Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam bứt phá giảm nghèo từ các dự án liên kết chuỗi giá trị

T.Nhân - H.Trường - 18:42, 17/02/2025

Việc thực hiện các mô hình phát triển kinh tế theo chuỗi sản xuất, mô hình hỗ trợ sản xuất cộng đồng đã góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào vùng cao Quảng Nam. Các mô hình này không chỉ tạo việc làm, đem lại thu nhập ổn định cho người dân, mà phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Hiệu quả rõ rệt

Đông Giang là một trong những huyện miền núi Quảng Nam tiên phong trong việc hỗ trợ người dân phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế. Trong năm 2024, từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, huyện đã phân bổ, giải ngân hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân nuôi hươu sao, heo đen, trồng dược liệu, cây ăn trái và hàng chục mô hình sản xuất khác.

Mô hình liên kết sản xuất ớt A Riêu đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng cho gia đình ông Ating Banh.
Mô hình liên kết sản xuất ớt A Riêu đem lại thu nhập hàng chục triệu đồng/vụ cho gia đình ông Ating Banh

Ông Ating Banh (thôn Cutchrun, xã Mà Cooih) cho biết, năm 2022, gia đình ông chuyển đổi khoảng 1 sào đất rẫy trồng bắp sang trồng giống ớt A Riêu. Sau 3 tháng ươm trồng và chăm sóc, cây ớt đã bắt đầu cho thu hoạch, bình quân mỗi cây cho ra từ 3 - 4 lạng quả. Đến mùa thu hoạch, ông thu hái và mang bán cho Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih với giá khoảng 200 nghìn đồng/kg, mỗi vụ thu hơn 15 triệu đồng.

Không những ông Ating Banh, hầu hết các hộ dân ở xã Mà Cooih bên cạnh trồng dược liệu và chăn nuôi đều trồng ớt A Riêu để cải thiện thu nhập.Theo người dân, trong những năm gần đây, từ nguồn cây giống hỗ trợ từ địa phương, người dân đã tham gia trồng ớt nhờ có sự liên kết thu mua đầu ra ổn định từ Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Mà Cooih.

Ông Arất Bói, Chủ tịch UBND xã Mà Cooih cho biết, mô hình trồng ớt A Riêu theo mô hình chuỗi liên kết đã giúp cho hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. “Trước đây, nguồn thu nhập chính của đồng bào Cơ Tu từ cây sắn, ngô, chuối, gỗ keo..., giờ có thêm cây ớt A Riêu giúp nhiều hộ xóa đói giảm nghèo. Mỗi năm huyện hỗ trợ xã 200 triệu đồng mua cây giống cung cấp cho người dân trồng”, ông Bói cho biết.

Anh Ating Cao Linh là một trong những hộ dân ở Đông Giang được hỗ trợ sầu riêng, mít để phát triển sản xuất theo mô hình chuỗi liên kết giá trị.
Anh Ating Cao Linh là một trong những hộ dân ở Đông Giang được hỗ trợ sầu riêng, mít để phát triển sản xuất theo mô hình chuỗi liên kết giá trị

Là một trong những hộ được hỗ trợ sản xuất nằm trong chuỗi liên kết giá trị của xã Sông Kôn, anh Ating Cao Linh đã hình thành cho mình một hệ sinh thái vườn, với hàng chục loại cây trồng tươi tốt, có giá trị kinh tế cao. Anh chia sẻ, trước đây anh chủ yếu làm nương rẫy với cây keo. Sau thời gian được các cấp chính quyền động viên, anh đã khai hoang diện tích đất với hơn 1,5 ha để trồng các loại cây ăn trái và chăn nuôi gà, vịt.

Đến thời điểm hiện tại, anh sở hữu cho mình vườn cây ăn trái, với hơn 300 cây sầu riêng, 300 cây măng cụt, 240 cây mít, hàng nghìn cây chanh và chuối. Ngoài ra, anh còn chăn nuôi gà và đào ao thả cá để có thêm thu nhập. Không những thế, anh Linh cũng là 1 trong 12 hộ được hỗ trợ hươu sao để phát triển kinh tế theo chuỗi giá trị trong đợt này.

