Những phòng học dựng tạm bằng tre, nứa trước đây, nay đã thay thế bằng ngôi trường mới khang trang, sạch đẹp. Niềm vui ấy không chỉ dành riêng cho thầy và trò vùng sâu, mà còn là hạnh phúc của người dân nơi núi rừng Ea Rớt, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), hệ thống trường, lớp, trang thiết bị dạy học ở các trường trên địa bàn huyện biên giới Đăk Glei (Kon Tum) đã cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Thầy và trò ở huyện biên giới còn nhiều khó khăn này phấn khởi và vững tin bước vào năm học mới 2024 - 2025.
Chiều 29/8, Câu lạc bộ (CLB) Phóng viên thường trú trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã đến thăm và tặng quà cho các em học sinh Trường Mầm non Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa (Quảng trị).
Cùng với ngành Giáo dục trên địa bàn cả nước, chỉ còn ít ngày nữa hơn 260 nghìn học sinh các cấp, cùng toàn thể cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hà Giang bước vào năm học 2024 - 2025, với quyết tâm vượt khó, đổi mới, tận tâm trong sự nghiệp "trồng người". Nhân dịp này, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang Bùi Quang Trí đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về công tác chuẩn bị, những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác giảng dạy, học tập năm học mới.
Để chuẩn bị tốt năm học mới 2024 - 2025, nhiều địa phương trên cả nước đã chú trọng sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất trường, lớp học; ưu tiên các hạng mục công trình, như: phòng học, thư viện, nhà vệ sinh, công trình nước sạch; đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tối thiểu...
Nhằm tạo động lực phấn đấu cho các thầy, cô giáo và các em học sinh DTTS, vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Đoàn đại biểu giáo viên, học sinh DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm học 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thăm quan, học tập tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Tuyên Quang.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa tổ chức tổng kết Ngày hội giao lưu Toán, Tiếng Việt cho học viên xóa mù chữ cấp tỉnh, năm 2024. Tham dự Ngày hội có 87 học viên có thành tích tốt, được lựa chọn từ 222 học viên đã tham dự tại vòng thi cấp cụm.
Trong 66 học sinh đạt điểm cao của Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2024 được UBND tỉnh Nghệ An tuyên dương mới đây, vùng DTTS có đến 17 gương mặt.
Ngày 22/8, tại chùa Thứ Năm (huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang) đã diễn ra Lễ bế giảng lớp học ngữ văn Khmer hè năm 2024.
Ngày 20/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Họp báo Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô 2024 và Lễ tuyên dương vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).
Chiều 21/8, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã có buổi gặp mặt Đoàn đại biểu, giáo viên, học sinh DTTS tiêu biểu tỉnh Thái Nguyên năm 2024. Tham dự buổi gặp mặt có lãnh đạo Ban Dân tộc, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng 21 thầy cô giáo và 107 em học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có thành tích cao trong năm học vừa qua.
Vừa qua, Đồn Biên phòng Tam Quang, Bộ đội Biên phòng Nghệ An phối hợp với xã Tam Quang, huyện Tương Dương và các đơn vị đồng hành tài trợ tổ chức Lễ ra mắt mô hình “Ký túc xá vùng biên”.
Việc hình thành một số kỹ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng tiếng Việt cho trẻ là học sinh đồng bào DTTS trước khi vào lớp 1 có vai trò quan trọng nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, các địa phương có học sinh người DTTS đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai dạy tiếng Việt cho trẻ em là người DTTS trước khi vào lớp 1.
Trong 2 ngày 19 và 20/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ trao học bổng thực hiện Chương trình “Nâng bước em tới trường” năm 2024 cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng.
Nhóm học sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Cư M’gar, huyện Cư M’gar, Đắk Lắk đã sáng tác bộ truyện tranh song ngữ Tiếng Việt - Ê Đê, giới thiệu về phong tục, tập quán, truyền thống yêu nước, văn hóa, con người, ẩm thực… của người Ê Đê. Thông qua bộ truyện, nhóm học sinh muốn truyền thông điệp bảo tồn, quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc đến các thế hệ học sinh DTTS.
“Đến hẹn lại lên” khi năm học mới chuẩn bị bắt đầu, tình trạng thừa, thiếu giáo viên dạy các môn học mới vẫn diễn ra ở nhiều địa phương. Theo thống kê, tính đến tháng 4/2024, cả nước vẫn thiếu hơn 113.000 giáo viên ở các cấp học. Đây là vấn đề nan giải trước thềm năm học mới của nhiều địa phương, đòi hỏi ngành Giáo dục phải có giải pháp thật phù hợp và khoa học để khắc phục cơ bản tình trạng này.
Những năm qua, một trong những nhiệm vụ luôn được nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an Hà Giang dành tình cảm, tâm huyết để hoàn thành, là mô hình “Con nuôi Công an xã”. Ở vùng cao núi đá Đồng Văn, có 16 em nhỏ đang được Công an các xã, thị trấn nuôi dưỡng và giúp đỡ. Hoàn cảnh của mỗi em đều là một câu chuyện xúc động. Các em được may mắn có những người "bố" là chiến sĩ Công an đã và đang truyền cho các em ngọn lửa ấm để các em có động lực, cơ hội vươn tới tương lai tốt đẹp.
Nhằm động viên, khích lệ các giáo viên tiêu biểu và các em học sinh DTTS có thành tích xuất sắc trong học tập, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã tổ chức Đoàn cho học sinh, giáo viên tiêu biểu đi viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan các di tích lịch sử.
Chiều 13/8, Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng phối hợp với chùa Prêy Chóp, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tổ chức bế giảng lớp dạy chữ và tiếng Khmer trong dịp Hè năm 2024 cho các em học sinh trên địa bàn xã.
Bộ sách “Ngôn ngữ các dân tộc Thái - Kađai ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của Chương trình nghiên cứu Tai-Kadai Việt Nam, trực thuộc Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) nghiên cứu, biên soạn và xuất bản. Bộ sách gồm 5 tập, do PGS.TS Vương Toàn, Chủ nhiệm Chương trình và PGS.TS Phạm Văn Lợi, Trưởng phòng Nghiên cứu Khu vực học đồng chủ biên. Đây là tư liệu quý góp phần bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Thái - Kađai ở Việt Nam trong đời sống hiện đại.