Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân Điểu Kiêu - Người giữ “hồn làng” của đồng bào Xtiêng

Văn Hoa - Lương Định - 11:18, 07/11/2023

Tại vùng đồng bào Xtiêng thuộc tỉnh Bình Phước, nghệ nhân Điểu Kiêu, thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập nổi tiếng với việc ông có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Điều đáng trân trọng khác ở ông, là nhiều năm nay, người nghệ nhân này luôn tận tụy, tâm huyết trao truyền những kiến thức về âm nhạc dân gian của dân tộc mình cho lớp trẻ.

Nghệ nhân Điểu Kiêu biểu diễn kèn bầu 6 ống
Nghệ nhân Điểu Kiêu biểu diễn kèn bầu 6 ống

Thấm đẫm “hồn làng” 

Sinh ra, lớn lên và đắm mình trong không gian văn hóa giàu bản sắc của cha ông mình, Điểu Kiêu, sớm được tiếp cận với các làn điệu dân ca và nhạc cụ dân tộc. Năm 18 tuổi, chàng trai Điểu Kiêu đã chơi thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống, như cồng, chiêng, sáo trúc, đàn tre “dinh jút”, kèn sừng trâu, kèn bầu 6 ống… Đến nay, ông trở thành nghệ nhân trẻ nhất vùng, với vốn kiến thức phong phú, sâu rộng về văn hóa Xtiêng. Trong các mùa lễ hội của người Xtiêng tại huyện Bù Gia Mập và của tỉnh Bình Phước, nghệ nhân Điểu Kiêu tham gia biểu diễn nhuần nhuyễn nhiều loại nhạc cụ, trong đó nổi bật nhất là diễn tấu cồng, chiêng và kèn bầu 6 ống.

Theo nghệ nhân Điểu Kiêu chia sẻ, người Xtiêng ở Bình Phước có 2 nhạc cụ đặc sắc và tiêu biểu nhất là cồng (goong), chiêng (ching). Dàn cồng gồm 6 chiếc bằng và dàn chiêng gồm 5 chiếc có núm. Đây là hai nhạc cụ mang tính tâm linh, được đồng bào Xtiêng coi là vật linh thiêng nhất, có giá trị lớn trong gia đình và là bản sắc văn hóa tiêu biểu của cộng đồng.

Cồng, chiêng từ xưa đã được xem là tài sản quý giá, thước đo về sự giàu có của các gia đình, dòng họ. Để sở hữu một bộ cồng, chiêng, người ta phải đổi rất nhiều trâu, bò. Vì thế, gia đình, dòng họ nào có nhiều bộ cồng, chiêng quý không chỉ thể hiện sự giàu có mà còn thể hiện sức mạnh và vị thế cao trong cộng đồng.

Theo quan niệm của người Xtiêng, trong mỗi chiếc cồng, chiêng đều có hồn vía và thần linh trú ngụ. Các vị thần linh càng trú ngụ lâu đời thì cồng, chiêng càng linh thiêng và có sức mạnh siêu phàm. Chính vì thế, trong luật tục, người Xtiêng không cho phép ai đánh cồng, chiêng một cách tùy tiện. Bởi lẽ khi âm thanh cồng, chiêng vang lên, các vị thần linh và linh hồn tổ tiên sẽ hiện về. Vì vậy, cồng, chiêng chỉ được người Xtiêng sử dụng vào dịp lễ hội, cưới hỏi hoặc sau khi hoàn thành những công việc quan trọng như phát rừng, dọn rẫy, tỉa bắp, tỉa lúa, thu hoạch mùa màng.

Ngoài ra, cồng, chiêng cũng được sử dụng trong các nghi lễ của gia đình và phum sóc, trong những dịp tiếp khách quý... Trong các sự kiện này, âm thanh cồng, chiêng mang thông điệp báo tin mừng cho cộng đồng, sự cảm ơn của gia chủ đối với trời đất và cộng đồng. Mỗi nhịp điệu cồng chiêng vang lên có thể giúp đồng bào “thông tin trực tiếp” đến đấng thần linh, cũng là cầu nối giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhưng, để thần linh về ngụ trong cồng, chiêng cất lời lên tiếng, trước khi mang hai nhạc cụ này ra sử dụng, người Xtiêng bắt buộc phải làm một lễ cúng rất thiêng liêng, trang trọng.

