu là nghề di sản được bảo tồn. Từ đó, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với nghề muối được tốt hơn. Nhiều chương trình, dự án để vực dậy nghề làm muối, diện tích sản xuất muối bắt đầu tăng trở lại.

Tuy nhiên, đến nay, diêm dân vẫn chưa thể làm giàu từ hạt muối. Cái vòng luẩn quẩn được mùa - mất giá, còn được giá thì mất mùa cứ như vòng đời của muối - từ nước mà thành hình và rồi cũng tan thành bọt nước.

Để có được hạt muối ngon, diêm dân phải bám đồng muối trong thời tiết “đội nắng tắm sương”
Để có được hạt muối ngon, diêm dân phải bám đồng muối trong thời tiết “đội nắng tắm sương”

Cơ cực nghề làm muối

Đến với huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu những ngày tháng 3, chúng tôi thấy được những cánh đồng muối bạt ngàn. Vụ muối nơi đây thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước, đến tháng 3 âm lịch năm sau.

Ông Nguyễn Trọng Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Hải, cho biết: Huyện Đông Hải là địa phương có diện tích muối lớn nhất tỉnh Bạc Liêu, với hơn 1.300ha. Những năm gần đây, giai đoạn đầu năm tình hình thời tiết thường gây nhiều bất lợi cho nghề làm muối.

"Bao đời nay diêm dân dù có vất vả, thậm chí không ít lần trắng tay, nhưng họ vẫn chung tình với muối. Sản xuất muối tại Bạc Liêu hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp phơi nước, còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên số ngày nắng và mưa trong năm nhiều hay ít là điều kiện quyết định đến sản lượng, chất lượng muối", ông Hán nói.

Nghề làm muối hiện nay dẫu có nhiều đổi thay khi ứng dụng khoa học công nghệ mới kết hợp cơ giới hóa giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nhưng về cơ bản, để có được hạt muối, diêm dân phải "phơi nắng cháy da lưng" trên cánh đồng.

Anh Huỳnh Văn Toàn, diêm dân xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải, trăn trở, hạt muối làm ra đã khó đến vụ thu hoạch chưa hết vui mừng, thì bị thương lái ép giá. Dù ấm ức nhưng anh cũng như bao diêm dân khác, đành phải ngậm ngùi bán tháo cho thương lái. Với họ cùng chung tâm trạng là bán được đồng nào hay đồng ấy, nếu trữ lại theo cách tạm thời là che đậy cao su sẽ càng làm cho sản lượng muối bị hao hụt.

Anh Toàn cho rằng, bởi không đủ điều kiện đầu tư kho bãi trữ nên đành chấp nhận, với những hộ khá giả, vào vụ thu hoạch họ không bán luôn mà đưa vào kho trữ rồi chờ khi giá cao sẽ xuất bán. Nhưng số lượng nhà đầu tư được kho bãi để trữ muối nơi đây còn rất ít.

Anh Toàn chia sẻ, hạ tầng giao thông, kho bãi là vấn đề rất cần được Nhà nước quan tâm để nghề làm muối được phát triển hơn. Đường sá thông thương, xe cộ ra tận ruộng thì diêm dân chúng tôi tiết kiệm được nhiều chi phí lắm. Ở đây ai cũng biết, những ruộng muối thuận đường vận chuyển thì bán được cao giá hơn những ruộng ở sâu bên trong, điều kiện vận chuyển khó khăn. "Mong ước của người dân chúng tôi là chính quyền đẩy mạnh xúc tiến, mời gọi đầu tư để xây dựng kho bãi chứa muối tại địa phương. Đồng thời, hướng người dân sản xuất muối theo loại hình HTX có liên kết từ đầu vào đến đầu ra, có cam kết giá của thương lái với diêm dân”.

