Trong một ngày cuối tháng 12/2024, chúng tôi tìm gặp cô giáo Ma Minh Anh, dân tộc Tày, giáo viên Trường THCS và THPT Hoành Mô. Đây là một trong 3 giáo viên của tỉnh Quảng Ninh vinh dự nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương lần thứ IV, năm 2024 do Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng.
Hoạt động dạy và học chữ Chăm đang trở thành nhu cầu thiết yếu của học sinh các trường tiểu học vùng đồng bào dân tộc Chăm tỉnh Ninh Thuận. Song thực trạng dạy và học chữ Chăm trên địa bàn tỉnh còn bất cập, nhất là tình trạng thiếu sách giáo khoa cần có những giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng dạy và học.
Đó là lời chia sẻ của tân sinh viên Đỗ Anh Tuấn, sinh năm 2006 tại Định Hoá, Thái Nguyên, người đã đạt thành tích đáng ngưỡng mộ trong kỳ thi Đại học vừa qua với số điểm 29.
Ấy là tâm sự đầy quyết tâm của Lương Thị Hoài Thu – thủ khoa đầu vào, Trường Đại học Vinh. Không những thế, ba năm dưới mái trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT số 2 Nghệ An, Thu đều đạt kết quả học tập loại giỏi. Trong niềm vui và tự hào được ra Hà Nội dự Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu, xuất sắc lần thứ XI, năm 2024 được tổ chức vào ngày 28/12 tại Hà nội, Hoài Thu khẳng định: Học xong ra trường, em sẽ về quê, cống hiến sức trẻ để xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.
Tối ngày 19/12, tại Học viện Dân tộc đã diễn ra sự kiện "Chào tân sinh viên khóa 4 và giao lưu sinh viên Học viện Dân tộc", sự kiện diễn ra nhằm hưởng ứng Ngày Sinh viên Việt Nam 9/1 và chuẩn bị chào đón năm mới 2025.
Buổi tối ở Lao Chải, gió bấc hun hút thổi. Trời đã chuyển lạnh tê tái. Sương đêm ập xuống, vây kín khắp các đỉnh núi, vạt nương. Bản làng cũng chìm trong biển sương mù. Sương trôi chầm chậm trên mặt đất, len lỏi những lối đi rồi tràn cả vào trong nhà làm ánh lửa bên các bếp thêm đượm...
Ngày 14/12, Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đã tổ chức Hội thi “Tìm hiểu quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống năm 2024”.
Chương trình “Thầy, cô thay đổi” đã được đông đảo cán bộ quản lý và giáo viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương hưởng ứng, tham gia tích cực, ngày càng được triển khai rộng rãi, chuyển biến từ “lượng” sang “chất”. Mỗi thầy giáo, cô giáo thực sự là những tấm gương điển hình trong việc nêu cao vai trò, trách nhiệm trong sự nghiệp “trồng người”. Chương trình cũng đã góp phần khơi dậy lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, lương tâm nhà giáo, tạo nền tảng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận là một trong những cơ sở giáo dục thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đã huy động các nguồn lực xã hội chăm lo dạy tốt, động viên học sinh thi đua học tốt. Nhiều học sinh tốt nghiệp từ Trường PTDTNT THPT Ninh Thuận tiếp tục học lên đại học, các bậc học cao hơn và trở thành cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vùng DTTS và thực hiện tốt chính sách dành cho học sinh DTTS. Đặc biệt, những năm gần đây, từ nguồn lực từ Tiểu dự án 3 – Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), địa phương đã ưu tiên đầu tư và hiện đại hóa cơ sở vật chất.
Sáng ngày 7/12, tại tỉnh Thanh Hóa, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức Lớp tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường (BVMT) cho cho gần 300 học viên là giáo viên, học sinh các trường: Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà chủ trì khai mạc lớp tập huấn.
Sinh hoạt giao lưu giới thiệu phát triển văn hóa hiện nay là một nhu cầu hết sức cần thiết với những học sinh DTTS ở các trường dân tộc nội trú. Vừa qua, trong đợt học ngoại khóa, Trường Vinschool Times Hà Nội (Vinschool) đã có buổi giao lưu văn hóa-văn nghệ bằng hình thức trực tuyến với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) tỉnh Bình Thuận với chủ đề “Lễ hội văn hóa Chăm”.
Ngày 28/11, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam đã trao trên 100 triệu đồng học bổng cho học sinh, sinh viên DTTS của Trường Cao đẳng Lào Cai.
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Thiếu giáo viên dạy tiếng DTTS là một trong những khó khăn để phát triển giáo dục dân tộc ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay. Thực trạng này đã được phân tích, đánh giá từ các cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS.
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Năm 2022, Nghệ An được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đây là tiền đề quan trọng để địa phương tiếp tục có những bước đi vững chắc trong công tác xóa mù chữ. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, địa bàn cách trở… đang là những trở ngại đối với công tác xóa mù chữ, đòi hỏi tỉnh Nghệ An có những giải pháp phù hợp.
Không chỉ làm tốt công tác bảo vệ an ninh biên giới, từ nhiều năm nay, với đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, hình ảnh những người thầy mang “quân hàm xanh” đã và đang trở nên gần gũi hơn bao giờ hết. Bởi, những người thầy đã và đang đem trí lực, tâm sức của mình, đem ánh sáng, con chữ và khát vọng cho trẻ em DTTS ở mọi miền Tổ quốc.
Ngày 20/11, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 và công bố quyết định bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng Nhà trường.
Từ năm học 2021 – 2022 đến nay, hàng trăm giáo viên trên địa bàn thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã viết đơn tình nguyện lên với các trường, lớp vùng đồng bào DTTS và miền núi công tác. Việc luân chuyển giáo viên từ các trường ở vùng thuận lợi lên vùng cao đã tiếp thêm động lực, tinh thần mới, giúp học sinh những nơi khó khăn có cơ hội được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học của giáo viên ở trung tâm; đồng thời giải quyết tình trạng thừa giáo viên ở vùng thuận lợi và thiếu giáo viên ở vùng khó khăn.