Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Niềm vui bên khung dệt

T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước

Hiện nay, trên địa bàn khu vực miền núi tỉnh Bình Định còn 2 làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào DTTS, là Hà Văn Trên, huyện Vân Canh và Hà Ri, huyện Vĩnh Thạnh đang hoạt động. Triển khai Dự án 6 "Bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch", thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, các địa phương đã dành nhiều sự quan tâm để đầu tư phát triển 2 làng nghề trở thành điểm du lịch cộng đồng, tiếp thêm động lực cho những nghệ nhân yên tâm giữ nghề.

Nỗ lực giữ nghề

Với người Ba Na ở Bình Định, thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống
Với người Ba Na ở Bình Định, thổ cẩm là một phần không thể thiếu trong đời sống

Về làng Hà Văn Trên, xã Canh Thuận, huyện Vân Canh những ngày đầu tháng 5, chúng tôi có dịp được trò chuyện với một số nghệ nhân đang dành nhiều tâm huyết giữ nghề thổ cẩm truyền thống của cha ông. Thấy khách đến, bà Đinh Thị Bung (55 tuổi) đon đả mời vào nhà, giới thiệu nhiều mẫu mã thổ cẩm đẹp đang treo gần khung dệt. 

“Tấm áo thổ cẩm này bà dệt mất hơn hai tuần; chiếc váy bông phía dưới cũng hơn một tuần. Mỗi tháng, người nào giỏi nghề chỉ làm được đôi ba bộ như vậy, giá mỗi sản phẩm dao động từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng”, bà Bung nói.

Trước đây, trong những ngôi nhà của người Ba Na ở làng Hà Văn Trên không thể thiếu khung dệt vải. Ngoài thời gian làm nương rẫy, phụ nữ Ba Na lại gắn mình bên khung dệt để tạo ra những tấm vải thổ cẩm, những bộ áo váy với nhiều hoa văn độc đáo. Không chỉ đẹp về hình thức trang trí, mà trong mỗi sản phẩm dệt còn ẩn chứa sắc thái văn hóa, thể hiện tâm hồn phong phú của người Ba Na.

Đồng bào Ba Na sử dụng nguyên liệu chủ yếu là bông để kéo sợi, sau đó xử lý và pha màu phù hợp để dệt. Sản phẩm thổ cẩm thường có 3 màu chủ đạo, gồm đỏ, đen và trắng. Hiện nay, thị trường nguyên liệu của thổ cẩm ngày càng đa dạng, trong đó len sợi đa màu sắc cũng dễ dàng mua. Điều này giúp cho quá trình dệt thổ cẩm trở nên nhanh chóng và màu sắc sản phẩm ngày càng phong phú hơn. 

“Những thay đổi này không làm giảm đi giá trị truyền thống của nghề dệt thổ cẩm. Ngược lại, áp dụng nguyên liệu mới và kỹ thuật hiện đại giúp sản phẩm trở nên bắt mắt, hấp dẫn hơn. Bên cạnh việc dệt áo, váy, nhiều người còn làm ví, túi xách, đồ lưu niệm để phục vụ thị hiếu đa dạng của người dùng”, bà Bung chia sẻ.

Bà Đinh Thị Bung bên khung dệt thổ cẩm
Bà Đinh Thị Bung bên khung dệt thổ cẩm

Làng Hà Văn Trên hiện còn khoảng 70 hộ giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống Ba Na. Những sản phẩm do họ tạo ra không chỉ có giá trị về kinh tế, mà còn có ý nghĩa bảo tồn nét tinh hoa nghề truyền thống xa xưa của cha ông để lại.

Bà Đinh Thị Lên (62 tuổi), là người lớn tuổi nhất ở làng còn gắn bó với nghề thổ cẩm truyền thống chia sẻ: Ngoại và mẹ là người chỉ dạy nghề dệt thổ cẩm cho tôi từ khi 15 tuổi. Đến năm 20 tuổi, tôi tự tay đan, dệt hoàn chỉnh từng chiếc áo, chiếc chăn mặc, váy, khăn, khố… Tôi rất vui vì trong làng vẫn còn nhiều người biết dệt thổ cẩm, đặc biệt là lớp trẻ.

Còn tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, làng dệt thổ cẩm Hà Ri cũng đang từng bước hồi sinh gắn với phát triển du lịch, giúp nhiều lao động nông thôn cải thiện thu nhập. Có được điều này, ngoài sự nỗ lực bảo tồn nghề của các nghệ dân, người dân trong làng, còn là sự cố gắng đến từ các cấp chính quyền.