Ông Hồ Văn Niên chia sẻ với phóng viên nhiều tâm sự về nghề làm muối
Ông Hồ Văn Niên chia sẻ với phóng viên về nghề làm muối

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Văn Niên (75 tuổi), ngụ xã Long Đồng, huyện Đông Hải chia sẻ: "Diêm dân tụi tôi chẳng biết gì ngoài làm muối, nghề muối đã bám rễ, ăn sâu vào tâm trí của chúng tôi từ bao giờ rồi. Có một nghịch lý rằng, xưa nay món hàng nào, sản phẩm nào cũng tăng giá theo thời gian như mì tôm, lúa gạo... chỉ có giá muối là vẫn vậy. Thử hỏi, như vậy làm sao diêm dân làm giàu được”.

“Nghề muối ở Bạc Liêu là nghề di sản, được bảo tồn nên chúng tôi rất cần Nhà nước quan tâm nhiều hơn nữa. Phải có chính sách rạch ròi về giá muối. Đây là mặt hàng thiết yếu nên rất cần ngành chức năng họp bàn, đưa muối vào danh mục có giá nhất định, có sự kiểm soát của ngành chức năng hoặc tạo ra chuỗi liên kết. Có như vậy thì mới mong giá trị hạt muối được nâng cao, đời sống diêm dân bớt khổ cực”, ông Niên bộc bạch.

Rào cản từ nghề 

Ông Hồ Thanh Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Đông Hải cho hay: Khi nghề sản xuất muối của Bạc Liêu được công nhận là nghề di sản được bảo tồn, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đối với nghề muối được tốt hơn. Đã có nhiều chương trình, dự án để vực dậy nghề làm muối. Từ đó, nghề muối ở Đông Hải có dấu hiệu phát triển. Diện tích sản xuất muối bắt đầu tăng trở lại, thu nhập của diêm dân cũng được cải thiện. Từ năm 2020 đến nay, giá muối không còn bấp bênh như trước, cơ bản ổn định.

“Rào cản lớn nhất hiện nay đối với nghề muối, là mạng lưới hạ tầng chưa đồng bộ, dẫn tới việc diêm dân bị thương lái ép giá. Với những vị trí thuận lợi đường lộ giao thông, xe vào đến nơi thì giá muối cao hơn những vị trí xe cộ không vào được, phải vận chuyển bằng đường thủy, trải qua nhiều công đoạn nên giá trị thấp hơn”, ông Tuấn chia sẻ.

Trên cánh đồng muối Đông Hải
Trên cánh đồng muối Đông Hải

Được sự thống nhất của Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), UBND tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt Đề án nâng cao giá trị sản xuất và chế biến muối giai đoạn 2021 - 2030, bao gồm cả việc đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối. 

Dự án thành phần số 7 về cải tạo, nâng cấp đồng muối Đông Hải được phê duyệt quyết định đầu tư vào năm 2023. Quy mô dự án và các hạng mục là xây dựng 5 tuyến đê bao kết hợp với đường giao thông dài 14,7km đường, 20 cây cầu bê tông và 26 cống hộp, tổng mức đầu tư 127 tỷ đồng đã và đang được triển khai. Trong đó, 2 tuyến đường được thông xe kỹ thuật là Trại Sò - Chùa Linh Ứng có tổng chiều dài 2,56km và tuyến Cầu Dân Quân - Trạm bơm số 3 dài 3,72km, với tổng kinh phí 24,3 tỷ đồng, đã được thông xe kỹ thuật vào chiều ngày 6/3 vừa qua, trong chuỗi sự kiện Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025. 

Tuy nhiên, về cơ bản hạ tầng nghề muối vẫn cần được đầu tư mạnh hơn nữa trong thời gian tới mới đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiêp và Môi trường công bố tại Hội nghị sơ kết thực hiện Nghị định số 40/2017/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối, diễn ra vào ngày 7/3 vừa qua, thu nhập người làm muối trung bình 40 triệu đồng/người/năm, bằng 70% mức thu nhập bình quân đầu người cả nước.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, diêm dân bán muối đen chỉ có 900 đồng/kg, muối trải bạt cũng chỉ cao nhất 1.200 đồng/kg. Giá cả thấp, diêm dân không thể có được cuộc sống khá hơn từ hạt muối.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhấn mạnh, với gần 1.600ha, tập trung chủ yếu tại huyện Đông Hải và một phần của huyện Hòa Bình, Bạc Liêu là một trong những tỉnh có diện tích sản xuất muối lớn của cả nước, sản lượng hằng năm đạt gần 80.000 tấn/năm. Với các vấn đề khó khăn của nghề muối, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành để hỗ trợ cho nghề hướng đến đa dạng hóa sản phẩm, không chỉ là muối ăn, mà còn là muối làm đẹp, muối chữa bệnh, muối phục vụ sản xuất công nghiệp…

