Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Mùa đót trên dãy Trường Sơn...

Phạm Tiến - 16:38, 12/03/2025

Khi cây đót rừng vào mùa, cũng là lúc nhiều lao động đồng bào các DTTS ở dãy Trường Sơn có thêm việc làm. Đi hái đót, phơi đót, chở đót….đã giúp nhiều lao động có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.

Mùa đót đã mang lại thu nhập đáng kể cho bà Kăn Tin (dân tộc Tà Ôi), 67 tuổi, ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới (TP Huế)
Mùa đót đã mang lại thu nhập đáng kể cho bà Kăn Tin (dân tộc Tà Ôi), 67 tuổi, ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới (TP. Huế)

Đầu tháng 3, đợt nắng đầu mùa bắt đầu xua tan đi cái âm u, rét buốt ở phía Đông dãy Trường Sơn hùng vĩ; cũng là lúc nhiều lao động người DTTS ở các huyện A Lưới (TP. Huế); Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị) cơm đùm, cơm nắm mang gùi đi hái đót.

Mỗi năm cây đót chỉ cho một vụ thu hoạch, kéo dài từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch. Đầu tháng 2, hoa đót vừa độ cho năng suất, chất lượng tốt nhất. Đây cũng là lúc thời tiết thuận cho việc đi rừng nên rất nhiều người đi hái đót.

Bà Kăn Tin (dân tộc Tà Ôi), 67 tuổi, ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới (TP. Huế) đã có nhiều năm theo nghề hái bông đót. Năm nay cũng vậy, khi cây đót rừng vào mùa, bà lại cơm đùm, cơm nắm vào rừng hái đót. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên cây đót là nguồn thu nhập đáng kể để bà trang trải cuộc sống.

Sau khi hái đót, bà Kăn Tin phân loại đót để nhập cho thương lái
Sau khi hái đót, bà Kăn Tin phân loại đót để nhập cho thương lái

“Bươn vào khe suối, trèo núi đồi cũng vất vả lắm. Bù lại mùa đót này hôm nào cũng kiếm được vài chục đến một trăm nghìn”, bà Tin chia sẻ.

Ở Hồng Hạ, nhiều người dân tộc Tà Ôi khác cũng dựa vào mùa đót để kiếm thêm thu nhập. Người lên rừng hái đót, người ở nhà phơi đót…; Người khéo tay thì kết đót thành chổi để nhập cho thương lái. Cứ thế, khi cây đót rừng vào mùa, nhiều lao động người DTTS ở Hồng Hạ có thêm việc làm và thu nhập để trang trải cuộc sống.

Từng gùi đót thu hái trên rừng được bà con gùi về bán cho thương lái.
Từng gùi đót thu hái trên rừng được bà con gùi về bán cho thương lái

Ở Thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), từ lâu đã trở thành trung tâm tập kết đót để đưa về xuôi. Theo tìm hiểu của phóng viên, ở thị trấn này có hơn 10 chủ hàng thu mua đót. Đót được đồng bào Bru - Vân Kiều hái từ trên rừng về để nhập cho chủ hàng. Chủ hàng tiếp tục thuê lao động địa phương, chủ yếu là đồng bào Bru - Vân Kiều; Tà Ôi để phân loại đót, phơi đót rồi bốc lên xe chở về xuôi.

Thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trở thành trung tâm tập kết đót
Thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) trở thành trung tâm tập kết đót

Chị Hồ Thị Ven (dân tộc Tà Ôi) ở thôn A Rông, xã Lìa, huyện Hướng Hóa - một lao động đang phơi đót ở sân vận động thị trấn Lao Bảo cho biết: “Do đau chân không thể đi rừng hái đót được nên ra đây phơi đót thuê cho chủ hàng. Mỗi ngày công, tôi được chủ hàng trả 250 nghìn đồng”.

Cây đót là nguyên liệu chính để làm chổi vệ sinh, chổi phục vụ quét sơn trong xây dựng nên thị trường tiêu thụ lớn. Để đáp ứng nhu cầu, các chủ hàng gom đót từ những bản làng đồng bào DTTS sống trên dãy Trường Sơn của nước ta. Chủ hàng còn vươn sang cả nước bạn Lào để thu mua đót. Từ trăm ngả, đót được tập kết tại thị trấn Lao Bảo. Tranh thủ ngày khô ráo, tại sân vận động, các bãi đất trống được tận dụng hết để phơi đót.

Cây đót được phơi khô trước khi làm chổi
Cây đót được phơi khô trước khi làm chổi

Chị Nguyễn Thị Thanh Tú, một chủ hàng thu mua đót cho biết: “Mùa đót là mùa tạo công ăn việc làm cho bà con ở địa phương nhiều nhất. Không chỉ hái đót, chúng tôi còn thuê lao động phơi đót, chở đót, phân loại đót…”

Hiện chủ hàng thu mua đót với giá giao động từ 8-10 ngàn đồng/1kg đót tươi.
Hiện chủ hàng thu mua đót với giá giao động từ 8-10 ngàn đồng/1kg đót tươi

Trên dãy Trường Sơn có nhiều loại lâm sản phụ góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các DTTS. Cây đót là một ví dụ điển hình. Tuy nhiên đã đến lúc chúng ta cần phải có cái nhìn dài hơi hơn, không chỉ trông chờ vào lâm vật sản tự nhiên thiên nhiên, mùa vụ để khai thác mà có thể có được cuộc sống ấm no bền vững, bởi tài nguyên nào tận thu tận diệt... cũng có lúc cạn kiệt.

