Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Gia Lai đã mở được 114 lớp đào tạo nghề cho lao động vùng DTTS với 4.157 học viên. Trong đó, tổng số lao động được hỗ trợ học nghề nông nghiệp là 2.398 người, nghề phi nông nghiệp là 1.759 người. Riêng năm 2023, các địa phương đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho hơn 3.000 người/106 lớp.
Thời gian qua, MTTQ Việt Nam và MTTQ các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và các đối tượng chính sách khác.
Từ ngày 22/8, Trường Cao đẳng Lào Cai bắt đầu tổ chức đón học sinh đăng ký học nghề trình độ trung cấp và cao đẳng. Thống kê ban đầu, có khoảng gần 1.500 thí sinh là con em đồng bào các dân tộc các tỉnh Tây Bắc đăng ký học nghề tại trường.
Thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai có hiệu quả Tiểu dự án 3, Dự án 5 (Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Nhờ đó, tư duy làm kinh tế của người lao động có nhiều thay đổi, bà con đã mạnh dạn đầu tư sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ghi nhận hơn 24.000 lao động thất nghiệp và dự báo con số này có thể tăng lên từ nay đến cuối năm. Trước thực trạng đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, như: Chi trả chế độ trợ cấp, tư vấn, giới thiệu việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người lao động thất nghiệp…
Văn hóa Tây Nguyên ngàn đời nay được đồng bào các dân tộc lưu giữ bằng vật thể và phi vật thể. Cùng với âm nhạc, dệt thổ cẩm, nghề đan lát được đồng bào sáng tạo từ những đôi bàn tay tài hoa, lấp lánh sắc thái tín ngưỡng. Những sản phẩm văn hóa này không chỉ phục vụ cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên mà còn phục vụ phát triển kinh tế du lịch.
Hiểu được tầm quan trọng của con chữ, nhiều gia đình người Xơ Đăng ở xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum chấp nhận vất vả, nuôi con tiếp tục theo học cao đẳng, đại học, mong muốn tương lai sẽ thoát khỏi cái nghèo, cái khổ. Nhưng sau khi ra trường, đa phần con em của bà con nơi đây vẫn cất tấm bằng trong nhà và loay hoay đi tìm việc làm.
Từ khi thành lập Nhóm sở thích “Thêu dệt thổ cẩm” tại thôn Bản Đồn, xã Minh Quang, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang), những thành viên như chị Huế, chị Lý, chị Giang… vừa có thêm việc làm kiếm thêm thu nhập, lại được làm việc mình yêu thích, phát triển kinh tế ngay tại quê hương mình.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội) vừa cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2023, số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã vượt mốc 85.000 người.
Nhằm nâng cao năng lực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, trong 4 ngày (từ ngày 1 - 4/8), tại Tp. Pleiku, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức 4 lớp tập huấn. Tham gia, có 1.175 học viên là lãnh đạo, chuyên viên Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, tuyên truyền viên cơ sở, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, già làng, Người có uy tín và doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 23/2023/QĐ-UBND ngày 25/7/2023 Quy định mức hỗ trợ chi phía đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng trên địa bàn tỉnh.
Thông qua hoạt động nhận ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), các cấp hội phụ nữ trong tỉnh Đắk Nông đã phát huy vai trò tích cực trong việc giúp hội viên, phụ nữ tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Theo đó, dư nợ nhận ủy thác của 8 huyện, thành hội và 71 cơ sở hội đạt trên 1.144 tỷ đồng, với 21.095 hộ vay.
Tiếp tục nâng cao kỹ năng, trình độ cho đội ngũ giảng viên và hướng đến xây dựng trường nghề chất lượng cao vào năm 2025, trong các ngày từ 20 - 25/7/2023, Trường Cao đẳng Lào Cai đã phối hợp với tổ chức Koica tại Việt Nam đã tổ chức lớp tập huấn “Hoạch định chiến lược phát triển trường và phương pháp giảng viên” cho lãnh đạo và giảng viên của nhà trường.
Trên hành trình phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã có biết bao câu chuyện cổ tích, đậm tính nhân văn của cả người chuyển vốn lẫn người được thụ hưởng nguồn vốn. Tuy nhiên, cũng trên hành trình ấy, để các câu chuyện được tiếp nối, liền mạch trong môi trường, bối cảnh đầy khó khăn thách thức thì lãnh đạo Ngân hàng CSXH mà trực tiếp là tổ chức công đoàn ngành đã luôn là cầu nối kết nối, là chỗ dựa, nơi hội tụ sức mạnh của từng đoàn viên công đoàn để giúp từng cán bộ, công đoàn viên vượt qua mọi khó khăn, làm tròn sứ mệnh với người yếu thế.
Hơn 60 năm gắn bó với nghề rèn, ông Tơngôl Nhứn ((75 tuổi ở thôn Đắc Tà Vâng, xã Đắc Tôi, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) giữ nhiều bí quyết riêng trong nghề rèn của người Tà Riềng (nhóm địa phương của dân tộc Gié Triêng).
Chiếc nón tre là sản phẩm ông Quan Văn Ơn ở tổ 5, phường Tân Hà, Tp. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang tự sáng tạo, đã được xuất bán cho khách Nga, Trung Quốc, Đan Mạch… Nhiều người tìm đến đều được ông dạy miễn phí, nhưng để trở thành học trò của người thầy U80 này đâu phải dễ. Ông bảo, để đến với nghề đan, phải thật tập trung, kiên nhẫn không qua loa được, làm dối 1 lần, đan nhầm 1 lóng là coi như hỏng. Rèn nghề, rèn cả người là như vậy đó!
Để tạo thêm nhiều việc làm mới cho Người lao động (NLĐ), thời gian qua, chính quyền Tp. Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã quan tâm, tạo điều kiện về thủ tục hành chính, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, từ đó, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động.
Với việc khuyến khích cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ rừng, ngành Lâm nghiệp đã từng bước thực hiện xã hội hóa nghề rừng. Đây không chỉ là một yêu cầu thực tế khách quan của Việt Nam, mà còn phù hợp với xu thế phát triển nghề rừng trên thế giới.
Theo thông tin được Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) công bố, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 72.294 người, đạt hơn 60% kế hoạch so với chỉ tiêu 110.000 lao động đề ra cho cả năm.
"Vương trùn quế" là cái tên mà những người đam mê về nông nghiệp tuần hoàn thường nhắc tới khi nói về chàng trai Lê Minh Vương - Giám đốc dự án GC PLUS, Công ty Cổ phần Thực phẩm G.C. Chàng trai có niềm đam mê không giới hạn với nông nghiệp sạch, là tác giả của nhiều cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách làm nông nghiệp sạch, trong đó có cuốn mới nhất anh vừa xuất bản là “Nông nghiệp tuần hoàn ứng dụng”.