Lúc này, tâm tư lớn nhất của những người làm công tác quản lý, có lẽ là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách hiện có; đồng thời, đòi hỏi phải nghiên cứu thêm chính sách nhằm nâng cao giá trị hạt muối. Bởi, hạt muối có thể vươn xa, thì trước hết bà con diêm dân phải sống tốt bằng nghề…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thủ tướng chỉ đạo triển khai quyết liệt các giải pháp bảo đảm cung ứng điện

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 49/CĐ-TTg ngày 23/4/2025 về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp bảo đảm cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới.
Vì sao tình trạng cháy rừng khắp nơi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng? Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Vì sao tình trạng cháy rừng khắp nơi ngày càng phức tạp và nghiêm trọng? Cảnh báo từ cơ quan chức năng

Môi trường sống - Minh Nhật - 1 giờ trước
Đánh giá của Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cho thấy, trong 13 năm qua, chưa khi nào diễn biến các vụ cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc lại phức tạp và nghiêm trọng như thời điểm hiện nay.
Cơ cấu đơn vị hành chính cấp xã ở Nghệ An trước thềm xóa bỏ cấp trung gian

Cơ cấu đơn vị hành chính cấp xã ở Nghệ An trước thềm xóa bỏ cấp trung gian

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An vừa thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Đây là cơ sở, là tiêu chí để các đơn vị làm căn cứ, lên phương án sắp xếp, tinh giảm, sáp nhập bộ máy.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa – Bài 4

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Tạo động lực phát triển bền vững từ nền tảng bản sắc văn hóa – Bài 4

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 2 giờ trước
Một trong những dấu ấn nổi bật của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi chính là cách tiếp cận không tách rời phát triển kinh tế với gìn giữ bản sắc văn hóa. Trong đó, các yếu tố như nghi lễ và lễ hội truyền thống, trang phục… vốn là linh hồn của cộng đồng, đang từng bước được phục hồi và bảo tồn một cách có hệ thống, bài bản và hiệu quả.
Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Cư Pơng. Làng nghề tre trúc Xuân Lai. Trò chơi, trò diễn dân gian - Nguồn tài nguyên cho du lịch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 23/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Ẩm thực và Triển lãm ảnh Văn hóa - Du lịch Gia Lai . Ngôi Chùa linh thiêng Giữa lòng Tây Đô. Bà Thanh giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai

Gia Lai: Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Trong 2 ngày 22 - 23/4, tại xã Ia Trok, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Ia Pa tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn “Truyền dạy kỹ thuật chế biến rượu ghè truyền thống của người Gia Rai”.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025

Tin tức - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động của Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2025, sáng nay (23/4) tại thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã diễn ra Giải chạy việt dã - Du lịch xanh và Hội thi tiếng hót chim họa mi. Hai sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách.
Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Photo - Tào Đạt - CTV - 2 giờ trước
Tối 22/4, tại trục đường Lê Duẩn (Quận 1, TP. Hồ Chí Minh), Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp Nhà nước của các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm.
Quân đội Lào và Campuchia hợp luyện diễu binh cho Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Quân đội Lào và Campuchia hợp luyện diễu binh cho Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Tối 22/4, hơn 10.000 người từ nhiều lực lượng Quân đội, Công an đã tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần cuối cùng qua đường phố trung tâm TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện trở nên đặc biệt, khi có sự tham gia của khối chiến sĩ Vương quốc Campuchia và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.