Nhiều Nghệ nhân lớn tuổi vẫn vui bên khung dệt
Nhiều Nghệ nhân lớn tuổi vẫn miệt mài bên khung dệt

Bà Đinh Thị Choai, một trong những người có thâm niên ở làng Hà Ri cho biết: Kỹ thuật dệt thổ cẩm của người Ba Na cũng tương đối giống với một số dân tộc khác như Chăm, Hrê. Song về hoa văn, họa tiết trang trí, thì lại có nhiều nét khác biệt. 

Điểm khác biệt đó nằm ở chỗ, thổ cẩm của người Ba Na dùng nhiều họa tiết hoa văn hình học với các đường thẳng, đường cong, hình tam giác. Họa tiết thường là những nét hoa văn li ti chồng lên nhau tạo thành một dải phức hợp quanh một mẫu trang trí chính là ngôi sao tám cánh dệt trên nền trắng.

Bà Đinh Thị Đươi cho hay: Tùy vào mức độ hoa văn trên các bộ sản phẩm, và thời gian hoàn thành lâu hay nhanh mà giá bán các vật phẩm thổ cẩm cũng khác nhau. Váy thổ cẩm dành cho nữ thường có giá khoảng 3-4 triệu đồng mỗi bộ, áo nam đơn giản hơn thì có giá từ 500.000 đồng đến 1,5 triệu đồng mỗi cái.

Nghệ nhân các làng dệt thổ cẩm, sẵn sàng truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho thế hệ trẻ, giúp duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm trong tương lai
Nghệ nhân các làng dệt thổ cẩm sẵn sàng truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho thế hệ trẻ, giúp duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm trong tương lai

Cũng theo bà Đươi, nếu đầu ra của sản phẩm tốt, thu nhập của người dân từ nghề dệt sẽ được cải thiện. Từ đó, nhiều người sẽ gắn bó với nghề hơn, làng nghề sẽ được hồi sinh mạnh mẽ.

“Tôi sẵn sàng "cầm tay chỉ việc" để những người trẻ trong thôn am hiểu về nghề. Từ đó, tạo ra đội ngũ kế thừa, cùng nhau đồng lòng vực dậy làng nghề cha ông để lại”, bà Đươi bày tỏ.

Tín hiệu vui cho nghề dệt truyền thống

Theo ông Tô Hiếu Trung, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, huyện đang nỗ lực triển khai thu hút các dự án du lịch đến với địa phương, trong đó ưu tiên gắn với các làng nghề, các điểm sinh thái, nhất là thúc đẩy cải thiện thu nhập cho người lao động nông thôn. Dệt thổ cẩm Hà Ri vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. 

"Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có. Song song với việc đề nghị công nhận làng nghề truyền thống, huyện cũng đã xây dựng, hoàn thiện Đề án bảo tồn và phát triển làng nghề này”, ông Trung thông tin.

Chia sẻ thêm về hướng phát triển của nghề dệt thổ cẩm của địa phương, ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho hay: Thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm gắn bó với chúng tôi đã lâu đời, nên ai cũng muốn giữ gìn, phát huy. Chính quyền ủng hộ, hỗ trợ; người già nhiệt tình thuyết phục, dạy nghề, chỉ ra những cái hay, nét đẹp của thổ cẩm dân tộc mình, nhờ vậy nghề dệt còn nhiều người theo, thổ cẩm được dùng nhiều hơn một số nơi khác.

Dự án 6 đang giúp các nghệ nhân thổ cẩm miệt mài hơn bên khung dệt
Dự án 6 đang giúp các nghệ nhân thổ cẩm yên tâm gắn bó với nghề

Nghề dệt thổ cẩm Hà Văn Trên đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Huyện cũng đã xây dựng Đề án bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm gắn với phát triển du lịch.

“Tuy chưa đem lại nguồn thu nhập lớn cho phụ nữ ở làng Hà Văn Trên, nhưng tình yêu văn hóa truyền thống của họ đang tạo ra sức lan tỏa đến thế hệ trẻ trong việc bảo tồn, gìn giữ nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc mình”, ông Việt nhấn mạnh.

Bà Huỳnh Thị Anh Thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định cho biết: Thực hiện Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua Sở đã tổ chức các lớp đào tạo nghề dệt thổ cẩm, tạo cơ hội cho nhiều người trẻ tham gia, học hỏi và duy trì nghề truyền thống. Ngoài ra, Sở còn phối hợp với một số địa phương mở các câu lạc bộ dệt thổ cẩm và các nhà đa năng.