Vì vậy, cũng cần phải có hướng khoanh nuôi bảo vệ cây đót. Xa hơn, cần sớm có những dự án tạo sinh kế cho đồng bào, như trồng cây đót để tạo nguồn thu ổn định cho đồng bào các DTTS ở Đông Trường Sơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người cựu binh rong ruổi chiến trường xưa tìm đồng đội

Người cựu binh rong ruổi chiến trường xưa tìm đồng đội

Tham gia chiến đấu trên mặt trận B3 - Tây Nguyên và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chứng kiến biết bao đồng đội ngã xuống, hy sinh để đổi lấy hòa bình, độc lập, cựu chiến binh Đặng Văn Phong, trú huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh rong ruổi khắp các chiến trường xưa kết nối đồng đội, tìm mộ các liệt sỹ đưa về đoàn tụ gia đình.
Tin nổi bật trang chủ
Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025

Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc. Chủ tịch nước Lương Cường tham dự và có bài phát biểu tại Đại lễ. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước.
Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Đèo Khau Cốc Chà -Cung đường hùng vĩ

Du lịch - Quỳnh Lưu - 2 giờ trước
Nằm trên địa phận xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, đèo Khau Cốc Chà được coi là một trong những cung đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền Bắc. Với vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ và đầy thử thách, Khau Cốc Chà đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích du lịch khám phá và trải nghiệm.
Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Lần đầu tiên tỉnh miền núi Lào Cai tổ chức Hội chợ Du lịch quốc tế

Du lịch - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Từ ngày 5 đến ngày 8/6/2025, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế, với chủ đề “Du lịch Lào Cai kết nối khát vọng xanh”.
Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Kon Tum: 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS đã thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo

Xã hội - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sáng 6/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Cuộc vận động “làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Qua 4 năm triển khai Cuộc vận động, đã có 16.731 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào DTTS thay đổi nếp nghĩ, tự lực vươn lên thoát nghèo bằng chính nội lực của mình.
Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Gìn giữ vũ điệu múa chuông bên sườn Tây Yên Tử

Sắc màu 54 - Nguyễn Hưởng - 2 giờ trước
Trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang có các nhạc cụ quan trọng là chuông, tù và, kèn pí lè, trống... Trong đó, điệu múa chuông được xem là một trong những nghi lễ linh thiêng không thể thiếu vào những ngày đại lễ hệ trọng.
Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Linh thiêng lễ cúng bếp lửa của người Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 2 giờ trước
Đối với đồng bào dân tộc Mnông, bếp lửa không chỉ là nơi nấu thức ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú rừng, gắn kết các thành viên trong gia đình, cộng đồng, mà bếp lửa còn là vị thần đặc biệt quan trọng mang lại may mắn cho gia đình. Do vậy, đến nay, người Mnông vẫn thực hiện lễ cúng bếp lửa trước khi đốt nương làm rẫy cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Tả Gì Thàng - Làng đẹp trong mây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ cầu an đầu năm mới của đồng bào Chăm. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Tả Gì Thàng- Làng đẹp trong mây. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Quảng Ninh: Phát huy nguồn lực chính sách cải thiện thể lực cho trẻ em vùng cao

Chính sách Dân tộc - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Trong khuôn khổ Dự án 7 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Quảng Ninh đã và đang triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng đồng bào DTTS. Qua đó, từng bước nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em nơi đây.
Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Lào Cai đề xuất điều chỉnh để phát huy nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Plei Ơi Nơi lưu giữ “di sản trong di sản”

Sắc màu 54 - Xuân Toản - 3 giờ trước
Vua Lửa (Pơtao Apui) là hiện tượng văn hóa, tín ngưỡng đặc biệt, vừa mang tính huyền thoại, tâm linh huyền bí, vừa thể hiện đặc trưng văn hóa, lịch sử xã hội của người Gia Rai. Di tích lịch sử quốc gia Plei Ơi gắn liền với vua Lửa và Lễ Cầu mưa của Yang Pơtao Apui là một di sản mang dấu ấn riêng, với tính chất “di sản trong di sản.”
Khánh thành công trình thư viện cho trẻ em khó khăn tại Thường Xuân

Khánh thành công trình thư viện cho trẻ em khó khăn tại Thường Xuân

Xã hội - Quỳnh Trâm - 3 giờ trước
Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam vừa phối hợp với Trung tâm công tác xã hội - Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Thanh Hóa tổ chức khánh thành công trình thư viện cho trẻ em khó khăn, tại Trường THCS Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.
Đắk Lắk: Hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ từ ngân sách tỉnh xây dựng nhà ở cho hộ nghèo DTTS

Đắk Lắk: Hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ từ ngân sách tỉnh xây dựng nhà ở cho hộ nghèo DTTS

Xã hội - Lê Hường - 3 giờ trước
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết số 01/2025/NQ-HĐND ngày 25/4/2025 về quy định mức hỗ trợ nguồn ngân sách tỉnh để xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh năm 2025. Trong đó, hỗ trợ 36 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới nhà ở cho hộ đồng DTTS, hộ nghèo sinh sống tại xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi.