Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Lê Hường - 09:06, 04/12/2024

Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.

Nhóm phụ nữ Mnông hằng ngày miệt mài bên khung dệt.
Phụ nữ Mnông bên khung dệt

Hồi sinh thổ cẩm Mnông

Nhà cộng đồng buôn Lê, thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk nằm xen giữa hàng chục ngôi nhà truyền thống của người Mnông. Ở đó, chị em phụ nữ dân tộc Mnông yêu nghề vẫn miệt mài bên khung cửi, tiếng lách cách dệt vải vẫn nhịp nhàng mỗi ngày giữa không gian tĩnh lặng của buôn làng.

Chăm chú luồn từng sợi tơ tằm xanh thắm rồi ngắm chiếc khăn thổ cẩm họa tiết truyền thống nguyên bản của dân tộc Mnông đang dần hoàn thiện, chị H’Sen H’Mốk (SN 1980) tươi cười bảo: Thời gian đầu học dệt họa tiết mới, thấy rất khó. Vì dệt họa tiết nguyên bản của dân tộc Mnông rất nhiều sợi, khó xếp, nhất là khi dệt bằng sợi tơ tằm, chỉ tre sợi nhỏ càng làm mất nhiều thời gian hơn. Nhưng khi dệt thành hình rồi, họa tiết nổi trên tấm thổ cẩm, càng ngắm càng thấy đẹp. Giờ quen rồi, tay nghề nâng cao, dệt họa tiết nguyên bản đã dễ hơn.

Là người con của buôn làng Mnông, bà H’Kim Hoa Byă mong muốn hồi sinh thổ cẩm của dân tộc mình, bà không ngại lặn lội đến nhiều buôn làng tìm người am hiểu thổ cẩm, rồi tìm người tâm huyết để trao truyền.

Trong một chuyến công tác tại huyện Lắk giữa năm 2023, bà H’Kim Hoa hữu duyên bắt gặp nhóm phụ nữ dệt thổ cẩm dưới chân nhà cộng đồng buôn Lê với những tấm thổ cẩm nhiều hoa văn, họa tiết. Bà Hoa quyết định hỗ trợ để nhóm dệt lưu giữ và phát triển nghề dệt thủ công truyền thống này. Tháng 11/2023, bà H’Kim Hoa làm việc với địa phương, tạo điều kiện cho chị em được dệt thổ cẩm trong nhà cộng đồng buôn. Bà hỗ trợ nguyên liệu dệt (chỉ, sợi) và tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm. Nhóm dệt từ vài người, nay đã thu hút 13 chị em thường xuyên dệt.

Nhóm dệt dần đông hơn, song bà H’Kim Hoa vẫn trăn trở, vì trong nhóm dệt, không ai biết dệt hoa văn truyền thống nguyên bản của dân tộc Mnông. Mỗi chuyến công tác về cơ sở, bà lại nhờ người quen, đồng nghiệp, bạn bè và bà con trong các buôn tìm giúp người hiểu biết họa tiết nguyên bản của thổ cẩm Mnông. Bà may mắn được người dân dẫn đi tìm gặp người nắm giữ bí quyết họa tiết thổ cẩm truyền thống của người Mnông, đó là nghệ nhân H’Đen Bkrông ở buôn Jun, thị trấn Liên Sơn và được nghệ nhân nhận lời hỗ trợ dạy nhóm dệt cách tạo hoa văn của đồng bào Mnông.

BÁO IN CUỐI THÁNG - Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông 1

Nghệ nhân H’Đen cho biết: Bản thân từng tham gia lớp học nghề dệt thổ cẩm tại Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên nên thành thạo nhiều họa tiết, hoa văn nguyên bản dân tộc Mnông. Khi được mời truyền dạy, mình rất sẵn lòng, vì những kiến thức, nghề truyền thống của dân tộc được truyền lại cho nhiều người, góp phần hồi sinh nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.

Sau hơn 1 tháng học họa tiết mới, một số chị em trong nhóm dệt đã nắm được thao tác cơ bản và tạo ra những sản phẩm thổ cẩm họa tiết nguyên bản của người Mnông.

Đưa thổ cẩm truyền thống lên tầm cao mới

Huyện Lắk từng là cái nôi của nghề dệt thổ cẩm Mnông, nhưng cuộc sống hiện đại khiến bà con ít sử dụng trang phục truyền thống, nghệ nhân duy trì nghề dệt cũng vì thế mà ít dần. Trăn trở hồi sinh nghề dệt truyền thống, hơn 2 năm qua, bà H’Kim Hoa không ngần ngại bỏ ra khoản kinh phí khá lớn mua nguyên liệu, khung dệt và thuê nghệ nhân truyền nghề cho nhóm dệt để thổ cẩm của đồng bào Mnông ở mỗi buôn làng.

