PGS,TS. Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính phát biểu tại Tọa đàmĐây là một diễn đàn quan trọng nhằm cập nhật, chia sẻ xu hướng và mô hình quản lý tài sản sốtại các quốc gia đi đầu như Hồng Kông, tạo không gian trao đổi giữa các chuyêngia, học giả, nhà quản lý và doanh nghiệp, thảo luận các vấn đề cấp báchliên quan đến khung pháp lý và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực tài sản số, gópphần định hình tương lai của thị trường tài chính tại Việt Namtừ những bài học của quốc gia trên thế giới và khu vực châu Á.
Qua đó mở ra các cơ hội đối thoại và hợp tác trong tương lai, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường tài sản số tại Việt Nam và khu vực.
Phát biểu khai mạc, PGS,TS. Nguyễn Đào Tùng, Giám đốc Học viện Tài chính nhấn mạnh vai trò của tài sản số trong việc tái định hình hệ thống tài chính toàn cầu, đồng thời kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, cơ sở nghiên cứu, và doanh nghiệp để xây dựng một khung pháp lý minh bạch, bền vững và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ông cũng khẳng định cam kết của Học viện Tài chính trong việc tiên phong nghiên cứu và đào tạo về công nghệ tài chính tại Việt Nam.
Quang cảnh Tọa đàmTiếp nối chương trình, GS. Phan Quang Tuấn, Giám đốc Văn phòng Đại diện Đại học Hồng Kông tại Việt Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Dự án và Nghiên cứu Châu Á (ACRC) thuộc Trường Kinh doanh - Đại học Hồng Kông, và Chủ tịch Hiệp hội Hệ thống Thông tin Việt Nam (VAIS) đã chia sẻ về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc giải quyết các thách thức pháp lý và kỹ thuật của tài sản số. GS. Phan Quang Tuấn nhấn mạnh Việt Nam, với tiềm năng phát triển kinh tế số mạnh mẽ, cần tận dụng các bài học kinh nghiệm từ các thị trường phát triển như Hồng Kông để xây dựng một hệ sinh thái tài chính số an toàn và hiệu quả.
GS. Alan Kwan, Tiến sĩ tại Đại học Cornell, tốt nghiệp đại học tại Dartmouth, và hiện là Giám đốc Chương trình Thạc sĩ Tài chính trong Công nghệ Tài chính (MFFinTech) tại Trường Kinh doanh - Đại học Hồng Kông, đã trình bày chủ đề “Luật hóa tài sản mã hóa (Regulating Crypto)”. Trong bài trình bày, GS. Kwan phân tích các mô hình quản lý tài sản số tại các quốc gia phát triển, đồng thời chỉ ra những rủi ro tiềm ẩn như rửa tiền, gian lận tài chính, và biến động thị trường. Ông nhấn mạnh rằng một khung pháp lý hiệu quả cần cân bằng giữa việc bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy đổi mới công nghệ. GS. Kwan cũng chia sẻ các nghiên cứu mới nhất về tác động của quy định đối với sự phát triển của thị trường tiền mã hóa, thu hút sự chú ý từ đại biểu tham dự.
GS. Fangzhou Lu, giảng viên Tài chính tại Trường Kinh doanh - Đại học Hồng Kông, trình bày chủ đề “Định hướng trong bối cảnh quy định pháp lý mới (Web 3.0: Navigating the New Regulatory Era)”. Bài trình bày của GS. Lu tập trung vào sự chuyển đổi từ nền tảng internet tập trung sang nền tảng internet phi tập trung (Web 2.0 sang Web 3.0), với trọng tâm là các công nghệ chuỗi khối (blockchain), hợp đồng thông minh, và tài sản số phi tập trung. GS thảo luận về những thách thức pháp lý mới mà nền tảng internet phi tập trung (Web 3.0) dựa trên chuỗi khối (blockchain) đặt ra, bao gồm quyền sở hữu dữ liệu, bảo mật thông tin, và quản lý các tổ chức tự trị phi tập trung. GS. Lu cũng đề xuất một số giải pháp để các nhà quản lý có thể thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái Web 3.0, đồng thời đảm bảo tính công bằng và minh bạch.Bốn chuyên gia uy tín, như: GS. Alan Kwan, Đại học Hồng Kông, tiếp tục chia sẻ quan điểm về cách áp dụng các quy định quốc tế vào thị trường Việt Nam; GS. Fangzhou Lu, Đại học Hồng Kông, thảo luận về vai trò của các tổ chức học thuật trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách; ông Tô Trần Hòa, Phó Trưởng Ban Phát triển Thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mang đến góc nhìn từ cơ quan quản lý nhà nước, nhấn mạnh nhu cầu xây dựng các quy định phù hợp với đặc thù thị trường Việt Nam để bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng; ông Lê Bảo Nguyên, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ số (SSI Digital), chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ phía doanh nghiệp, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân trong việc hợp tác với các cơ quan quản lý để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính sáng tạo.
GS. Fangzhou Lu, giảng viên Tài chính tại Trường Kinh doanh - Đại học Hồng Kông thuyết trìnhBốn chuyên gia uy tín, như: GS. Alan Kwan, Đại học Hồng Kông, tiếp tục chia sẻ quan điểm về cách áp dụng các quy định quốc tế vào thị trường Việt Nam; GS. Fangzhou Lu, Đại học Hồng Kông, thảo luận về vai trò của các tổ chức học thuật trong việc hỗ trợ xây dựng chính sách; ông Tô Trần Hòa, Phó Trưởng Ban Phát triển Thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, mang đến góc nhìn từ cơ quan quản lý nhà nước, nhấn mạnh nhu cầu xây dựng các quy định phù hợp với đặc thù thị trường Việt Nam để bảo vệ nhà đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng; ông Lê Bảo Nguyên, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ số (SSI Digital), chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ phía doanh nghiệp, nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân trong việc hợp tác với các cơ quan quản lý để phát triển các giải pháp công nghệ tài chính sáng tạo.
Qua đó đã tạo ra một không gian đối thoại cởi mở, nơi các bên liên quan chia sẻ quan điểm về các vấn đề như quản lý rủi ro, thúc đẩy đổi mới, và xây dựng niềm tin của công chúng đối với tài sản số. Các câu hỏi từ đại biểu tham dự đã làm phong phú thêm cuộc thảo luận, bao gồm các chủ đề như bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuế tài sản số, và vai trò của trí tuệ nhân tạo trong quản lý thị trường.
Học viện Tài chính và Trường Kinh doanh - Đại học Hồng Kông cam kết tiếp tục tổ chức các sự kiện tương tự để hỗ trợ nghiên cứu, đào tạo và đổi mới trong lĩnh vực công nghệ tài chính, qua đó đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế số tại Việt Nam.