Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Facebook chắp cánh cho thổ cẩm làng Teng

Hồng Phúc - 13:22, 14/01/2020

Những ngày cuối năm, làng Teng nhộn nhịp rộn ràng. Những cụ bà, các cô gái trẻ chăm chú, tỉ mẩn bên khung cửi dệt thổ cẩm. Họ vui với sự bận rộn để làm đẹp cho mình và kịp đơn hàng khách đặt dịp Tết.

Cô gái trẻ Phạm Thị Sung, trau chuốt cho các sản phẩm trong cửa hàng của mình. Ảnh: Thạch Thảo
Cô gái trẻ Phạm Thị Sung, trau chuốt cho các sản phẩm trong cửa hàng của mình. Ảnh: Thạch Thảo

Cách TP. Quảng Ngãi khoảng 55km về phía Tây, làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ là nơi lưu giữ đậm nét văn hóa của người Hrê, trong đó đặc sắc nhất là nghề dệt thổ cẩm. Dệt thổ cẩm không chỉ là thước đo sự khéo léo đảm đang của người phụ nữ làng Teng, mà sản phẩm thổ cẩm còn là lễ vật để cúng tổ tiên và thần linh.

Cụ Phạm Thị Thiêu, 73 tuổi, vừa kiểm tra lại tấm thổ cẩm cô cháu gái dệt xong, lại ngồi vào khung cửi của mình. Cụ kể, nghề dệt thổ cẩm ở làng Teng có từ thời xa xưa. Hồi bé, cha của cụ cùng những đàn ông khác trong làng đã tận dụng bãi bồi ven dòng sông Liêng để trồng bông lấy sợi.

Những tấm thổ cẩm ngày trước là thước đo cho sự khéo léo, đảm đang, khỏe mạnh của các cô gái, đồng thời, là của hồi môn khi về nhà chồng. Bởi vậy những người mẹ, người bà luôn tâm niệm phải truyền lại cho con cháu mình.

Nghệ nhân Phạm Thị Đang (58 tuổi) kể, khi làng Teng chưa có điện, các cô gái trong làng thường hay tập trung đến nhà của các mí (mẹ) Thiêu, Bé, Tú để học nghề. Họ se chỉ, kéo sợi dệt những tấm thổ cẩm để địu con lên rẫy; dệt những chiếc khố, túi để cho trai tráng đựng nỏ, cung tên, hay chiếc khăn choàng đầu để ra đồng. Vào mùa lạnh, họ dệt áo, khăn ấm. Những ngày Tết đến gần, dù giàu hay nghèo các gia đình đều phải may thổ cẩm mới.

Nghề dệt thổ cẩm không chỉ giúp phụ nữ làng Teng có thu nhập, mà còn là cánh cửa để làng Teng giao lưu với bên ngoài. 10 năm trở lại đây, thổ cẩm làng Teng không chỉ được người Hrê đặt hàng mà còn được nhiều người Kinh tìm đến hỏi mua vải.

Nhiều bạn trẻ 8x, 9x đi học đại học, cao đẳng cũng về làng nối nghề. Họ thổi luồng gió mới vào làng Teng, giúp sản phẩm bán chạy hơn và tạo công việc cho gia đình bằng cách quảng bá trên Facebook. Nhà ở đầu làng Teng, Phạm Thị Sung (26 tuổi) mở cửa hàng nhỏ, vừa bán thổ cẩm vừa trưng bày những đồ vật của người Hrê như nỏ, cung, bộ nhạc cụ cồng chiêng. Sung là cựu sinh viên ngành Công tác xã hội ở Đại học Quảng Nam, sau khi tốt nghiệp, cô mở một cửa hàng tạp hóa rồi mở thêm cửa hàng thổ cẩm khoảng 20m2 này.

“Dệt thổ cẩm với em vừa là sở thích, vừa là mong muốn duy trì được nghề truyền thống của gia đình và làng Teng”, Sung nói. Cô đã ấp ủ ba năm để lên ý tưởng và mở cửa hàng này. Sung chia sẻ, hiện những người trẻ như cô phải cải tiến thổ cẩm phù hợp xu thế như váy, áo hai dây, đầm xẻ... từ thổ cẩm để đáp ứng yêu cầu thị trường. Nếu tranh thủ dệt thêm ban đêm, thu nhập của một nghệ nhân dệt thổ cẩm khoảng 5 - 6 triệu đồng mỗi tháng.

Cô gái Phạm Thị Hoa, 28 tuổi, tốt nghiệp Trung cấp Y, cũng về làng dệt vải. Hoa cho biết, những năm gần đây, các trường THCS và phổ thông trong huyện yêu cầu học sinh phải mặc trang phục truyền thống một số ngày trong tuần, nhờ đó mà phụ nữ làng Teng có thêm việc làm. “Tôi tranh thủ thức đêm dệt để có thêm thu nhập nuôi con nhỏ”, Hoa tâm sự.

Công việc dệt vải khá vất vả nhưng các cô gái trẻ đều rất hào hứng vì thổ cẩm làng Teng được đón nhận.

