Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lan tỏa hình ảnh văn hóa, con người Hà Giang qua âm nhạc

Văn Hoa - 00:16, 23/06/2024

Hà Giang là mảnh đất địa đầu của Tổ quốc với hơn 19 dân tộc anh em cùng sinh sống. Phong cảnh thiên nhiên độc đáo kết hợp với sự đa dạng về văn hóa các dân tộc khiến cho Hà Giang thu hút sự sáng tạo của giới văn nghệ sĩ, đặc biệt trong lĩnh vực âm nhạc. Những năm qua, giới văn nghệ sĩ đã sáng tác ra nhiều bài hát, MV âm nhạc đặc sắc, tạo tiếng vang trên các trang mạng xã hội, giúp lan tỏa hình ảnh, con người Hà Giang, thúc đẩy du lịch Hà Giang phát triển mạnh mẽ.

Một góc cao nguyên đá Hà Giang
Một góc cao nguyên đá Hà Giang

Gây thương nhớ

Với những ai chưa từng được đặt chân đến mảnh đất Hà Giang, khi vô tình nghe được ca khúc “Hà Giang ơi” của nhạc sĩ trẻ Quách Beem (tên thật là Đoàn Đông Đức), thì tin rằng, ai ai cũng muốn đến để trải nghiệm Hà Giang.

Thật vậy, khi nghe những ca từ ngọt ngào đắm say lòng người: “Đây Hà Giang nắng hồng gọi mây/ Bức tranh đẹp ngỡ là tiên cảnh/ Núi nghiêng mình yêu thương/ Cao nguyên đá sáng bừng kỳ vĩ/ Mùa tháng ba lòng ai thổn thức/ Tiếng khèn ơi xa mãi ngút ngàn/ Đường hạnh phúc nghĩa tình hoa máu/ Mã Pí Lèng hùng vĩ non sông/ Hà Giang ơi sao mà yêu thế/ Lúa vào mùa say cả thi nhân…” sẽ thôi thúc mọi người cố gắng đến với Hà Giang ít nhất một lần trong đời.

Ca khúc “Hà Giang ơi” của nhạc sĩ trẻ Quách Beem đã đã gây thương nhớ cho bao khán giả, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch của mọi miền Tổ quốc đến với Hà Giang
Ca khúc “Hà Giang ơi” của nhạc sĩ trẻ Quách Beem đã đã gây thương nhớ cho bao khán giả, tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch của mọi miền Tổ quốc đến với Hà Giang

Ca khúc “Hà Giang ơi” của nhạc sĩ trẻ Quách Beem đã trở thành ca khúc nhạc quê hương đạt được 25 triệu lượt xem trên các trang mạng xã hội; khiến Hà Giang trở thành vùng đất gây thương nhớ với bao người, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Tài khoản YouTube “@nguyentungnhan5620” khi nghe bài hát “Hà Giang ơi” đã thốt lên rằng: “Nếu ai đó đã đặt chân tới mảnh đất Hà Giang rồi thì bật bài này lên nghe, sẽ thấm từng câu, từng chữ và muốn đi thêm 1 lần. 2 lần và nhiều lần nữa. Tôi là người miền Tây sông nước, nghe bài này xong mê quá, xách balo lên và đi, đi xong không muốn về, khi về rồi thì lúc nào cũng nhớ Hà Giang. Sẽ sớm quay lại thôi Hà Giang ơi, đợi tớ nhé!”.

Hay tài khoản “@DongQuangThieu6790” cũng nói, vì bài hát này của Quách Beem mà tôi đã quay trở lại Hà Giang du lịch lần thứ 2 trong 1 năm. Cảnh đẹp tự nhiên bao la hùng vĩ, con người thân thiện, thật thà. Hà Giang 23 mãi đỉnh.

Âm nhạc đã lan tỏa hình ảnh văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Hà Giang tới gần hơn với khán giả
Âm nhạc đã lan tỏa hình ảnh văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc và khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Hà Giang tới gần hơn với khán giả

Mới đây, tác giả Ngô Sỹ Ngọc (A Páo) - được mệnh danh là người thổi hồn vào đá, một nhạc sĩ, ca sĩ trẻ, Youtuber nổi danh với hơn 3.000 MV ca nhạc, trong đó các ca khúc, MV anh thể hiện tại Hà Giang đều gây được tiếng vang lớn, được khán giả đón nhận. Các ca khúc được anh thể hiện một cách mộc mạc, đậm chất người vùng cao, khỏe khoắn, hào sảng, vô tư, trong sáng, lạc quan, yêu đời, quên đi cái vất vả về cuộc sống vùng cao với điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. 

