Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

Mộc mạc phở sắn miền Trung du

Tiêu Dao - 15:11, 24/04/2025

Không chỉ là một loại thực phẩm có bề dày lịch sử, mà ở xứ Quảng còn có một loại phở khác biệt được gọi là phở sắn khô với cách làm, nguyên liệu, hương vị hết sức độc đáo mà chẳng nơi nào có được.

Nguyên liệu làm món phở sắn được làm từ củ sắn (củ mì).
Nguyên liệu làm món phở sắn được làm từ củ sắn (củ mì)

Mộc mạc từ đất

Thủ phủ của phở sắn là ở vùng Quế Sơn (Quảng Nam). Phở sắn Quế Sơn được hình thành và phát triển vào những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX. Nơi đây có những làng nghề truyền thống phở sắn có từ lâu đời.

Trong những năm khó khăn về kinh tế, cây sắn là nguồn thu nhập chính của người dân vùng đất Trung du này và đã có thời cây sắn lên ngôi, xuất khẩu đổi lấy nhựa để làm đường giao thông. Do chiến tranh, loạn lạc và các yếu tố xã hội khác tác động, mãi đến giữa thập niên 80, cây sắn mới lại được đưa vào đầu tư canh tác và phát triển.

Món phở sắn tuy dân dã, mộc mạc nhưng có sức hút kỳ lạ. Củ sắn tươi sau khi thu hoạch phải bào bỏ vỏ, xắt thành lát rồi đem phơi khô, sau đó xay thành bột. Bột xay xong đem ngâm nước, thanh trùng, chắt lọc. Phải thường xuyên thay nước để bột được trắng, trong và loại bỏ những tạp chất khác. Đây là một trong những công đoạn quan trọng, quyết định chất lượng của sợi phở.

Sau khi có được thùng bột đủ tiêu chuẩn, người làm phở sẽ tiếp tục cho bột vào nồi nấu chín. Công việc nấu bột cũng quan trọng không kém, phải liên tục khuấy để bột được chín đều. Bột càng chín thì sợi phở càng trắng, bóng và dai.

Ông Trần Xuân Thu đã có nhiều năm kinh nghiệm làm phở sắn.
Ông Trần Xuân Thu đã có nhiều năm kinh nghiệm làm phở sắn

Công đoạn đánh bột đòi hỏi người làm phở phải có sức khỏe và khéo léo thì mới có thể đảm nhận được công việc này. Ngày xưa, người làm phở phải dùng chày và sức lực của mình để khuấy bột liên tục một cách nhuần nhuyễn, giúp bột được chín đều.

Khi bột chín, để nguội và đưa vào ép thành từng sợi phở trên chiếc vỉ bằng tre. Theo tùy hứng và kỹ năng chế tác của từng người mà tấm phở có những kiểu dáng khác nhau. Thông thường, kiểu “lưới cá” được sử dụng nhiều nhất nên người ta gọi là phở lưới.

Phở sắn được ép và tạo hình xong, mang ra phơi nắng. Đợi phở khô thì gỡ ra khỏi vỉ và xếp thành từng chồng, để các tiểu thương khắp nơi đến lấy.

Ông Trần Xuân Thu (thị trấn Đông Phú, huyện Quế Sơn), một người làm phở sắn lâu năm, chia sẻ: “Mỗi ngày, chúng tôi sản xuất khoảng 1 tạ phở sắn, bán với giá 32.000 đồng/kg. Công việc bắt đầu từ 3 giờ sáng và kết thúc lúc 11 giờ trưa, có khi phải làm đến 8 giờ tối để kịp đơn hàng. Dù vất vả, nhưng tôi luôn tự hào vì nghề truyền thống này vẫn được duy trì và phát triển”.

Hơn 20 năm trở lại đây, nghề này được khôi phục và hoạt động trở lại ở các xã: Quế Châu, Quế Thuận, Quế Minh, Quế Long, Quế Phong… nhưng tập trung chủ yếu là ở thị trấn Đông Phú của huyện Quế Sơn. Đây là nơi sản xuất phở sắn nhiều nhất của địa phương, đồng thời đăng ký thương hiệu “Phở sắn” vào năm 2009.

Việc nấu bột rất quan trọng, phải liên tục khuấy để bột được chín đều, bột càng chín thì sợi phở càng trắng, bóng và dai.
Việc nấu bột rất quan trọng, phải liên tục khuấy để bột được chín đều, bột càng chín thì sợi phở càng trắng, bóng và dai

Định vị một thương hiệu

Tô phở sắn nóng hổi, béo thơm, cho vị lạ miệng đã tạo ra một làng nghề truyền thống ở vùng đất Quế Sơn. Phở sắn được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn và lạ miệng, nhưng ngon nhất vẫn là món phở.

