Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gương sáng

Sản phẩm thổ cẩm của cô gái Hrê ở Làng Teng được quảng bá ở nhiều nước

T.Nhân - H.Trường - 16:35, 12/03/2025

Mang trong mình khát vọng giữ cho nghề dệt thổ cẩm truyền thống của cha ông mãi trường tồn, từ 12 tuổi cô gái Phạm Thị Y Hòa (34 tuổi), dân tộc Hrê ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) đã theo mẹ, theo bà học nghề. Qua bao năm tháng dày công học nghề cùng với sự sáng tạo, nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu khách hàng, Y Hòa đã làm ra được nhiều loại sản phẩm từ thổ cẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường thu hút được nhiều khách hàng. Đặc biệt, thổ cẩm làng Teng của Y Hòa cũng đã được quảng bá ra thế giới...

Nghệ nhân Y Hoà Bên khung dệt
Nghệ nhân Y Hoà Bên khung dệt

Quyết giữ nghề truyền thống

Theo lời kể của Y Hòa, chị bắt đầu theo mẹ, bà và các cô bác trong làng học nghề dệt thổ cẩm từ năm 12 tuổi. Đến năm 18 tuổi, Y Hoà đã nắm vững các kỹ thuật và có thể dệt nên những sản phẩm hoàn chỉnh. Dù còn trẻ tuổi và không theo học trường lớp thiết kế, hội họa nào, nhưng với bàn tay tài hoa, khéo léo Y Hòa dệt nên những sản phẩm thổ cẩm có hoa văn độc đáo, mang đậm nét đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Hrê.

Là một người con của đồng bào dân tộc Hrê, cũng là một nghệ nhân dệt thổ cẩm, Y Hòa hiểu rõ giá trị của nghề truyền thống mà cha ông để lại. Vì thế Y Hoà luôn nỗ lực hết mình để cho ra những sản phẩm đẹp, đồng thời tìm cách đưa sản phẩm thổ cẩm ra thị trường. Đây cũng là cách để Y Hoà góp phần bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Nghệ nhân Y Hoà lên thiết kế các mẫu sản phẩm thổ cẩm
Nghệ nhân Y Hoà lên thiết kế các mẫu sản phẩm thổ cẩm

Trò chuyện với chúng tôi, Y Hoà cho biết: Để được khách hàng đón nhận rộng rãi, bên cạnh tạo ra các dòng thổ cẩm truyền thống Hrê, trên một số sản phẩm tôi cũng cách tân, cách điệu về màu sắc, kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiện nay, thổ cẩm Làng Teng có nhiều sản phẩm như: quần áo, khăn, khố, túi xách, cà vạt, áo dài, trang phục đám cưới, đồ cách tân…

Không chỉ quan tâm đến sản phẩm, Y Hoà còn chú tâm truyền thông, quảng bá, đầu tư chỉn chu hình ảnh khi đăng tải các sản phẩm mới của mình. “Khi tạo ra được sản phẩm mới, tôi thường chia sẻ rộng rãi lên trang cá nhân trước để mong nhận được những ý kiến đóng góp từ bạn bè, khách hàng. Đây cũng là cách để mình làm tốt hơn, đáp ứng thị hiếu và nhu cầu thị trường”, Y Hòa chia sẻ thêm.

Nhờ có tư duy nhạy bén, bước đi phù hợp nên sản phẩm của Y Hòa luôn tạo được hiệu ứng tốt từ khách hàng. Từ đó, các mối hàng dần mở rộng, không chỉ trong tỉnh Quảng Ngãi mà lan tỏa đến nhiều tỉnh, thành trong cả nước. 

Nhiều sản phẩm thổ cẩm của Y Hòa như cà vạt, khăn quàng, khăn trải bàn cũng được UBND tỉnh Quảng Ngãi lựa chọn để làm quà tặng, quảng bá đến nhiều nước, như Thụy Sĩ, Italy, Anh, Đức… 

Trong đó, sự kiện có dấu ấn lớn nhất trong chặng đường phát triển thổ cẩm Hrê của Y Hòa là lần hợp tác với các nhà thiết kế thời trang tên tuổi trong nước và thế giới để thực hiện các bộ sưu tập trưng bày, triển lãm tại EXPO 2020 diễn ra ở Dubai (cuối năm 2021, đầu năm 2022).

Cà vạt thổ cẩm thổ cẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh
Cà vạt thổ cẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh

Y Hòa nhớ lại, mùa hè năm 2021, chị bắt đầu nhận lời các nhà thiết kế để thực hiện sản phẩm thổ cẩm Làng Teng phục vụ triển lãm. Công việc khó khăn, đòi hỏi tính mỹ thuật cao trong khi thời gian gấp gáp nên Y Hòa thấy rất áp lực. Nhưng với quyết tâm của mình, sau hơn 1 tháng làm việc cật lực, có thời điểm trắng đêm dệt thổ cẩm, Y Hòa đã tạo ra được 2 tấm thổ cẩm Hrê đẹp nhất cho các nhà thiết kế.

