Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Cô giáo nhí" Y Thiên An với sự lan tỏa tình yêu âm nhạc dân tộc

Ngọc Thu - 06:26, 20/11/2023

Mới 10 tuổi nhưng cô bé Y Thiên An (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã bộc lộ năng khiếu thiên bẩm, đánh thành thạo 4 loại nhạc cụ dân tộc như: Cồng chiêng, đàn T’rưng, đàn đá, đàn tre…. Điều đáng quý ở cô bé người Ba Na này là, dù không được học bài bản, nhưng với những gì em hiểu, biết được em đều sẵn sàng hướng dẫn lại các bạn nhỏ trong bản. Nhờ đó, không ít đứa trẻ trong làng lần đầu tiếp cận với nhạc cụ dân tộc luống cuống, vụng về, dần dần cũng đã thích thú tìm đến nhà "cô giáo nhí" này để học đàn.

Cô bé Y Thiên An đánh thành thạo 4 loại nhạc cụ dân tộc
Y Thiên An đánh thành thạo 4 loại nhạc cụ dân tộc

Bộc lộ năng khiếu bẩm sinh

Trong căn nhà sàn nhỏ của gia đình chị Y Jưng, hơn một tháng qua luôn đông đúc, nhộn nhịp hơn với hàng chục đứa trẻ lui tới. Bởi, những đứa trẻ làng bị tiếng đàn T’rưng, đàn đá du dương, trong trẻo của Y Thiên An đã thu hút và khiến chúng muốn theo học. Những ngón tay bé nhỏ của Thiên An nhẹ nhàng lướt trên từng ống nứa nhanh thoăn thoắt, nhịp nhàng khiến đám trẻ im bặt, lắng nghe…

Trong tiếng nhạc trong trẻo, chị Y Jưng - mẹ Thiên An kể: Gia đình không có truyền thống biểu diễn nhạc cụ, nhà lại nghèo nên mình chẳng giám mơ ước có thể mua được cây đàn T’rưng hay đàn đá. Mãi khi Thiên An lên 6 tuổi, mình mới tiết kiệm đủ tiền để mua được đàn T’rưng. Lúc đầu, mình chỉ nghĩ là thỏa ước nguyện từ bé của bản thân nhưng khi thấy con gái cũng lân la, tìm hiểu, lắng nghe mình gõ nên mình truyền đam mê, cho con theo học nhạc cụ”.

“Bé Y Thiên An có thể chơi được 4 loại nhạc cụ dân tộc, gồm: đàn T’rưng, đàn đá, đàn tre và cồng chiêng. Giá các loại nhạc cụ khá là cao, đặc biệt là cồng chiêng, nhưng mình sẽ cố gắng mua dần để con được thể hiện đam mê. Hiện tại Thiên An chỉ biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc theo bản năng nên mình đã tìm lớp học nhạc lý để con có thể trau dồi thêm và bộc lộ hết năng khiếu. Đây cũng là mong ước của bản thân khi còn nhỏ mà chưa thực hiện được và giờ đây con đã giúp mình hoàn thành ước mơ ấy. Mình rất vui, hạnh phúc và tự hào về cô con gái nhỏ”

Chị Y Jưng

Ban đầu, cô bé Thiên An nghịch ngợm, dùng cây gõ vào những ống nứa mỗi ngày. Vì không được sử dụng đúng cách, lâu dần những ống nứa bị nứt rồi bể nên phải thay liên tục. Thấy con thích đàn, mỗi lần tập nhạc cụ dân tộc ở nhà thờ chị Y Jưng đều dắt cô con gái nhỏ theo. Sau một thời gian tập luyện cùng các sơ, nhận thấy con có năng khiếu nên chị Y Jưng nhờ một người bạn am hiểu nhạc cụ dân tộc hướng dẫn thêm cho cô bé. Vài tháng sau đó, Y Thiên An có thể đánh được nhiều bài lễ (bài hát của nhà thờ) bằng nhạc cụ, như: đàn T’rưng, đàn đá…

“Khi mới có đàn, em dùng cây gõ vào đàn T’rưng thì nghe thấy tiếng trong trẻo, nghe vui tai khiến em rất thích thú. Thời gian sau em nghe nhạc trên mạng rồi tập đánh theo. Vì tự mày mò học nên em tập đàn khá vất vả, việc cảm âm khá khó. Khi nghe nhiều, bắt quen dần với giai điệu thì em chỉ cần nghe nhạc vài lần là có thể đánh theo”, Y Thiên An chia sẻ.