Bẻ phở ra thành từng miếng nhỏ, ngâm trong nước lạnh chừng 3 phút. Sau đó, vớt ra rổ, để ráo nước rồi cho vào bát, chan nước dùng cùng các loại gia vị.

Nước dùng ăn với phở sắn thường được nấu bằng cá nục, cá chuồn, cá ngừ, nhưng ngon hơn cả vẫn là cá lóc đồng. Vị dai dai, bùi bùi của sợi phở, vị ngọt của cá lóc đồng, giòn giòn của rau chuối cây non, mùi thơm của rau húng, quế, tía tô, vị cay cay của ớt xanh và béo béo của đậu phụng... tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị đặc trưng, mặn mà của món phở sắn. Đọng lại cảm giác vừa ngon, vừa lạ, thật ấn tượng và khó quên nếu đã từng một lần được thưởng thức.

Kiểu “lưới cá” được sử dụng nhiều nhất, nên người ta gọi là phở lưới.
Kiểu “lưới cá” được sử dụng nhiều nhất, nên người ta gọi là phở lưới

Hiện nay, ngoài dạng sợi truyền thống, nhiều cơ sở còn sản xuất phở sắn dạng khô đóng gói tiện lợi, dễ vận chuyển và bảo quản, giúp người tiêu dùng dễ dàng chế biến thành các món ăn phong phú.

Ông Trương Đăng Nhẫn, Tổ trưởng tổ làng nghề phở sắn Đông Phú (huyện Quế Sơn) cho biết: “Phở sắn Quế Sơn ngày càng được thị trường ưa chuộng, chọn làm món quà mang hương vị quê hương. Chúng tôi cũng đã từng mang sản phẩm đi dự triển lãm để quảng bá, với mong muốn mở rộng thị trường. Hy vọng thời gian tới, thương hiệu phở sắn Đông Phú sẽ vươn xa hơn nữa, để mở ra hướng đi ổn định hơn cho người dân nơi đây”.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã ban hành Quyết định về việc công nhận phở sắn Đông Phú - huyện Quế Sơn là làng nghề của tỉnh Quảng Nam. Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu tập thể Đông Phú cho sản phẩm phở sắn theo Giấy chứng nhận của Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học - Công nghệ từ năm 2009. Không chỉ tiêu thụ trong nước, phở sắn còn được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như Pháp, Mỹ, Thái Lan... Đặc biệt, với xu hướng ưa chuộng thực phẩm sạch và không chứa gluten, phở sắn đang dần trở thành lựa chọn thay thế cho các loại mì, bún truyền thống trên thế giới.

Phở sắn được ép và tạo hình xong, mang ra phơi nắng.
Phở sắn được ép và tạo hình xong, mang ra phơi nắng

Những năm gần đây, nghề làm phở sắn ở Quế Sơn phát triển khá, thị trường tiêu thụ mạnh. Làng nghề hiện có hàng chục hộ gia đình sản xuất phở sắn. Những hộ gia đình: Trần Đăng Nhẫn, Trương Thị Chung, Võ Thị Hoa, Dương Ngọc Ảnh, Dương Ngọc Xinh, Trần Xuân Thu... nhờ làm nghề phở sắn nên đã thoát nghèo, vươn lên khấm khá, nuôi con ăn học thành tài.

Từ khi được người tiêu dùng quan tâm, ưa chuộng, nhiều hộ sản xuất đã đầu tư thêm máy móc, dụng cụ, phương tiện và tích trữ nguồn nguyên liệu để sản xuất, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.

Cùng với đó, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn công nghệ Quảng Nam phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Quế Sơn đã hỗ trợ thiết bị công nghệ tạo hình bán tự động cho sợi bún, phở sắn. Nhờ có được thiết bị này, đã giải phóng bớt sức lao động. Không những thế, phở được ép thành những sợi mịn hơn, đều và đẹp mắt hơn.