“Đây không chỉ là nơi cho các nghệ nhân và người làm nghề dệt thổ cẩm giao lưu, học hỏi kinh nghiệm mà còn là không gian để quảng bá, trưng bày và bán sản phẩm cho khách du lịch. Sở cũng đang hướng đến việc đẩy nhanh tiến độ kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh, trong đó có nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Ba Na”, bà Thảo thông tin.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Cốt lõi để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc (Bài 1)

Học vấn - Con đường phát triển bền vững của người Dao: Cốt lõi để xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc (Bài 1)

Ẩn hiện sau những tiếng ê a tụng kinh Nôm nơi bản nhỏ, đến dáng đứng tự tin của những hậu duệ Bàn Vương trên bục giảng đại học trong và ngoài nước, tinh thần ham học đã trở thành phẩm chất bền bỉ, vượt qua mọi thử thách của thời gian. Không chỉ là một đức tính quý báu, tinh thần ấy từng bước kết tinh, thấm sâu vào cốt lõi văn hóa Dao, tạo nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc, được dựng xây từ khát vọng chinh phục tri thức của nhiều thế hệ.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko chứng kiến Lễ ký các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus, trưa 12/5 theo giờ địa phương, ngay sau hội đàm, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Aleksandr Lukashenko đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam và Belarus.
Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Quảng Nam tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh giả

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Công văn về việc triển khai thực hiện Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 02/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Y tế liên quan công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả và ngộ độc thực phẩm.
Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Gia Lai: Tổ chức “Tiết học biên cương” bồi đắp tình yêu Tổ quốc

Giáo dục - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Ngày 12/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai phối hợp với Trường Tiểu học và THCS Lương Thế Vinh (huyện Đức Cơ) tổ chức Chương trình “Tiết học biên cương” năm 2025.
Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Bình Gia (Lạng Sơn): Huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng

Công tác Dân tộc - Minh Anh-Nguyễn Thắng - 4 giờ trước
Trong những năm qua, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đã huy động các nguồn lực để ưu tiên đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình giao thông, trường học, nước sinh hoạt từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn vốn xã hội hóa đã hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Bốn phương diện thành công của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 4 giờ trước
Diễn ra từ ngày 06 đến 08/5 tại Học viện Phật giáo Việt Nam (huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã được tổ chức thành công tốt đẹp trên bốn phương diện trọng tâm, đó là: về tâm linh, văn hóa, hội thảo học thuật, cầu nguyện hòa bình cho thế giới. Lần thứ tư là nước chủ nhà của một lễ hội tôn giáo tầm cỡ quốc tế, Việt Nam đã tái khẳng định vai trò là một trong những trung tâm của Phật giáo thế giới, trung tâm của nền Phật giáo nhập thế gắn với các hoạt động ngoại giao văn hóa, thúc đẩy sự đoàn kết, hòa hợp vì hòa bình, an lạc cho con người.
Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Củ bình vôi - Vị thuốc quý từ thiên nhiên

Media - BDT - 4 giờ trước
Củ bình vôi là một trong những loại dược liệu thiên nhiên quý giá với công dụng chữa bệnh tuyệt vời được ứng dụng nhiều trong y học. Rất nhiều người đã từng nhìn thấy loại củ này, hoặc thậm chí trồng để làm cảnh, nhưng cũng chưa hiểu hết công dụng của nó. Trong chuyên mục Sống khỏe hôm nay, chúng tôi sẽ giúp quý vị và các bạn nhận biết được đặc điểm, công dụng và một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ củ bình vôi.
Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 9/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển Khánh Hòa năm 2025. Chùa cổ Chúc Thánh Hội An. Nét văn hóa đặc sắc trong Lễ cưới của người Cơ Tu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Hiệu quả từ lớp đào tạo truyền thông cộng đồng kết hợp Photovoice cho dân tộc Mảng

Dân tộc - Tôn giáo - V. Long - 5 giờ trước
Khai giảng ngày 23/4 tại bản Nậm Pì, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, Lớp truyền dạy truyền thông cộng đồng tích hợp phương pháp Photovoice - “Câu chuyện đời người” cho dân tộc Mảng đã bế giảng sáng 12/5/2025.
Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 12/5 theo theo giờ địa phương, Lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Cung Độc lập của Belarus. Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko chủ trì Lễ đón.
Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Trình Quốc hội ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình về ngày bầu cử toàn quốc đối với bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031.
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 trước 3 tháng

Thời sự - Hoàng Quý - 6 giờ trước
Sáng 12/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trình bày Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo Tờ trình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp được rút ngắn 3 tháng, kết thúc vào đầu tháng 4/2026.
Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Đại lễ Phật đản 2025: “Đoàn kết và bao dung là 2 yếu tố cốt lõi để phát triển quốc gia, dân tộc”

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tào Đạt - Minh Anh - 6 giờ trước
Sáng 12/5, nhân kỷ niệm lần thứ 2.649 Ngày đản sanh Đức Từ phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ban Thường trực Ban Trị sự - Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 tại Việt Nam Quốc Tự (Quận 10, TP. Hồ Chí Minh).