Truyền lửa cho thế trẻ

Ngoài niềm đam mê và am tường về cồng, chiêng, nghệ nhân Điểu Kiêu còn sử dụng thông thạo kèn sừng trâu (nông ke r’pu). Theo ông, trong dàn nhạc truyền thống của dân tộc Xtiêng, kèn sừng trâu là thứ nhạc cụ không thể thiếu trong các lễ hội nông nghiệp của người Xtiêng.

Bộ kèn sừng trâu gồm 6 cái và mỗi thanh âm tương thích với từng thanh âm của bộ cồng hay bộ chiêng. Do vậy, khi diễn tấu, mỗi bộ kèn sừng trâu chỉ tương thích cho một bộ cồng hoặc một bộ chiêng. Đây chính là sự khác biệt giữa bộ kèn sừng trâu với tù và cũng được làm bằng sừng trâu của các dân tộc vùng Tây Nguyên. 

Một trong những đặc điểm về sự khác biệt ấy, là lỗ thanh âm ở kèn sừng trâu của người Xtiêng được khoét ở ngay giữa sừng, nên khi thổi tạo nên những âm thanh phong phú, đa dạng hơn, nhiều cung bậc hơn tù và.

Đồng bào Xtiêng múa xoang và diễn tấu chiêng
Đồng bào Xtiêng múa xoang và diễn tấu chiêng

Là người nặng lòng, tâm huyết với văn hóa dân tộc, nghệ nhân Điểu Kiêu luôn trăn trở về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống của dân tộc mình. Ông băn khoăn, hiện nay văn hóa truyền thống của người Xtiêng đang dần bị mai một theo thời gian. Dàn cồng, chiêng hay kèn sừng trâu, tiếng sáo trúc, tiếng đàn jút, những bài dân ca, những diệu dân vũ không còn mấy hấp dẫn với giới trẻ. Trong khi đó, số người biết sử dụng cồng, chiêng hay kèn sừng trâu hiện nay phần lớn đã cao tuổi và chỉ đếm trên đầu ngón tay. Những nghệ nhân giỏi biết diễn tấu kết hợp cồng, chiêng với kèn sừng trâu như một dàn hợp xướng để lại càng hiếm.

Để góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị của âm nhạc truyền thống Xtiêng trước nguy cơ mai một, nghệ nhân Điểu Kiêu đã tập hợp nhiều người trẻ trong thôn để truyền dạy âm nhạc truyền thống cho lớp trẻ. Ngoài việc giảng dạy kỹ thuật, ông luôn nhắc nhở thế hệ trẻ về tầm quan trọng của cồng chiêng đối với văn hóa dân tộc, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. 

Ông cho rằng, giá trị của văn hóa cồng, chiêng mang đậm ý nghĩa tâm linh, nên nghệ nhân diễn tấu không chỉ thể hiện ở kỹ thuật điêu luyện mà còn phải thật tâm huyết, gửi gắm cả đức tin của mình vào thế giới thần linh. Nghệ thuật đánh cồng, chiêng đã khó, nhưng việc chỉnh chiêng còn khó hơn. Nó đòi hỏi người chỉnh không chỉ giỏi sử dụng cồng chiêng, mà còn phải thật sự am hiểu về cồng chiêng, từ đó mới có thể cảm âm, thẩm âm chính xác.

Điều đáng mừng là hiện nay, nhờ được nghệ nhân Điểu Kiêu truyền dạy, nhiều bạn trẻ người Xtiêng ở Bình Phước đã thành thạo chơi chiêng và thổi kèn sừng trâu. “Khi giới trẻ có hứng thú với nhạc cụ và văn hóa truyền thống là họ đã ý thức được việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc ấy”, nghệ nhân Điểu Kiêu phấn khởi chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.