Ngày 30/9, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị), Công an huyện Hướng Hóa, Trung tâm trợ giúp pháp lý tỉnh Quảng Trị phối hợp với Trường THPT Lao Bảo tổ chức tuyên truyền phòng, chống ma túy; an toàn giao thông cho cán bộ, giáo viên và học sinh vùng DTTS ở thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa).
Trong hai ngày 28 - 29/9, tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức dạy thử nghiệm 7 tài liệu cho 7 ngôn ngữ DTTS trên địa bàn tỉnh.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Để tham mưu cho Chính phủ giải pháp sửa đổi chính sách phù hợp, sớm ban hành Đề án "Đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS trong các nhóm ngành Sức khỏe, Công nghệ thông tin, Nông nghiệp, Tài chính - Ngân hàng", Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đợt đi khảo sát thực trạng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao người DTTS tại một số địa phương.
Thực hiện Dự án 5 về phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh Thái Nguyên được phân bổ tổng số vốn là 98.289 triệu đồng, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 14.261 triệu đồng và vốn sự nghiệp là 84.028 triệu đồng.
Trong khuôn khổ Chiến dịch truyền thông vận động thúc đẩy bình đẳng giới, sáng 25/9, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên tổ chức chương trình “Giao lưu Trình diễn sáng kiến truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho thanh niên DTTS”. Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và sự tham gia của sinh viên là người DTTS trong các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới tại vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt về giáo dục đào tạo, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển vùng DTTS, miền núi. Giai đoạn 2021-2025, huyện Đồng Hỷ đã đầu tư 258,665 tỷ đồng cho cấp học mầm non đến cấp học THCS, phục vụ giáo dục tại các trường học ở vùng DTTS, vùng khó khăn trên địa bàn, nhờ đó đã góp phần khởi sắc cho giáo dục vùng cao.
Toàn tỉnh Thanh Hóa có 2.026 cơ sở giáo dục, trong đó rất nhiều cơ sở giáo dục ở các huyện miền núi bao năm vẫn trong tình trạng thiếu thiết bị giảng dạy và học tập. Để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có tờ trình gửi UBND tỉnh phê duyệt dự toán mua sắm thiết bị dạy học cho các lớp, dự kiến hoàn thành ngay trong học kỳ I năm nay, với kinh phí 200 tỷ đồng.
Sau nhiều năm triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS, giai đoạn 2016 - 2021” định hướng 2025, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, tạo thuận lợi để học sinh học tập, lĩnh hội tri thức.
Không chỉ được tăng cường khả năng sử dụng tiếng Việt, kỹ năng tính toán, mà các học viên còn được tham dự Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn… Đây là cách làm sáng tạo trong công tác xóa mù chữ đã và đang lan tỏa, góp phần nâng cao chất lượng công tác xóa mù chữ cho đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa, biên giới Lạng Sơn.
Thôn Mỹ Hiệp, xã Mỹ Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) tập trung chủ yếu đồng bào Raglay sinh sống. Tại đây, con em đồng bào học tập tại ngôi Trường Tiểu học Mỹ Sơn C. Đội ngũ thầy, cô giáo của trường luôn chăm lo giảng dạy cho các em học sinh địa phương đạt chuẩn kiến thức, vững bước lên học bậc THCS. Nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học, cao đẳng ra trường có việc làm, tạo bước phát triển mới đáng tự hào về sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào DTTS.
Do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3 gây sạt lở, ngập úng, chia cắt nhiều tuyến đường, nhà dân, nhiều điểm trường lẻ tại các huyện vùng cao Thanh Hóa phải cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mới đây, tại Phiên họp thứ II, Ban Chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục Hà Giang giai đoạn 2023-2030 đã nêu lên nhiều vấn đề còn tồn tại, thách thức đối với giáo dục Hà GIang, trong đó, là tình trạng thiếu trên 2.000 giáo viên trước thềm năm học mới cần có giải pháp khắc phục.
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.
Ngày 5/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã dự Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025 của Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc (tỉnh Thái Nguyên). Cùng tham dự có: Đại diện các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên, các thầy cô giáo cùng gần 3.000 học sinh của trường.
Cùng với cả nước, sáng 5/9, học sinh các cấp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã nô nức tới trường trong ngày Khai giảng năm học mới.
Cùng với học sinh cả nước, sáng 5/9, hơn 102.000 học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum háo hức đến trường dự Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025. Thầy và trò ở vùng cao Kon Tum quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Để chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho năm học mới 2024 – 2025, các trường học ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang hoàn thành việc nâng cấp, sửa chữa trường lớp học, mua sắm trang thiết bị; rà soát, sắp xếp, điều động đội ngũ giáo viên nhằm bảo đảm tốt nhất công tác dạy và học của các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, trong đó có lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Thông qua các chủ trương, chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển, sự nghiệp giáo dục vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã có những chuyển biến rõ nét.