Trăn trở hồi sinh nghề dệt truyền thống, hơn 2 năm qua, bà H’Kim Hoa không ngần ngại bỏ ra khoản kinh phí khá lớn mua nguyên liệu, khung dệt và thuê nghệ nhân truyền nghề cho nhóm dệt để thổ cẩm của đồng bào Mnông ở mỗi buôn làng.

Bên cạnh đó, lâu nay, người dệt thổ cẩm ở địa phương chủ yếu dùng sợi len nên trang phục thổ cẩm chỉ mặc được mùa Đông, còn mùa Hè rất nóng. Nhằm nâng cao giá trị, từng bước đưa sản phẩm thổ cẩm Mnông vươn xa, bà H’Kim Hoa Byă liên hệ đầu mối chuyên cung cấp sợi tơ tằm ở tỉnh Lâm Đồng để đặt sợi tơ tằm, sợi tre mềm mát. Sản phẩm làm ra từ hai loại sợi này được một số khách hàng đón nhận.

Bà H’Kim Hoa chia sẻ: Trên trang phục truyền thống, mỗi dân tộc có hoa văn đặc trưng riêng. Mỗi hoa văn sẽ truyền tải ý nghĩa, thông điệp mà người thợ dệt từ xa xưa muốn gửi gắm. Muốn thổ cẩm “kể câu chuyện” của chính nó, mình gắn hoa văn nguyên bản, xây dựng “câu chuyện” văn hóa thì sản phẩm thổ cẩm mới hấp dẫn du khách trải nghiệm, tham quan, tìm hiểu. Mặc dù đây mới chỉ là bước đầu, nhưng sẽ là nền móng vững chắc để nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mnông duy trì và phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Niềm vui bên khung dệt

Niềm vui bên khung dệt

Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh đang hoạt động. Triển khai Dự án 6 "Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã dành nhiều sự quan tâm để đầu tư phát triển 2 làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân yên tâm giữ nghề.
Tin nổi bật trang chủ
Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Kịp thời bố trí kinh phí chi trả chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy

Thời sự - PV - 44 phút trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển

Thời sự - PV - 20:40, 12/05/2025
Ngày 12/5, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Benjamin Dousa, Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Thời sự - PV - 18:45, 12/05/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus.
Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 18:35, 12/05/2025
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn về việc triển khai thực hiện Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả và ngộ độc thực phẩm.
Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:34, 12/05/2025
Ngày 12/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (huyện Đức Cơ) tổ chức Chương trình “Tiết học biên cương” năm 2025.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 18:32, 12/05/2025
Diễn ra từ ngày 06 đến 08/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, đó là: về tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật, cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Lần thứ tư là nước chủ nhà của một lễ hội tôn giáo tầm cỡ quốc tế, Việt Nam đã tái khẳng định vai trò là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.
Dự án 8 góp phần đẩy lùi tảo hôn ở bản Chùa

Dự án 8 góp phần đẩy lùi tảo hôn ở bản Chùa

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 18:26, 12/05/2025
Sau gần 5 năm thực hiện các nội dung hoạt động “bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” của Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở bản Chùa đã được đẩy lùi.
Niềm vui bên khung dệt

Niềm vui bên khung dệt

Sắc màu 54 - T.Nhân - N.Triều - 18:25, 12/05/2025
Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh đang hoạt động. Triển khai Dự án 6 "Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã dành nhiều sự quan tâm để đầu tư phát triển 2 làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân yên tâm giữ nghề.
Những mái ấm trên đỉnh mây bay

Những mái ấm trên đỉnh mây bay

Phóng sự - Vũ Mừng - 18:19, 12/05/2025
Suốt chặng đường lên Lùng Chin Thượng và Lùng Chin Hạ, Thiếu tá Nguyễn Thành Luận - Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Thàng Tín (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang) say sưa kể cho tôi nghe về niềm vui của những hộ gia đình đã được cán bộ, chiến sĩ của Đồn hỗ trợ xây dựng nhà ở kiên cố. Phải chăng vì thế mà cung đường bé như sợi dây giăng mắc nguyệch ngoạc từ trung tâm xã Thèn Chu Phìn lên tít những đỉnh mù sương ấy như gần hơn, thẳng ra và ngắn lại hơn bởi sự háo hức, mong chờ...
Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Media - BDT - 18:18, 12/05/2025
Củ bình vôi là một trong những loại dược liệu thiên nhiên quý giá với công dụng chữa bệnh tuyệt vời được ứng dụng nhiều trong y học. Rất nhiều người đã từng nhìn thấy loại củ này, hoặc thậm chí trồng để làm cảnh, nhưng cũng chưa hiểu hết công dụng của nó. Trong chuyên mục Sống khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn nhận biết được đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ củ bình vôi.