Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Tăng cường giám sát và triển khai đồng bộ giáo dục nghề và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Tào Đạt - Như Tâm - 10:03, 27/12/2024

Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi" Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Để có được kết quả đó, công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luôn được địa phương thực hiện thường xuyên.

Đào tạo nghề ngắn hạn đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp bà con có việc làm, tăng thêm thu nhập (Trong ảnh: Một tiết học của bà con tại lớp đan đát thủ công mỹ nghệ tại khóm Sân Chim, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)
Đào tạo nghề ngắn hạn đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp bà con có việc làm, tăng thêm thu nhập (Trong ảnh: Một tiết học của bà con tại lớp đan đát thủ công mỹ nghệ tại khóm Sân Chim, phường 2, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng)

Theo dõi sát, thường xuyên báo cáo

Thị xã Vĩnh Châu nằm ở khu vực ven biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào DTTS sinh sống (chiếm hơn 70% dân số), trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 53%; Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong đồng bào chiếm rất cao, nhiều hộ phải đi lao động tại các tỉnh, thành phố lớn.

Ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu, cho biết: Từ khi được phân bổ vốn để thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719, thị xã đã chủ động phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS.

“Hằng năm thị xã Vĩnh Châu được phân bổ vốn rất lớn, giúp đồng bào DTTS được giải quyết việc làm tại địa phương, nhiều lao động đi làm ăn tại các tỉnh, thành phố lớn có tay nghề và thu nhập ổn định; nhiều lao động có điều kiện hợp đồng đi lao động ở nước ngoài, đã tạo điều kiện cho nhiều hộ gia đình có điều kiện tự vươn lên thoát nghèo bền vững”, ông Trần Văn Thanh nói.

Với vai trò là cơ quan chuyên môn, các cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu đã thường xuyên theo dõi tiến độ, kết quả thực hiện Tiểu Dự án 3 tại địa phương, đơn vị thông qua các hình thức Hội nghị, báo cáo… Qua đó, kịp thời phát hiện vướng mắc để tham mưu, đề xuất cấp trên tháo gỡ trong quá trình thực hiện.

“Thời gian qua, đơn vị phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, xây dựng ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản để quản lý, điều hành tổ chức thực hiện. Cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao làm cơ sở để triển khai thực hiện Tiểu Dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719”, ông Trần Văn Thanh cho hay.

Tận dụng nguồn vốn đến từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719, thị xã Vĩnh Châu đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Tận dụng nguồn vốn đến từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG 1719, thị xã Vĩnh Châu đã chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Nhiều giải pháp để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ

Báo cáo của Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu cho thấy, trong giai đoạn 2021 - 2024, đơn vị đã tăng cường khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và xu hướng phát triển, quy hoạch của từng địa phương, đảm bảo gắn với việc làm đào tạo. Đặc biệt, làm tốt công tác dự báo về nhu cầu sử dụng nghề của xã hội để đảm bảo cho các học viên đã qua đào tạo có cơ hội tìm kiếm việc làm.

Cũng từ công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luôn được địa phương thực hiện thường xuyên, do đó, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu nắm bắt được tình hình, thông tin, chủ động điều chỉnh chương trình đào tạo theo hướng ưu tiên dạy thực hành để nâng cao kỹ năng nghề cho người học, xây dựng giáo trình giúp người học dễ tiếp cận và tiếp thu kiến thức.

Bên cạnh đó, địa phương cũng đã thiết kế các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lao động dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề, ứng dụng khoa học công nghệ số; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề cho các nhóm lao động đặc thù. Khuyến khích tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng số ngắn hạn theo hình thức thường xuyên, linh hoạt cho người lao động

Gắn đào tạo với thực hành, đào tạo theo nhu cầu thị trường và đơn đặt hàng của doanh nghiệp là hướng đi mới cho các trường để có thể đáp ứng được nhu cầu hiện nay cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói chung và cho nhu cầu doanh nghiệp nói riêng. Hợp tác với doanh nghiệp để tận dụng cơ sở vật chất, máy móc thiết bị để vừa giảm chi phí đầu tư, vừa gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp.

Tăng cường hoạt động tư vấn lựa chọn nghề học, thông tin và giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động; gắn với xóa đói, giảm nghèo và góp phần bảo đảm an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới. Có chính sách đãi ngộ và tôn vinh những người có tay nghề bậc cao, các nghệ nhân, nông dân, công nhân giỏi nghề.

Đồng thời, tăng cường đào tạo số giáo viên còn thiếu, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về quy mô đào tạo dạy nghề cho nông thôn hiện nay.

