Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hành trình tìm con chữ nơi rẻo cao

Nguyễn Nga - 5 giờ trước

Điểm trường Hoàng Trù Văn thuộc Trường Mầm non Sin Suối Hồ ở bản Chảng Phàng (xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, Lai Châu) - nằm cách trung tâm xã 20km. Nơi đây chưa có điện, chưa có chợ và chưa có đường giao thông thuận lợi. Dẫu gian nan, nhưng những học trò người DTTS vẫn kiên trì vượt qua quãng đường gập ghềnh để đến lớp.

Con đường đến trường của các em nhỏ điểm trường Hoàng Trù Văn.
Trên con đường đến điểm trường Hoàng Trù Văn

Vượt khó đến lớp

Bản Chảng Phàng có 57 hộ dân sinh sống, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông và Dao, nằm rải rác dọc theo các triền đồi. Mùa Hè, cái nắng gay gắt bao trùm khắp bản làng, còn mùa Đông, những cơn gió lạnh buốt len lỏi qua từng vách nhà.

Từ tờ mờ sáng, khi sương còn giăng kín lối, từng tốp học sinh băng qua những con đường mòn dốc cao để đến lớp. Có bé nhà ở xa trường thì được bố mẹ đưa đến lớp, còn lại phần lớn tự rủ nhau đi bộ. Nhiều bé đi chân đất, có bé mang đôi dép đã sờn rách, nhưng ánh mắt vẫn ánh lên niềm vui khi nghĩ đến mái trường thân yêu. Với các em, được đi học là niềm hạnh phúc.

Bữa trưa, các bé mầm non điểm trường Hoàng Trù Văn mở vội cặp lồng cơm mang theo từ nhà. Trong chiếc cặp lồng nhỏ, có khi chỉ là ít rau, miếng cá khô cứng ngắc. Bé nào nhà có điều kiện hơn thì có thêm quả trứng. Dù bữa ăn đạm bạc là vậy, nhưng ánh mắt các em vẫn ánh lên niềm vui, hạnh phúc.

Bữa cơm trưa đạm bạc của các em nhỏ.
Bữa cơm trưa đạm bạc của các em nhỏ

Cô giáo Phạm Thao, Hiệu trưởng Trường Mầm non Sin Suối Hồ cho biết, điểm trường Hoàng Trù Văn hiện có 17 học sinh mầm non trong độ tuổi 3-5 tuổi. Trước đây, lớp học chỉ là căn nhà tạm mái tôn. Nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện, năm 2024 điểm trường đã được xây dựng lại kiên cố hơn với nhà khung sắt, mái tôn, tường bằng tấm alu và nền lát đá hoa. Lớp học có một gian lớn vừa là nơi học tập, vừa là chỗ ngủ trưa của các em; phía trong là kho chứa đồ và một phòng vệ sinh. Lớp học đã có quạt trần và bóng điện nhưng do chưa có điện lưới nên chưa đưa vào sử dụng.

Dẫu thiếu thốn đủ bề, nhưng khó khăn không thể dập tắt khát khao học tập của các bé mầm non điểm trường Hoàng Trù Văn. Từng trang sách, từng nét chữ nắn nót chính là minh chứng cho ước mơ của các bé về một tương lai tươi sáng hơn.

Điểm trường Hoàng Trù Văn thuộc Trường Mầm non Sin Suối Hồ
Điểm trường Hoàng Trù Văn thuộc Trường Mầm non Sin Suối Hồ (Lai Châu)

Bền bỉ trên hành trình tìm chữ

Không chỉ học sinh, mà thầy cô nơi đây cũng là những người đồng hành bền bỉ, hết lòng vì con chữ. Nhiều giáo viên trẻ đã tình nguyện lên Hoàng Trù Văn, bám bản, bám trường để mang kiến thức đến với các em.

Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm - giáo viên phụ trách lớp tại điểm trường Hoàng Trù Văn - chia sẻ: Quãng đường từ trung tâm bản Chảng Phàng vào điểm trường dài khoảng 5km, chỉ là lối mòn nhỏ hẹp, dốc và lởm chởm đá. Mùa mưa, đường trơn trượt, chỉ giáo viên tay lái vững mới dám đi xe máy, còn phần lớn phải đi bộ. Ở đây không có điện, không có sóng wifi. Những ngày nắng, cô tranh thủ sau giờ dạy chạy ra trung tâm bản để sạc nhờ điện thoại, máy tính và tải các video phục vụ học tập mang về mở cho các em xem.

Lớp học mầm non tại điểm trường Hoàng Trù Văn.
Lớp học mầm non tại điểm trường Hoàng Trù Văn

Hành trình đến trường của học sinh mầm non đã vất vả, thì con đường tìm chữ của các em học sinh tiểu học và trung học cơ sở còn gian nan hơn. Để học cái chữ, các em phải ra ngôi trường bán trú tại trung tâm xã. Mỗi chiều thứ Sáu, các em lại đi bộ hơn 20km về nhà, rồi chiều Chủ Nhật lại trở ra trường. 6 tuổi - cái tuổi vẫn cần sự chăm sóc của cha mẹ - các em đã phải sống tự lập trong môi trường bán trú. Các em tự giặt quần áo, tự chăm sóc bản thân dưới sự hướng dẫn của thầy cô.

Em Giàng A Páo (học sinh lớp 4, Trường Tiểu học Sin Suối Hồ) chia sẻ: "Đường đi học xa lắm, nhưng em không thấy mệt. Được đến lớp, được học chữ là em vui rồi".