Để tạo không khí đoàn kết và giữ nghề, Huyện đoàn Ba Tơ đã tổ chức hội thi dệt cho khoảng 10 chị em trẻ trong làng, ban giám khảo là các cụ già thành thục nghề để tôn vinh những nỗ lực của người trẻ trong hành trình giữ gìn và phát triển nghề thổ cẩm của người Hrê.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ Phạm Giang Nam cho biết, làng Teng đã thành lập tổ dệt, gồm 5 người để chia sẻ kinh nghiệm dệt, liên kết làm sản phẩm cho khách hàng. Nhờ đó, ngày càng nhiều phụ nữ làng Teng biết dệt, hiện đã có 70 hộ Hrê làm nghề dệt thổ cẩm.

Cuối tháng 9/2019, nghề dệt làng Teng đã đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Phụ nữ ở đây nói với nhau, lễ cúng Giàng năm nay chắc chắn sẽ to hơn mọi năm. Họ sẽ cầu nguyện Giàng và ông bà tổ tiên để nghề dệt được lưu truyền, mang lại ấm no, sung túc cho con cháu.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Tin nổi bật trang chủ
Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Độc đáo nhà thờ được làm bằng đá hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Dân tộc - Tôn giáo - Việt Hòa - 3 giờ trước
Được xây dựng cách đây hàng trăm năm, nhà thờ đá Bảo Nham (huyện Yên Thành, Nghệ An) vẫn giữ được những nét cổ kính và tráng lệ. Công trình này không chỉ là một điểm đến tôn giáo quan trọng mà còn mang giá trị kiến trúc đặc sắc với những bức tường đá rêu phong, mái vòm cao vút và các chi tiết chạm khắc tinh xảo. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhà thờ vẫn hiên ngang giữa trời xanh, như một chứng nhân của thời gian, thu hút du khách và giáo dân đến chiêm ngưỡng, hành hương.
Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Thác K50 - “Nàng thơ” của Tây Nguyên!

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 3 giờ trước
Thác K50 còn được gọi là thác Hang Én, nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng thuộc ấp Bình Định, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, cách thị trấn Kbang khoảng 70km về phía Bắc. Thác K50 được mệnh danh là “Nàng thơ” của núi rừng Tây Nguyên.
Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Bảo đảm an toàn lao động tại các nhà máy, khai trường

Xã hội - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Tỉnh Lào Cai hiện có hàng trăm nhà máy, xí nghiệp, cơ sở khai thác chế biến khoáng sản với hàng chục nghìn lao động đang làm việc; trong đó chủ yếu là lao động địa phương, lao động người DTTS. Để bảo đảm an toàn trong quá trình làm việc, thời gian qua, các đơn vị đã tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn lao động (ATLĐ); đặc biệt là đối với các khai trường khai thác và chế biến khoáng sản.
Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Biến thể Omicron XEC là gì? Dấu hiệu khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC và biện pháp phòng ngừa

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Hiện nay, Covid 19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại, khi số ca mắc đang tiếp tục tăng. Theo dữ liệu từ Cục Khoa học Y tế thuộc Bộ Y tế Thái Lan cho thấy sự hiện diện ngày càng tăng của biến thể Omicron XEC tại Thái Lan từ đầu năm đến nay. Số ca Covid-19 tại Thái Lan đã lên đến hơn 71.000 ca.
Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Khi trường học rộn tiếng cồng chiêng

Giáo dục - Thế Hạnh - 3 giờ trước
Những vũ điệu xoang, tamya Arya, dăm dar… được các em học sinh người DTTS thể hiện bằng những động tác thật khỏe khoắn, dứt khoát, nhưng không kém phần uyển chuyển, duyên dáng, nhịp nhàng, hòa nhịp cùng tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng khèn bầu dìu dặt cuốn hút người xem. Bởi các điệu múa và thanh âm ấy như máu thịt, hồn cốt của đồng bào DTTS Tây Nguyên, hiện nay được nhiều trường học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có ý thức gìn giữ và phát huy.
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Phim trường số – Bước đột phá của Thái Nguyên trong phát triển công nghiệp nội dung số

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 3 giờ trước
Việc phát triển nghệ thuật số không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để Thái Nguyên vươn mình, tạo dấu ấn riêng trong lĩnh vực kinh tế sáng tạo.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Nhiều vấn đề cần làm rõ từ báo cáo của UBND huyện Đăk Tô (Bài 6)

Pháp luật - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sau khi báo Dân tộc và Phát triển có loạt bài phản ánh: Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô, UBND huyện Đăk Tô đã có báo cáo số 153, ngày 13/5/2025 gửi UBND tỉnh Kon Tum báo cáo “kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc báo chí phản ánh”. Tuy nhiên, nhiều nội dung của báo cáo đã khác so với báo cáo trước đây của chính UBND huyện Đăk Tô về vụ việc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra cần các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum vào cuộc làm sáng tỏ vấn đề.
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Môi trường sống - Trần Đình Quang - 4 giờ trước
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10 km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.
Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Gương sáng - Khánh Ngân - 4 giờ trước
Bà Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, vừa vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khen thưởng và biểu dương vì thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án 8.
Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Xã hội - Minh Nhật - 4 giờ trước
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, trục vớt một lượng lớn vật nổ sót lại sau chiến tranh tại khu vực lòng sông Đà, gần chân cầu Hòa Bình (thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, Tp. Hòa Bình).