Trung bình mỗi ngày, làng nghề cung cấp cho thị trường hơn 600 - 700kg phở sắn.
Trung bình mỗi ngày, làng nghề cung cấp cho thị trường hơn 600 - 700kg phở sắn
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

Bình Định: Đào tạo nghề nông nghiệp cho 2.000 lao động nông thôn năm 2025

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh năm 2025, với mục tiêu tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi tốt nghiệp (gồm có thêm việc làm mới hoặc tiếp tục làm công việc cũ nhưng nâng cao năng suất, tăng thêm thu nhập) tối thiểu đạt 85%.
Tin nổi bật trang chủ
Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Già làng “giữ lửa” nghề xưa

Gương sáng giữa cộng đồng - Thanh liêm - 2 giờ trước
Trong xu thế hội nhập và phát triển, trước sự thay đổi của xã hội hiện đại, một số nghề có giá trị văn hóa truyền thống dần bị mai một. Đứng trước nguy cơ đó, các già làng, Người có uy tín ở huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đã ra sức bảo tồn và phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình.
Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Ngân hàng Chính sách Xã hội: Xây dựng Đảng bộ vững mạnh toàn diện, đồng hành sự nghiệp phát triển đất nước

Xã hội - Việt Hải - Mai Hương - 2 giờ trước
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã không ngừng nâng cao vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, thống nhất và trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Với phương châm gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Đảng ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống NHCSXH hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ NHCSXH lần thứ V đã đề ra, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên phạm vi cả nước.
“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

“Giọt hồng Đất Mỏ” - Kết nối yêu thương từ những tấm lòng nhân ái

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 13/6, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Hành trình đỏ, với chủ đề: “Giọt hồng Đất Mỏ - Kết nối dòng máu Việt” và Lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2025.
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng cuộc sống phụ nữ và trẻ em đồng bào DTTS

Xã hội - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Từ năm 2022, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giải quyết vấn đề cấp thiết với phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS. Các cấp Hội xây dựng kế hoạch phù hợp thực tiễn, đa dạng hình thức, phong phú nội dung, thu hút hội viên tham gia, góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Gia Lai: Hàng trăm gói kẹo, đồ chơi nhựa bị vứt bỏ ở các bãi rác

Tin tức - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Ngày 13/6, lực lượng chức năng xã Ia Kênh (Tp. Pleiku, Gia Lai) đã phát hiện dọc đường Trường Sa có nhiều bao tải lớn, bên trong chứa nhiều đồ chơi nhựa dành cho trẻ em (thường bán ở trước cổng trường) và kẹo hương bạc hà, quế, kẹo sữa bò...
Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thanh Hóa: Nhiều hộ nghèo đã an cư

Thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở giai đoạn 2024 - 2025, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tập trung xây dựng nhà cho các hộ gia đình nghèo còn khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng gần 13.000 nhà, nhiều hộ nghèo sau khi được hỗ trợ nhà ở đã tập trung phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Ninh Thuận: Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS nhờ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Sau 4 năm triển khai Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719); tỉnh Ninh Thuận đã tập trung triển khai sắp xếp ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; đồng thời giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho người dân. Nhờ đó, đại bộ phận đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh có điều kiện để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Ngày 13/6, tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ công bố tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Bão số 1 gây ngập hơn 800 căn nhà, cuốn trôi 1 cầu phao

Bão số 1 gây ngập hơn 800 căn nhà, cuốn trôi 1 cầu phao

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Sáng ngày 13/6, Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai đã có thống kê một số thiệt hại ban đầu do bão số 1 và mưa lũ ở miền Trung.
Huyện Bác Ái (Ninh Thuận): Hợp tác xã nông nghiệp nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Bác Ái (Ninh Thuận): Hợp tác xã nông nghiệp nâng tầm sản phẩm OCOP

Kinh tế - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Từ những mô hình sản xuất quy mô nhỏ, manh mún, các Hợp tác xã (HTX) và Tổ hợp tác ở huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đang chuyển mình mạnh mẽ với định hướng nông nghiệp sạch, bền vững. Nhiều sản phẩm đã đạt chứng nhận OCOP, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường và thúc đẩy kinh tế địa phương.
Người nghệ nhân làm

Người nghệ nhân làm "sống động" làng nghề đúc đồng Phước Kiều

Gương sáng - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Gắn bó cả đời với làng đúc đồng trăm năm tuổi Phước Kiều, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, Nghệ nhân ưu tú Dương Ngọc Thắng không chỉ miệt mài giữ gìn nghề truyền thống, mà còn nâng tầm tên tuổi làng nghề bằng những tác phẩm đạt kỷ lục Quốc gia. Ở tuổi 72, hằng ngày ông vẫn đều đặn cùng những thợ lành nghề thổi lửa lò đồng.