Hiện tại anh đã đầu tư chuồng trại bài bản, với số tiền bỏ ra khoảng hơn 70 triệu đồng làm chuồng 6 ngăn. Trong vài ngày tới, anh sẽ được cấp hỗ trợ 5 con hươu sao để thả nuôi. Với sự hỗ trợ từ các cấp, cùng với sự nỗ lực của bản thân, anh rất hy vọng trong thời gian tới kinh tế sẽ từng bước phát triển, đem lại thu nhập cao.

Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất

Là một trong những hộ được nhận hỗ trợ trâu để phát triển kinh tế theo mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, anh Hồ Văn Ring (đồng bào Gié Triêng, thôn 4, xã Phước Đức) đến nay vẫn chưa hết phấn khởi khi kể lại. 

“Trước khi được cấp trâu, tôi được cán bộ xã tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, làm chuồng trại. Tôi cũng trồng một sào cỏ để phòng khi trời mưa gió còn có cái cho bò ăn. Nhờ được hỗ trợ trâu để làm ăn, cùng với mở rộng làm nương rẫy, trồng keo, gia đình tôi cũng đã thoát khỏi hộ nghèo”, anh Ring nói.

Người dân chuẩn bị chuồng trại để thả nuôi hưu sao theo mô hình liên kết sản xuất.
Người dân chuẩn bị chuồng trại để thả nuôi hươu sao theo mô hình liên kết sản xuất

Ông Lê Quang Trung, Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn cho biết: Trong năm 2024, huyện đã giải ngân hơn 15 tỷ đồng để thực hiện Dự án 2 và Tiểu dự án 1 - Dự án 3 Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, qua đó hỗ trợ về con giống cho hơn 400 hộ dân với 29 dự án phát triển sản xuất cộng đồng và 4 dự án liên kết phát triển sản xuất. Theo đó, mỗi hộ được cấp 2 - 3 con trâu, bò; hoặc 10 con dê; hoặc 5 - 6 con heo sinh sản…

Ngoài ra, với nguồn vốn hơn 23 tỷ đồng từ Chương trình MTQG 1719, địa phương đã giải ngân để thực hiện hỗ trợ sản xuất theo chuỗi giá trị cho người dân. Huyện đã phân bổ cho các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện 27 dự án sản xuất, qua đó hỗ trợ hàng trăm con giống trâu, bò, dê cho người nghèo, cận nghèo.

Người dân được hỗ trợ trâu, bò để phát triển sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.
Người dân được hỗ trợ trâu, bò để phát triển sản xuất theo mô hình liên kết chuỗi giá trị và hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng

Ông Đặng Tấn Giản, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam chia sẻ từ các dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, toàn tỉnh đã triển khai được 150 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên địa bàn các huyện, với 3.391 hộ dân tham gia.

“Trong đó, địa phương tập trung vào các dự án hỗ trợ cho người dân về cây giống, con giống phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương như heo, bò, trâu, hươu sao và các loại cây trồng như quế, chè, ớt, cây ăn trái và những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh…. Qua đó, đã giúp cho hàng ngàn hộ dân từng bước cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo”, ông Đặng Tấn Giản thông tin.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trái vải thiều Việt Nam trên kệ hàng quốc tế

Trái vải thiều Việt Nam trên kệ hàng quốc tế

Việc đưa trái vải Việt Nam vào hệ thống bán lẻ lớn tại Mỹ không chỉ là thành công về thương mại mà còn khẳng định giá trị chuỗi cung ứng nông sản thông qua sự hợp tác chặt chẽ giữa đơn vị thu mua và nhà sản xuất. Để đưa trái vải vào hệ thống bán lẻ quốc tế.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Nhận diện thực chất vấn đề chuyển đổi số, quyết liệt tổ chức lại nhiệm vụ với tư duy đổi mới