Tiếp sức cho con trẻ

Để thỏa niềm đam mê của con gái, đầu năm 2023 vợ chồng chị Y Jưng quyết định mua trả góp đàn đá và đặt thợ làm đàn tre. Đồng thời, chị Y Jưng tiếp tục nhờ một người bạn am hiểu nhạc cụ dân tộc hướng dẫn thêm. Vài tháng sau đó, Y Thiên An có thể đánh được nhiều bài hát bằng đàn t’rưng và tự tin thể hiện nhiều bài hòa tấu hoàn chỉnh. Nhờ có năng khiếu và thường xuyên tập luyện, Y Thiên An nhanh chóng hiểu rõ về tiết tấu và cảm âm tốt hơn. Từ đó, cô bé thường xuyên mở các clip hướng dẫn, những bài hát yêu thích và tự tập luyện tại nhà.

Y Thiên An biểu diễn, giao lưu đàn đá trong chương trình văn hoá – văn nghệ tại huyện Kon Plông (Kon Tum)
Y Thiên An biểu diễn, giao lưu đàn đá trong chương trình văn hoá- văn nghệ tại huyện Kon Plông

Vào những ngày không đến lớp, để Thiên An có thể học hỏi, mạnh dạn và tự tin hơn, chị Y Jưng cũng tạo điều kiện cho con gái đi biểu diễn ở một số nơi. Trong những chuyến “lưu diễn” ấy, nhiều du khách thấy tài năng trình diễn nhạc cụ dân tộc của cô bé nên đã quay lại clip, đăng tải lên một số trang mạng xã hội.

 Đầu tháng 4/2023, Y Thiên An được chương trình “Siêu tài năng nhí” biết đến và mời tham gia cuộc thi. Y Thiên An đã được Ban tổ chức thử thách đánh đàn T’rưng và xuất sắc đạt được một suất học bổng tiếng Anh khi vượt qua 3 bài hát: Xinh tươi Việt Nam, Ước mơ của mẹ và Nghe lời mẹ ru.

Y Thiên An biểu diễn đàn T’rưng tại chương trình Siêu tài năng nhí
Y Thiên An biểu diễn đàn T’rưng tại chương trình Siêu tài năng nhí

Lan tỏa âm nhạc dân tộc trong bạn học

Đáng kể hơn, Y Thiên An còn trở thành "cô giáo nhí" đang dạy nhạc cụ dân tộc của khoảng 10 bạn nhỏ cùng làng. Chưa được học bài bản ở trường lớp nên Y Thiên An chỉ có thể hướng dẫn các bạn đánh đàn theo bản năng và năng khiếu của mình. Những đứa trẻ lần đầu tiếp cận với nhạc cụ dân tộc luống cuống, vụng về. Lâu dần lũ trẻ thích thú, đam mê và siêng năng đến nhà cô giáo nhí học đàn.

“Em chỉ biết chút ít về nhạc cụ, nên khi các bạn muốn tìm hiểu em sẵn sàng hướng dẫn, và em lại có thêm bạn cùng niềm đam mê. Em sẽ cố gắng học hỏi thêm để gìn giữ và hiểu thêm được nhiều loại nhạc cụ dân tộc. Cùng với đó, sẽ học thật giỏi để thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ chữa bệnh cho bà ngoại và những người khó khăn”, em Y Thiên An nói.

Cô bé Y Thiên An còn trở thành cô giáo nhí bất đắc dĩ dạy nhạc cụ dân tộc của hơn 10 bạn nhỏ cùng làng
Y Thiên An còn trở thành "cô giáo nhí" dạy nhạc cụ dân tộc cho các bạn nhỏ trong làng

Cô Phạm Thị Xuyến, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ nhận xét: Em Y Thiên An rất ngoan ngoãn và chăm chỉ trong học tập. Nhiều năm liền em luôn là học sinh xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện. Ngoài ra, em Y Thiên An rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá, văn nghệ của trường lớp. Qua những tiết mục biểu diễn đàn T’rưng, đàn đá… nhiều học sinh của trường thấy yêu thích và mong muốn học. Do đó, vào những tiết hoạt động ngoại khoá em Thiên An cùng giáo viên Âm nhạc hướng dẫn các bạn học, tìm hiểu về các loại nhạc cụ dân tộc tại địa phương, giúp các bạn học sinh có thêm kiến thức về âm nhạc dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.