Cũng theo Y Hoà, năm 2023, là một năm vô cùng rực rỡ đối với thổ cẩm Làng Teng và bản thân mình khi các sản phẩm thổ cẩm Làng Teng như: khăn choàng, khăn trải bàn, cà vạt và khăn lót bình hoa được các cơ quan của tỉnh lựa chọn là sản phẩm quà tặng trong các sự kiện đối ngoại của tỉnh ở 17 quốc gia trên thế giới.

Đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh

Hiện tại, thổ cẩm làng Teng rất đa dạng về sản phẩm và mẫu mã như: khăn trải bàn, khăn choàng cổ, cà vạt, ví hộ chiếu, túi xách, váy áo, khố, khăn choàng, túi xách, cà vạt, sổ tay. Trong số các sản phẩm thổ cẩm Hrê, có 2 sản phẩm là cà vạt thổ cẩm và khăn choàng thổ cẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh. Ngoài ra, cà vạt thổ cẩm của Làng Teng cũng được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh và khu vực miền trung-Tây Nguyên năm 2024.

Thông qua việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến các sự kiện quốc tế và trong nước, các sản phẩm thổ cẩm Hrê Làng Teng nhận được rất nhiều các đơn đặt hàng từ các đối tác.

 Chỉ tính riêng trong năm 2023 và 2024, cơ sở của nghệ nhân Y Hòa đã sản xuất và bán 1.300 cà vạt và 700 bộ váy áo, khố nam với doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Qua đó, tạo việc làm cho 30 lao động tại địa phương với mức thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng.

Thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân thôn Làng Teng
Thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân thôn Làng Teng

Các nghệ nhân lớn tuổi cho biết: Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Hrê được hình thành từ rất lâu đời. Song, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê chỉ còn tồn tại duy nhất ở thôn Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, với số lượng người biết dệt thổ cẩm ở trong làng chưa đến 100 người.

Mặc dù đã có nhiều đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản thổ cẩm Làng Teng, nhưng việc số lượng người biết dệt thổ cẩm vẫn ngày càng ít đi, cũng khiến cho Y Hoà trăn trở.

Điều mà Y Hoà, cũng như bà con Làng Teng mong muốn, là cần tăng cường khuyến khích, vận động lớp trẻ người dân tộc Hrê sử dụng trang phục truyền thống trong cuộc sống hằng ngày, từ đó thêm tự hào, yêu quý trang phục truyền thống, có nhiều hành động chung tay quảng bá, mở rộng thị trường để thổ cẩm của đồng bào vươn tới các thị trường rộng hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyện về người đàn ông đam mê quảng bá vẻ đẹp quê hương: Đào đá tạo tác thác Bản Giốc ở miền Nam (Bài 2)

Chuyện về người đàn ông đam mê quảng bá vẻ đẹp quê hương: Đào đá tạo tác thác Bản Giốc ở miền Nam (Bài 2)

"Thế giới có rất nhiều thác đẹp và rất đẹp. Tôi chọn tạo tác thác Bản Giốc ở miền Nam là vì, ở tỉnh biên giới Cao Bằng có thác Bản Giốc phong cảnh thiên nhiên nơi đó tuyệt đẹp, là nơi có tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Tôi muốn gửi gắm ý tưởng để giáo dục con cháu, phục vụ khách tham quan khi chưa có điều kiện đến Cao Bằng...", ông Phạm Viết Đệ chia sẻ sáng kiến đào đá mô phỏng công trình "Một thoáng thác Bản Giốc" ở Miền Nam
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế - xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 23:13, 16/03/2025
Lễ hội Cầu mùa (Lễ Cầu mùa) của người Dao Lô Gang huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có truyền thống từ lâu đời, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Lễ hội được huyện đưa vào danh sách bảo tồn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh niên Bình Định góp sức xoá nhà tạm

Thanh niên Bình Định góp sức xoá nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - N.Triều - 23:03, 16/03/2025
Phong trào “Thanh niên chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát” đã trở thành một trong những hoạt động nổi bật mà thanh niên Bình Định đã thực hiện vì cộng đồng trong thời gian qua. Hoạt động này, góp phần giúp cho nhiều người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có được chỗ ở ổn định.
Miễn học phí - Giảm “gánh nặng” cho người dân vùng cao

Miễn học phí - Giảm “gánh nặng” cho người dân vùng cao

Giáo dục - Trọng Bảo - 22:52, 16/03/2025
Vừa qua, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ Mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026. Đây là chủ trương có ý nghĩa rất lớn trong thực hiện chính sách an sinh xã hội; đặc biệt, với người dân các tỉnh vùng cao như Lào Cai, đời sống còn nhiều khó khăn thì việc con em mình đi học được miễn hoàn toàn học phí sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh tế; qua đó, nâng cáo tỷ lệ chuyên cần cũng như chất lượng giáo dục.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).
Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Thời sự - PV - 16:05, 16/03/2025
Trưa 16/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công xây dựng công trình nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, giai đoạn 1.