Các bé lớp học mầm non tại điểm trường Hoàng Trù Văn học trên máy tính
Các bé lớp học mầm non tại điểm trường Hoàng Trù Văn học trên máy tính

Trong căn phòng nhỏ ở trường bán trú, từng đôi dép, từng chiếc áo đã sờn vải được xếp ngay ngắn. Mỗi sáng, các em tự giác thức dậy, gấp chăn màn và đến lớp đúng giờ. Giờ ra chơi, các em nô đùa trong sân trường với những quả bóng cũ, những chiếc dây nhảy được kết từ sợi thừng. Tiếng cười trong trẻo của các em giữa núi rừng khiến lòng người bỗng nhẹ nhàng hơn.

Dẫu khó khăn, nhưng thầy và trò nơi đây vẫn bền bỉ bám trụ. Thầy cô không chỉ là người dạy chữ mà còn là chỗ dựa tinh thần, là người cha, người mẹ thứ hai của các em học sinh DTTS. Nhiều thầy cô đã từ bỏ cuộc sống đủ đầy ở thành phố để gắn bó với những bản làng xa xôi, bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng con chữ chính là ánh sáng, là con đường duy nhất giúp các em thoát nghèo.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tín ngưỡng, tôn giáo

Tin tức - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Sáng 16/04, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã khai mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn quy trình, thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã. Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày 16 và 17/4.
EVNNPC: Đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Quý I/2025

EVNNPC: Đảm bảo cung ứng điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Quý I/2025

Kinh tế - PV - 2 giờ trước
Trong quý đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã duy trì ổn định việc cung cấp điện an toàn, liên tục cho 27 tỉnh/thành phố miền Bắc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân.
Sìn Hồ: Tìm thấy 2 thi thể nạn nhân bị nước cuốn trôi

Sìn Hồ: Tìm thấy 2 thi thể nạn nhân bị nước cuốn trôi

Trang địa phương - Minh Nhật - 2 giờ trước
Sau 3 ngày nỗ lực tìm kiếm, chiều ngày 15/4, các lực lượng huyện Sìn Hồ (Lai Châu) đã tìm thấy 2 thi thể nạn nhân nghi do bị nước cuốn trôi khi đi qua cầu tràn khu vực suối Lùng Cù (xã Lùng Thàng, huyện Sìn Hồ).
Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến của khách du lịch Nga

Du lịch - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 15/4, theo Hiệp hội Các công ty lữ hành của Nga, khoảng 900 nghìn người Nga sẽ đi du lịch nước ngoài vào kỳ nghỉ tháng 5, tăng 200 nghìn người so cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, Việt Nam lọt vào top 5 điểm đến ở nước ngoài được du khách Nga lựa chọn.
Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Lễ Thắk Côn - Nét văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Phương Nghi - 3 giờ trước
Lễ Thắk Côn, hay Lễ hội cúng dừa của đồng bào Khmer, được tổ chức hằng năm tại chùa Mahasal Thatmon, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng, từ ngày Rằm đến 17 tháng Ba Âm lịch (tức 12 – 14/4/2025). Lễ Thắk Côn được người Khmer tổ chức để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và vun đắp tinh thần sống chan hòa, yêu thương, hạnh phúc, cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Phum sóc rộn ràng Tết Chôl Chnăm Thmây. Muôn kiểu "giải nhiệt" cho cây. Người giữ gìn nghề dệt thổ cẩm ở thôn Đăk Niêng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
EVNNPC: Đóng điện thành công công trình Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

EVNNPC: Đóng điện thành công công trình Trạm biến áp 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang

Xã hội - PV - 3 giờ trước
Ngày 14/4, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã hoàn thành và đóng điện thành công công trình trọng điểm Trạm biến áp (TBA) 220kV Phú Bình 2 và đường dây rẽ Thái Nguyên – Bắc Giang.
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Phát huy vai trò Người có uy tín để “việc khó thành dễ” (Bài 2)

Phóng sự - Lê Hường - 3 giờ trước
Đội ngũ những Người có uy tín ở cơ sở đã thể hiện tốt vai trò, trách nhiệm, tận tụy tuyên truyền, vận động Nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự; chủ động phát huy nội lực trong phát triển kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp sức thúc đẩy sự phát triển nơi buôn làng... Khi vai trò của Người có uy tín được phát huy, "việc khó cũng thành dễ".
Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Những “điểm tựa” nơi đại ngàn Tây Nguyên: Tận tụy vì sự phát triển của buôn làng (Bài 1)

Phóng sự - Lê Hường - 4 giờ trước
Khu vực Tây Nguyên là nơi hội tụ của hầu hết thành phần dân tộc Việt Nam, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước; là nơi có nền văn hóa đa dạng, phong phú với những đặc trưng riêng biệt. Cùng với chính sách của Đảng, Nhà nước, đội ngũ Người có uy tín đã có những đóng góp quan trọng trên hành trình phát triển vùng đất Tây Nguyên. Họ chính là lực lượng quần chúng đặc biệt của chính quyền địa phương, làm việc vì cộng đồng không mệt mỏi, là trung tâm đoàn kết, là “điểm tựa" của buôn làng.
Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Niềm vui Tết Chôl Chnăm Thmây

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 5 giờ trước
Ðồng bào Khmer Nam Bộ hiện có hơn 1,3 triệu người, sinh sống thành cộng đồng, đan xen với các dân tộc Kinh, Hoa và một số dân tộc khác. Hằng năm, cứ đến giữa tháng Tư, đồng bào Khmer lại rộn ràng vui đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây - lễ hội quan trọng nhất, đánh dấu thời điểm năm mới theo lịch cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer.
Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững – Bài 1

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 5 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.