Xã hội -
Tào Đạt -
09:51, 28/12/2024 Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.
Lễ hội Chrôi Rum Chếk (Lễ hội Phước Biển) của đồng bào Khmer tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định và Bằng chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là lễ hội mang đậm những nét đặc sắc của các lễ hội đình, miếu Nam Bộ, với nhiều hoạt động đặc sắc.
Xã hội -
Tào Đạt - Như Tâm -
10:03, 27/12/2024 Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS và miền núi" Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Để có được kết quả đó, công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện luôn được địa phương thực hiện thường xuyên.
Ngày 8/3, tại xã Lạc Hòa (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công đoàn EVN tổ chức Lễ phát động thi đua hoàn thành các mục tiêu tiến độ thi công Dự án cấp điện từ lưới điện Quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Những năm gần đây, từ nguồn lực Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng đồng bào DTTS và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh DTTS.
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã ưu tiên triển khai các mô hình đào tạo nghề ngắn hạn, giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động nông thôn, góp phần rất lớn trong công tác giảm nghèo ở địa phương.
Từ ngày 1/7, cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) được triển khai đồng loạt trên toàn quốc. Nhờ làm tốt công tác truyền thông, Cuộc điều tra nhận được sự phối hợp tích cực cung cấp thông tin của đồng bào DTTS trên địa bàn. Theo đó, Cuộc điều tra 53 DTTS trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đã hoàn thành kế hoạch, đảm bảo đúng tiến độ và dữ liệu thông tin thu thập.
Xã hội -
Tào Đạt - Như Tâm -
10:56, 24/12/2024 Triển khai Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh thực hiện việc hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào DTTS đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Qua đó, đã giúp giải quyết việc làm hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.
Với đặc thù là địa phương có đông đồng bào DTTS, trong đó hơn 52% là người Khmer và 17% người Hoa, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn khá cao, thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) xác định, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm là cứu cánh giúp bà con vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Trong đó, nguồn lực từ Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) sẽ là đòn bẩy giúp địa phương thực hiện mục tiêu này.
Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện với 109 xã, phường, thị trấn và 775 khóm, ấp; dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS là 423.000 người (chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh). Nhờ làm tốt khâu chuẩn bị nên cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 (Cuộc điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, nội dung, kế hoạch, phương án điều tra.
Tin tức -
Song Vy -
14:20, 23/12/2024 Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng ngày 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và chính quyền địa phương tổ chức bữa cơm tri ân Liệt sĩ tại gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hai, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).
Kinh tế -
Thạch Bích Ngọc -
17:56, 22/04/2023 Ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), những năm gần đây, nhiều bà con nông dân đã chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Theo đó, thay thế dần các cây rau màu có thu nhập thấp sang trồng ớt cho giá trị kinh tế cao…
Năm nay, người trồng hành tím ở Vĩnh Châu rất phấn khởi vì vụ hành tím cho năng suất cao nhờ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, theo tiêu chuẩn VietGAP.
Cứ vào dịp hè về là con em đồng bào dân tộc Khmer ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại nô nức đến các chùa Khmer học tiếng mẹ đẻ, do chính các vị sư tại chùa trên địa bàn giảng dạy. Mùa hè 2021, dịch bệnh Covid - 19 bùng phát và diễn biến phức tạp, các nhà sư đã tìm ra nhiều cách giúp phật tử và trẻ em học tiếng mẹ đẻ, hạn chế đến chùa tập trung đông người.
Vĩnh Châu, thị xã miền biển tỉnh Sóc Trăng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, (chiếm 53%), có nhiều xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Trong những năm qua nhờ sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước thông qua ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, vốn vay ưu đãi, hỗ trợ cây, con giống… nên cuộc sống của đồng bào Khmer nơi đây có bước phát triển rõ nét, diện mạo các phum, sóc cũng ngày càng khởi sắc.
Kinh tế -
Phương Nghi -
21:38, 17/06/2024 Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) là thị xã miệt biển có đông đồng bào DTTS sinh sống (chiếm hơn 70%, trong đó hơn 53% là dân tộc Khmer). Qua hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), diện mạo và đời sống của người dân Vĩnh Châu nói chung, đồng bào Khmer nói riêng ngày càng khởi sắc.
Vĩnh Châu là thị xã vùng biển tỉnh Sóc Trăng, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống (chiếm trên 53%). Nhiều năm qua, Vĩnh Châu đã nỗ lực thực hiện nhiều chương trình, dự án, chính sách lồng ghép làm chuyển biến và thay đổi sâu sắc diện mạo ở các phum sóc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer.
Hành tím là cây trồng chủ lực của bà con Khmer vùng bãi ngang, ven biển ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) tập trung nhiều ở phường 2, Vĩnh Phước và xã Vĩnh Hải, Lạc Hòa. Vụ hành 2017-2018, Vĩnh Châu gieo trồng được gần 5.000ha, hiện nay, toàn thị xã còn khoảng 2.800 diện tích hành chưa thu hoạch. Với việc giá củ hành tím đi xuống và sản lượng thấp khiến đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Kinh tế -
Hồng Diễm -
11:53, 10/05/2021 Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là địa phương trồng nhiều hành tím nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hành tím Vĩnh Châu đã được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao và được cấp chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý năm 2019, nhờ đó giá hành tím cũng dần ổn định. Tuy nhiên, năm 2021, giá hành tím đột ngột bị giảm mạnh, khiến cho cuộc sống của người trồng hành tiếp tục lại rơi vào tình cảnh lao đao.
Trong những năm qua, bên cạnh việc giữ vững an ninh chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới biển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Sóc Trăng đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng nhiều mô hình kinh tế giúp đồng bào Khmer vươn lên thoát nghèo.