Nhiều ca khúc, MV của A Páo được khán giả yêu thích, đạt hàng triệu lượt xem, góp phần lan tỏa hình ảnh về văn hóa, con người Hà Giang tới mọi miền Tổ quốc, tạo sự tò mò, thôi thúc mọi người đến Hà Giang để trải nghiệm. Tiêu biểu có thể kể như ca khúc: “Người vùng cao là thế” đạt 2,2 triệu lượt xem; MV “Phiên chợ ngày xuân” đạt 247 ngàn lượt xem; “Mù say say thẩm mã đèo” đạt 48 ngàn lượt xem;…

Bài hát về Hà Giang của A Páo luôn đón nhận được sự yêu mến của khán giả
Bài hát về Hà Giang của A Páo luôn đón nhận được sự yêu mến của khán giả

Đưa Hà Giang gần hơn với mọi người

Hà Giang là mảnh đất đầy bản sắc với đa dạng văn hóa các dân tộc thiểu số, là nguồn cảm hứng sáng tác của biết bao thế hệ các nhạc sĩ Việt Nam. Nhiều tác giả, ca khúc, MV về Hà Giang đã được công chúng đón nhận, yêu quý. 

Tiêu biểu phải kể đến nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc, một nhạc sĩ của núi rừng Hà Giang, ông đã có hơn 60 ca khúc viết về quê hương Hà Giang đi vào lòng người rất đặc sắc. Tiêu biểu như ca khúc “Hà Giang quê hương tôi” (sáng tác năm 1972), là tiếng lòng của nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc với Hà Giang. Bài hát này là huyền thoại trong lòng người dân Hà Giang, đưa Hà Giang đến gần hơn với tất cả mọi người gần xa.

Biểu diễn múa kiếm của đồng bào dân tộc Giáy được biểu diễn tại Chợ phong lưu Khâu Vai, huyện Mèo Vạc
Biểu diễn múa kiếm của đồng bào dân tộc Giáy được biểu diễn tại Chợ phong lưu Khâu Vai, huyện Mèo Vạc

Hay ca khúc “Người Mèo ơn Đảng”, là hình ảnh những đoàn cán bộ tuyên truyền cho cách mạng lặn lội đến tận những bản làng của đồng bào Mông xa xôi, để vận động bà con không nghe lời kẻ xấu, không đốt rẫy làm nương, xuống núi, sống quây quần ở những bản mới định cư. Bài hát được biểu diễn ở hầu khắp các chương trình nghệ thuật lớn, nhỏ tại địa phương và Trung ương và là bài hát được nhiều người Việt thuộc lòng.

Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Phúc còn được biết đến với nhiều ca khúc nổi tiếng về mảnh đất Hà Giang như: “Nhớ mãi quê em Hoàng Su Phì”, “Xín Mần quê em”, “Một thoáng Bắc Quang”, “Hát về Quản Bạ quê tôi”, “Hoan hô Lò Giàng Páo”…; Ông đã đưa vào bài hát những gì đặc trưng nhất của Hà Giang như hình ảnh núi đồi, rừng cây, nương chè, đoàn ngựa thồ hàng, những phiên chợ đầy màu sắc…

Bên cạnh đó, nhiều bài hát hay về Hà Giang được khán giả đón nhận, yêu thích và thuộc lòng như: “Mùa hoa tam giác mạch” của Anh hùng lao động, GS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Anh Trí; “Chuyện tình Khâu Vai”, âm nhạc Trọng Đài (lời thơ Nguyễn Thế Kỷ). “Về Hà Giang” của nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn (thơ Hồ Đức Phớc); “Hà Giang quê mình”, nhạc Đoàn Thu Trà (thơ Lại Quốc Tính); “Phiên chợ vùng cao” sáng tác Phạm Tịnh; “Tình ca cao nguyên đá”, nhạc Lê An Tuyên (thơ Đoàn Sinh Hưởng);…