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung: Nhận diện thực chất vấn đề chuyển đổi số, quyết liệt tổ chức lại nhiệm vụ với tư duy đổi mới

“Tầm nhìn xa, hành động mau lẹ, bắt đầu từ việc cụ thể……”. Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung về bài học kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung yêu cầu việc nhận diện thực chất vấn đề chuyển đổi số để quyết liệt tổ chức lại nhiệm vụ, với tư duy đổi mới.
Tiêu điều những bản làng “ba không” sau lũ dữ

Tiêu điều những bản làng “ba không” sau lũ dữ

Thời sự - Thanh Hải - 1 giờ trước
Thảm họa lũ lụt đi qua, để lại những bản làng xơ xác, tiêu điều. Cho đến cuối chiều 25/7 thì nhiều bản làng ở Nghệ An vẫn chưa thể liên lạc, tiếp cận được, đối mặt với “nhiều không”.
BĐBP TP. Cần Thơ bàn giao Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

BĐBP TP. Cần Thơ bàn giao Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Xã hội - Văn Long - Tào Đạt - 2 giờ trước
Từ ngày 22 - 25/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Cần Thơ đã tổ chức bàn giao 5 căn Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn đang công tác tại đơn vị. Đại tá Hà Huy Trường, Phó Chính ủy Ban Chỉ huy BĐBP TP. Cần Thơ chủ trì các Lễ bàn giao.
Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Dân tộc - Tôn giáo - Thiếu tá Nguyễn Minh Thế - 2 giờ trước
Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Nghiệp vụ Cảnh sát biển vừa tổ chức, thực hiện chương trình công tác dân vận với thông điệp “Cảnh sát biển với đồng bào DTTS, tôn giáo” tại xã Bình Minh, TP. Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhiều hoạt động tri ân người có công, thể hiện truyền thống

Lâm Đồng: Nhiều hoạt động tri ân người có công, thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tin tức - N.Tâm - B. Thuận - 2 giờ trước
Tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức các đoàn công tác thăm hỏi, tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là hoạt động có ý nghĩa, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch thu nhận mẫu ADN cho thân nhân liệt sĩ

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Chiều 25/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai kế hoạch số 356/KH-BCA-C06 về thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác nhận được danh tính trên toàn quốc do Bộ Công an tổ chức nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025).
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình tại biên giới Thái Lan - Campuchia

Khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình tại biên giới Thái Lan - Campuchia

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Ngày 25/7, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đưa ra khuyến cáo tới công dân Việt Nam liên quan tình hình biên giới Thái Lan - Campuchia.
Hàng trăm Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khối phố được bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Hàng trăm Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khối phố được bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Chính sách Dân tộc - Minh Anh - 3 giờ trước
Sáng 25/7, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Học viện Dân tộc khai giảng 2 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 140 bí thư chi bộ, trưởng thôn, khối phố ở vùng DTTS trên địa bàn.
Con số

Con số "biết nói" và cú hích phát triển nơi vùng cao Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Hơn 120 nghìn tỷ đồng được huy động-chủ yếu là nguồn xã hội hóa đầu tư trên nhiều lĩnh vực đưa thu nhập của người dân vùng khó khăn tăng gấp đôi, hạ tầng hiện đại phủ khắp bản làng.., đó là những gì mà các địa phương vùng cao Quảng Ninh có được sau 5 năm triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TU của Tỉnh ủy.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh tại tỉnh Cà Mau

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh tại tỉnh Cà Mau

Tin tức - Như Tâm - 4 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Cà Mau, Đoàn công tác Trung ương do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 kiểm tra kết quả sắp xếp tổ chức trong lực lượng tại TP. Cần Thơ

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 kiểm tra kết quả sắp xếp tổ chức trong lực lượng tại TP. Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 4 giờ trước
Ngày 25/7, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Thiếu tướng Chiêm Thống Nhất - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức quân sự địa phương khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, tại Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP. Cần Thơ, Bộ Chỉ huy Quân sự TP. Cần Thơ.