Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: thổ cẩm

Nghệ nhân A Viên Thị Rum với thổ cẩm của người Cơ Tu

Nghệ nhân A Viên Thị Rum với thổ cẩm của người Cơ Tu

Sắc màu 54 - Cao Anh - 11:40, 02/01/2024
Sản phẩm thổ cẩm được dệt nên từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ Cơ Tu. Họ đã thổi hồn vào những nét hoa văn tinh tế trên tấm zồ thổ cẩm bằng những hình ảnh của cuộc sống đời thường. Nghệ nhân A Viên Thị Rum là một trong những người đã đưa thổ cẩm của người Cơ Tu trở thành Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia…
Đồng bào Thái ở Bá Thước giữ nghề dệt thổ cẩm

Đồng bào Thái ở Bá Thước giữ nghề dệt thổ cẩm

Nhờ nỗ lực của chính quyền các cấp và tâm huyết của các nghệ nhân mà nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá đang được bảo tồn và phát huy có hiệu quả. Với đôi bàn tay khéo léo của những người phụ nữ Thái, các sản phẩm thổ cẩm nơi đây sẽ vươn xa ra các thị trường lớn, góp phần gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống, giảm nghèo bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào.
Tạo đột phá cho cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào DTTS phát triển

Tạo đột phá cho cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào DTTS phát triển

Media - Thúy Hồng - 18:43, 27/01/2024
Ở vùng DTTS, nghề dệt thổ cẩm là nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống của bà con các dân tộc. Những năm qua, nghề này đã được các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển, nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tạo việc làm và thu nhập cho bà con. Tuy nhiên, đa phần các HTX dịch vụ thổ cẩm trên địa bàn vùng DTTS và miền núi đang còn gặp khó khăn, như chưa được đầu tư về cơ sở hạ tầng, chưa tìm được đầu ra cho sản phẩm…
Khi thổ cẩm trở thành sinh kế

Khi thổ cẩm trở thành sinh kế

Từ lâu, thổ cẩm đã trở thành biểu tượng, nét đẹp văn hóa truyền thống không thể thiếu trong đời sống của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Ngày nay, thổ cẩm không chỉ hiện diện trên váy, trên áo của người Mông, người Dao, người Thái, người Cơ Tu, Ba Na… mà còn trở thành sản phẩm hàng hóa, giúp bà con có thêm thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 -

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Chương trình MTQG 1719 - "Đường băng" cho thổ cẩm cất cánh (Bài 3)

Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), đang tạo động lực mới để duy trì, phát triển đưa thổ cẩm tiếp tục vươn xa. Thời gian qua, ngành Văn hóa tỉnh Đắk Lắk cùng các địa phương cũng đã tổ chức các hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, trong đó chú trọng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
Nỗ lực “hồi sinh” nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường ở Tân Sơn

Nỗ lực “hồi sinh” nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường ở Tân Sơn

Dệt thổ cẩm vốn là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mường tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thế nhưng trải qua nhiều thăng trầm, nét văn hoá đặc sắc ấy có lúc tưởng chừng như đã bị mai một. Nhờ vào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đến nay, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mường ở Tân Sơn đã dần “hồi sinh”.
Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào

Sản phẩm thổ cẩm - Bức khảm quý giá khắc họa bản sắc dân tộc Cơ Tu ở hai nước Việt - Lào

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh- Tấn Vịnh - 16:30, 20/09/2023
Dân tộc Cơ Tu cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới của tỉnh Quảng Nam như: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang. Một bộ phận nhỏ người Cơ Tu sinh sống ở các huyện Nam Đông, A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng. Trên lãnh thổ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, người Cơ Tu sống tập trung ở huyện Ka Lum và Thông Vai, tỉnh Sê Kông, huyện Lau Ngam thuộc tỉnh Salavan với dân số khoảng 30.000 người. Người Cơ Tu ở Việt Nam và ở Lào hiện vẫn bảo lưu nhiều vốn văn hóa truyền thống đặc sắc, tiêu biểu là nghề dệt thổ cẩm.
Khai mạc sự kiện

Khai mạc sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Chiều 10/11, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Khai mạc sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8: "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030", giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Người phụ nữ ở bản Ka Túp

Người phụ nữ ở bản Ka Túp "thổi hồn" vào thổ cẩm để làm giàu

Phóng sự - Phạm Tiến - 17:32, 18/09/2023
Có dịp ghé thăm gia đình chị Hồ Thị Phay ở bản Ka Túp, xã Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) - người đã có hơn 50 năm gắn bó với nghề dệt thổ cầm truyền thống vào một ngày mùa Thu, dù đã cuối giờ trưa nhưng trong căn nhà xây khang trang nằm sát dòng sông Sê Pôn, nơi phân định hai nước Việt-Lào vẫn vang lên tiếng kẽo kẹt của khung cửi dệt vải. Hơn 50 năm gắn bó với nghề cha ông để lại, chị Phay chứng kiến những thăng trầm của nghề theo thời gian, nhưng với chị chưa bao giờ từ bỏ đam mê, vậy là "yêu nghề, nghề không phụ...".
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới: Kiến tạo giá trị mới cho thổ cẩm (Bài 2)

Những năm gần đây, nhiều hoạt động tôn vinh thổ cẩm được các tỉnh khu vực Tây Nguyên tổ chức. Điều đó không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc nét đẹp thổ cẩm của đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh, mà còn tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm, đưa thổ cẩm vươn xa.
Thổ cẩm Nghĩa Đô

Thổ cẩm Nghĩa Đô "tự tin" vươn mình ra thế giới

Cùng với các sản phẩm truyền thống khác, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên, Lào Cai) đã và đang bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Sản phẩm thổ cẩm đang phục vụ hiệu quả cho phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương và đang vươn mình ra thế giới.
K'Jona - Người tạo ra giá trị gia tăng cho thổ cẩm truyền thống

K'Jona - Người tạo ra giá trị gia tăng cho thổ cẩm truyền thống

Sắc màu 54 - Văn Yên - 14:48, 17/07/2023
Trân trọng và mong muốn gìn giữ tinh hoa văn hóa dân tộc, anh K’Jona, dân tộc Cơ Ho (35 tuổi, ngụ tại Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) đã có những sáng tạo bằng cách phối thổ cẩm với vải hiện đại thành những trang phục độc đáo, phong cách, ấn tượng.
Phụ nữ làng Teng với quyết tâm đưa thổ cẩm H'rê ra thị trường thế giới

Phụ nữ làng Teng với quyết tâm đưa thổ cẩm H'rê ra thị trường thế giới

Xinh như đóa hoa rừng với nụ cười rạng rỡ, Phạm Thị Y Hòa (30 tuổi), người H’rê ở làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi vẫn rất e lệ khi kể chuyện về mình. Nhưng đi vào mạch chuyện thổ cẩm, Y Hòa như bừng dậy niềm khao khát, đam mê...
Tạo sinh kế từ thổ cẩm truyền thống

Tạo sinh kế từ thổ cẩm truyền thống

Media - Thùy Anh - 18:45, 14/09/2023
Cuộc sống hiện đại khiến cho nhiều sản phẩm trang phục truyền thống của đồng bào DTTS đang ngày một ít dần và người hiểu và thành thạo với nghề may dệt trang phục truyền thống không còn nhiều. Thế nhưng ở xã Nà Bủng huyện biên giới Nậm Pồ tỉnh Điện Biên, có một người phụ nữ Mông với niềm say mê với trang phục truyền thống mà chị vẫn ngày ngày miệt mài cùng các chị em trong bản giữ gìn, phát triển nghề dệt may thổ cẩm, vừa để gìn giữ nghề truyền thống, vừa để tạo sinh kế cho các chị em trong những ngày nông nhàn...
Người tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm dân tộc Dao

Người tạo nên sức sống mới cho thổ cẩm dân tộc Dao

Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý ở thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vẫn đang ngày ngày cần mẫn dệt nên những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, với mong muốn góp phần làm nên sức sống cho thổ cẩm truyền thống của dân tộc Dao trong đời sống hiện đại.
Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Hồi sinh làng nghề thổ cẩm trăm năm tuổi của người Ba Na

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước - Như Quỳnh-Thành Nhân - 22:11, 14/11/2023
Đối với đồng bào DTTS, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một nét văn hóa độc đáo được truyền từ đời này sang đời khác. Tại làng Hà Văn Trên, huyện Vân Canh (Bình Định), nghề dệt thổ cẩm được gìn giữ nguyên vẹn, không chỉ giúp cho đồng bào Ba Na có thêm thu nhập, mà thông qua sự kết hợp với du lịch cộng đồng, sắc màu thổ cẩm của làng nghề trăm năm tuổi này ngày càng được tôn vinh.
Bế giảng Lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê

Bế giảng Lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê

Chiều 5/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với UBND xã Hòa Xuân, Tp. Buôn Ma Thuột tổ chức Bế giảng Lớp hướng dẫn, truyền dạy dệt thổ cẩm truyền thống của người Ê Đê.
Những đôi tay mềm trên gấm hoa thổ cẩm

Những đôi tay mềm trên gấm hoa thổ cẩm

Sản phẩm Zèng được dệt nên bằng bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người phụ nữ Tà Ôi. Họ đã thổi hồn vào những nét hoa văn tinh tế trên tấm Zèng bằng những hình ảnh cuộc sống đời thường. Ở đó, nghệ nhân Mai Thị Hợp (65 tuổi, xã Lâm Ðớt, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế), đã đưa Zèng từ thổ cẩm địa phương nâng lên tầm Di sản phi vật thể quốc gia.
Người phụ nữ Dao kể chuyện đời qua thổ cẩm

Người phụ nữ Dao kể chuyện đời qua thổ cẩm

Sắc màu 54 - Giang Lam - 23:06, 13/07/2023
Người Dao đỏ ở thôn Noong Cuồng, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) tin rằng, mỗi người sinh ra đều có một sợi dây tâm linh, gọi là “xỉn lảng”. Ai nấy có cách riêng để tìm đường về “xỉn lảng”, tìm về với tổ tiên. Bà Phùng Thị Tâm đã dành gần trọn đời người để kết nối sợi dây nguồn cội bằng những đường nét thêu thùa, họa tiết, hoa văn thổ cẩm. Qua bàn tay khéo léo, bà đã “kể” bao câu chuyện về cuộc sống thường nhật của dân làng lên những thổ cẩm độc đáo.