“Mặc dù khi triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, thế nhưng, các cấp, các ngành của thị xã Vĩnh Châu bằng cách vận dụng giải pháp đã giúp chính sách đi vào cuộc sống. Từ đó, giúp bà con DTTS có việc làm với mức thu nhập ổn định, đời sông được nâng cao”, ông Trần Văn Thanh nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lâm Đồng: Xe khách lao xuống vực, nhiều người bị thương

Lâm Đồng: Xe khách lao xuống vực, nhiều người bị thương

Tin tức - L.Minh - 21:38, 30/03/2025
Sau khi va chạm với phần đuôi xe tải, xe khách chở 36 người lao xuống vực sâu trên đèo Bảo Lộc khiến 1 người tử vong.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân bổ số lượng đại biểu dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân bổ số lượng đại biểu dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tùng Nguyên - 18:17, 30/03/2025
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vừa công bố phân bổ số lượng đại biểu các Ban Trị sự tỉnh, thành phố; các Ban, Viện Trung ương tham dự Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP. Hồ Chí Minh.
Tưng bừng Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” 2025

Tưng bừng Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” 2025

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 17:59, 30/03/2025
Ngày 29/3, tại Nhà Chung, Làng Văn hóa các DTTS huyện A Lưới (TP. Huế), Lễ Hội “Sắc xuân vùng cao A Lưới” năm 2025 chính thức khai mạc. Sự kiện thu hút đông đảo đồng bào DTTS, du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc của vùng cao A Lưới.
Kon Tum: Khánh thành nhà rông làng Kon Leang

Kon Tum: Khánh thành nhà rông làng Kon Leang

Trang địa phương - Ngọc Chí - 17:38, 30/03/2025
Chiều 30/3, đồng bào Xơ Đăng làng Kon Leang, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum) đã tổ chức Lễ khánh thành nhà rông truyền thống. Nhà rông được xây dựng từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Công đoàn Văn phòng Trung ương Đảng, Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam và đóng góp của dân làng Kon Leang.
Dâng hoa, dâng hương Tượng đài Chiến thắng Núi Bà, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Dâng hoa, dâng hương Tượng đài Chiến thắng Núi Bà, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tin tức - T.Nhân-N.Triều - 17:22, 30/03/2025
Sáng 30/3, tại Tượng đài Chiến thắng Núi Bà (thuộc Di tích lịch sử và thắng cảnh quốc gia Khu căn cứ Núi Bà), thuộc khu phố Trung Lương, thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định) đã diễn ra Lễ dâng hoa, dâng hương trọng thể nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt. Thiền viện Chơn Không và tượng Phật dát vàng khổng lồ. Người “thắp lửa” nơi biên giới quốc gia. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa

Lễ hội Tả Tài Phán của người Hoa

Media - BDT - 09:59, 30/03/2025
Lễ hội Tả Tài Phán, hay còn gọi là Lễ Cầu an, là văn hóa tín ngưỡng, mang đậm ý nghĩa tâm linh của đồng bào người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh. Đây là dịp người dân cầu cho linh hồn người đã khuất được siêu thoát, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, đời sống Nhân dân ấm no hạnh phúc.
Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực

Media - BDT - 09:53, 30/03/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 29/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Vua Lửa - Huyền thoại và hiện thực. Nhà thờ Chánh Tòa Nha Trang. “Vườn Địa Đàng” giữa vùng nắng gió. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt

Media - BDT - 09:44, 30/03/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Tết Hàn thực - Nét đẹp truyền thống của người Việt. Thiền viện Chơn Không và tượng Phật dát vàng khổng lồ. Người “thắp lửa” nơi biên giới quốc gia. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lợi ích của việc uống nước lá rau mùi đối với sức khỏe

Lợi ích của việc uống nước lá rau mùi đối với sức khỏe

Media - BDT - 09:35, 30/03/2025
Rau mùi là một trong những loại thảo mộc rất quen thuộc tại Việt Nam, là nguyên liệu cho những món ăn dân dã như: Salad, súp… Bên cạnh đó, loại thảo mộc này còn được biết đến bởi những lợi ích mà chúng đem lại cho sức khỏe con người, đó là nội dung chúng tôi sẽ gửi tới quý vị và các bạn trong chuyện mục tuần này.
Tính khả thi từ mô hình nuôi dúi ở xã vùng biên Thường Xuân

Tính khả thi từ mô hình nuôi dúi ở xã vùng biên Thường Xuân

Kinh tế - Quỳnh Trâm - 09:33, 30/03/2025
Với giá trị kinh tế cao, con dúi mốc đang được một số hộ dân ở xã vùng biên giới Bát Mọt, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) nuôi thử nghiệm, với kỳ vọng mang lại thu nhập cao, giúp các hộ thoát nghèo.