Nhờ âm nhạc đã thúc đẩy du khách đến với Hà Giang, góp phần nâng cao giá trị, vật chất và tinh thần cho Nhân dân các dân tộc trong tỉnh
Nhờ âm nhạc đã thúc đẩy du khách đến với Hà Giang, góp phần nâng cao giá trị, vật chất và tinh thần cho Nhân dân các dân tộc trong tỉnh

Nhờ âm nhạc đã lan tỏa hình ảnh về vùng đất, con người Hà Giang, thôi thúc khách du lịch từ mọi miền Tổ quốc hướng về Hà Giang. Nhờ đó, năm 2023, Hà Giang ước đón trên 3 triệu lượt du khách, trong đó có 282 nghìn lượt khách quốc tế, trên 2,7 triệu lượt khách nội địa (tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022). Tổng thu từ du lịch ước đạt gần 7.100 tỷ đồng, tăng 56,3% so với cùng kỳ 2022. GDP năm 2022 của Hà Giang đạt gần 30.600 tỷ đồng, doanh thu du lịch 4.306 tỷ đồng.

Có thể nói, Hà Giang là vùng đất đậm sắc màu văn hóa với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ, là chất liệu, là vùng đất màu mỡ để các văn, nghệ sĩ thỏa sức sáng tác và cho ra nhiều tác phẩm âm nhạc có giá trị. Và chính âm nhạc đã gây thương nhớ cho bao người, bao thế hệ, lan tỏa hình ảnh về vùng đất, con người Hà Giang, tạo sức bật cho du lịch phát triển.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.
Tin nổi bật trang chủ
Bế mạc Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bế mạc Phiên họp thứ 37 Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Ngày 28/9, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 37. Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan tập trung cao độ, chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo các nội dung Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Làng trống bên dòng sông Thu

Làng trống bên dòng sông Thu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Ngọc – Bảo Anh - 4 giờ trước
Từ hàng trăm năm qua, nghề làm trống ở làng Lâm Yên đã tạo nên thương hiệu cho tiếng trống của làng. Nơi làng trống này đã có nhiều đời truyền nghề cho thế hệ sau, để những mùa hội lại rộn ràng tiếng trống như nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về văn hóa của cha ông.
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 4 giờ trước
Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.
Vĩnh Long: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ Lễ Sen Dolta 3 ngày

Vĩnh Long: Đồng bào dân tộc Khmer được nghỉ Lễ Sen Dolta 3 ngày

Chính sách dân tộc - Như Tâm - 4 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long, vừa có công văn chỉ đạo việc tổ chức Lễ Sen Dolta gửi thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các cơ quan Trung ương trên địa bàn tỉnh; hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và giám đốc các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 4 giờ trước
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Từ hằng chục năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Đa Nhinh 1, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, ông Da Cat-Tư (SN 1951) đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mnông trên miền cao nguyên hùng vỹ.
Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Xã hội - Ngọc Thu - 4 giờ trước
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” nằm trong Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thành lập ở huyện Kbang (Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn - Điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn - Điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch

Sắc màu 54 - Tuyết Mai -Thúy Hồng - 4 giờ trước
Nằm ở phía Bắc nơi địa đầu Tổ quốc, Lạng Sơn không chỉ được biết đến với những địa danh lịch sử hào hùng mà còn sở hữu một kho báu thiên nhiên vô giá - Công viên địa chất toàn cầu với những hang động kỳ bí, khu di tích khảo cổ lưu giữ dấu ấn văn hóa tiền sử, hệ thống sông suối thơ mộng cùng đa dạng địa hình như thung lũng, đồi núi. Với những giá trị địa chất, văn hóa độc đáo, hứa hẹn sẽ tạo nên một sản phẩm du lịch mới, tạo thương hiệu, sức đột phá cho du lịch Lạng Sơn.
Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi, gồm 127 hồ chứa nước, 557 đập dâng, 8 đập ngăn mặn và 144 trạm bơm được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Sức khỏe - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngoài thiệt hại nặng nề về kinh tế, Quảng Ninh cũng gia tăng nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Xác định nguy cơ cao về dịch bệnh, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, quán triệt từ huyện đến thôn, bản và người dân địa phương.