Bằng đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Ba Na ở huyện Kbang (Gia Lai) đang duy trì nghề dệt thổ cẩm với mong muốn góp phần vào việc giữ gìn loại hình văn hóa đặc sắc của vùng đất Tây Nguyên.
Plei Lay là một trong số ít ngôi làng người Gia Rai ở xã Ia Chim (Tp. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) còn giữ được gần như nguyên vẹn những nét đặc sắc của nghề dệt truyền thống. Dù trải qua bao thăng trầm của dòng chảy thời gian và sự phát triển trong đời sống xã hội, người đàn ông ở làng Plei Lay vẫn miệt mài với việc chế tác khung cửi, còn người phụ nữ vẫn cần mẫn se sợi, dệt vải và truyền nghề dệt cho con, cháu.
Giai đoạn 2022 - 2030, tỉnh Cao Bằng đầu tư 74,220 tỷ đồng bảo tồn và phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh, trong đó, giai đoạn 2023 - 2025 là 23,648 tỷ đồng, giai đoạn 2026 - 2030 là 50,72 tỷ đồng.
Nghề làm giấy dó của người Mường ở xóm Suối Cỏ, xã Hợp Hòa (nay là xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình) đã có từ lâu đời nay, là nghề cha truyền con nối. Với đam mê nghề truyền thống, những nghệ nhân xóm Suối Cỏ tiếp tục duy trì sản xuất, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc nghề của cha ông để lại.
Đau đáu trước sự phát triển của công nghệ số, đồ dùng công nghiệp hiện đại, nhiều chị em phụ nữ DTTS vùng cao Lào Cai vẫn nặng lòng với công việc nhuộm, thêu, khâu vải truyền thống. Trong âm thầm, lặng lẽ, họ vẫn duy trì nghề thủ công của cha ông mình với mong muốn bảo tồn di sản cho muôn đời sau.
Với 22 chương trình tín dụng chính sách hiện đang phục vụ nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác, 20 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc cho phụ nữ nghèo vươn lên tự hóa giải hai vấn đề lớn trong bất bình đẳng giới đó là tạo việc làm và phát triển kinh tế. Hàng triệu phụ nữ nghèo được tiếp cận nguồn vốn chính sách đã chèo chống cùng gia đình vượt qua nghèo khó, làm giàu cho chính mình và đóng góp vào thành quả phát triển chung của kinh tế đất nước.
Ngày 4/3, tại Quảng Trường Đại Đoàn kết (Tp. Pleiku), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai đã tổ chức Hội chợ việc làm tỉnh Gia Lai năm 2023, với chủ đề “Hỗ trợ tư vấn - Kết nối việc làm bền vững”.
Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Gia Lai, toàn tỉnh hiện đã thành lập được 106 câu lạc bộ dệt thổ cẩm với hơn 1.600 thành viên. Trong đó tập trung ở các địa phương như huyện Chư Păh, Phú Thiện, Kông Chro, Tp. Pleiku... Số lượng câu lạc bộ dệt thổ cẩm ngày càng tăng đã khẳng định được vai trò của phụ nữ Gia Lai, đặc biệt phụ nữ DTTS trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Sáng 2/3, Sở Thông tin và Truyền thông Bắc Ninh thông tin, có 4 công nhân của Công ty TNHH HS Tech Vina (Khu công Nghiệp III Khai Sơn) nghi bị ngộ độc khí Methanol được điều trị tích tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai.
Xác định nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững; những năm qua, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Mô (BĐBP Quảng Bình) đã vận động xã hội hóa, xây dựng các mô hình sinh kế dành tặng cho người dân khu vực biên giới. Công sức ấy của những chiến sĩ quân hàm xanh không chỉ tô thắm thêm truyền thống bộ đội cụ Hồ, thắt chặt thêm tình quân dân mà còn là điểm sáng trong công tác dân vận, bốn cùng.
Nhờ trồng cây tầm vông và nghề uốn tầm vông mà đồng bào Khmer ở huyện nghèo Tri Tôn (tỉnh An Giang) có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống…
Thôn Cầu Nhạc, xã Phong Vân, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Nùng (thuộc nhóm Nùng Phàn Shình). Đồng bào định cư ở đây từ lâu đời, tạo nên vùng văn hóa mang bản sắc riêng. Trong đời sống, đồng bào còn lưu giữa được nhiều vốn di sản văn hóa, trong số đó trang phục truyền thống.
Thiếu hụt thông tin là một trong những chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong bộ tiêu chí nghèo đa chiều. Để “tăng giàu” về thông tin, việc phổ cập dịch vụ Internet, phổ cập mạng di động... có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay.
Do điều kiện thời tiết không thuận lợi, 131 tàu cá, với 524 lao động của ngư dân huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận) không thể trở về đảo như dự kiến, dẫn đến nguồn lương thực bị cạn kiệt.
Không chỉ ghi dấu ấn từ cồng chiêng - xoang, chế tác và biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, người Mơ Nâm (nhánh địa phương của dân tộc Xơ Đăng) huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum còn được biết đến với nghề thủ công đan lát mây tre lâu đời, góp phần làm nên sự phong phú về văn hóa truyền thống.
Theo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có 36 doanh nghiệp nợ hơn 74 tỷ đồng tiền lương của 5.979 người lao động. Đến nay mới trả được gần 18 tỷ đồng tiền lương của 486 lao động. Như vậy vẫn còn 5.493 người lao động bị nợ lương hơn 56 tỷ đồng.
Để có được những mẻ cá khô ngon, đậm đà hương vị quê biển, người dân làng nghề phải thức khuya dậy sớm, chạy nắng dầm sương. Song họ luôn tự hào về những sản phẩm của quê hương mình, cố gắng làm ra những mặt hàng khô ngon, chất lượng và xây dựng nên thương hiệu Khô biển Sông Đốc nổi tiếng gần xa.
Để đồng hành với thanh niên DTTS trên con đường “lập thân, lập nghiệp”, các cấp bộ Đoàn, Hội trong tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực chăm lo, hỗ trợ thanh niên DTTS phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng.
Nghề làm muối ớt Tây Ninh vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Chưa biết nguồn gốc viên ngói từ đâu nhưng cách nay hơn 40 năm, bà con người Nùng Dín ở xã Tung Chung Phố (huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai) đã truyền cho nhau nghề làm ngói đất nung để lợp mái nhà. Ngày nay, nghề làm ngói truyền thống của người Nùng Dín dường như mai một, ít người duy trì nghề truyền thống này nữa.