Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định

Khám phá bảo tàng “độc nhất vô nhị” ở Nam Định

Tại thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có một “Bảo tàng Đồng quê” được xây dựng từ tấm lòng cô giáo làng và chồng là một vị tướng quân đội. Nơi đây hiện đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị lịch sử, trở thành điểm tham quan, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước. "Bảo tàng Đồng quê" được nhìn nhận như là sợi dây gắn kết quá khứ với hiện tại và gợi mở tương lai…
Xây dựng con người Yên Bái trong thời đại mới

Xây dựng con người Yên Bái trong thời đại mới

Bản sắc và hội nhập - Vân Khánh - 11:58, 25/07/2024
Tỉnh Yên Bái là mảnh đất có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường với những con người anh dũng, kiên trung. Nơi đây, hội tụ bản sắc văn hóa của 30 dân tộc anh em, đang vượt lên khó khăn, phát huy truyền thống lịch sử và tinh thần đoàn kết, chung tay xây dựng quê hương Yên Bái trên chặng đường đổi mới. Đây vừa là tiềm năng, vừa là động lực để Yên Bái thực hiện thành công về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
“Hạt nhân” góp phần xây dựng những miền quê hạnh phúc

“Hạt nhân” góp phần xây dựng những miền quê hạnh phúc

Bản sắc và hội nhập - Trang Diệp - 17:23, 23/07/2024
Bắt nguồn từ ý tưởng lấy chất liệu nghề truyền thống để khởi nghiệp, gia đình chị Giàng Thị Mỷ và anh Bàn Tòn Khoa, thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã xây dựng cửa hàng trang phục dân tộc Mông Giàng Mỷ tạo ra những sản phẩm là trang phục Mông với những thiết kế độc đáo được nhiều khách hàng ưa chuộng.
Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Tạo động lực cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bản sắc và hội nhập - Lê Hường - 16:48, 16/06/2024
Từ việc triển khai Dự án 6 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) những năm qua, đang tạo ra động lực quan trọng để công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS ở Đắk Lắk ngày càng lan tỏa và đi vào thực chất.
Giữ gìn phát huy những sản phẩm

Giữ gìn phát huy những sản phẩm "sinh ra từ làng"

Bản sắc và hội nhập - Ngọc Thu - 15:04, 11/06/2024
Hiện nay, bên cạnh nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, chế tác nhạc cụ, làm rượu cần… thì nghề đan lát, làm gốm của đồng bào Gia Rai, Ba Na trên địa bàn tỉnh Gia Lai đang ngày càng thu hút sự quan tâm của du khách. Điểm nổi bật là, từ nguồn lực hỗ trợ và động viên khuyến khích của chính quyền địa phương, các nghệ nhân đã tìm cách đổi mới kỹ thuật, nâng cấp các sản phẩm truyền thống có tính ứng dụng và thẩm mỹ cao, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
Nét đẹp văn hóa Lễ hội Đền Lục Giáp

Nét đẹp văn hóa Lễ hội Đền Lục Giáp

Bản sắc và hội nhập - Nguyễn Đình Hưng - 07:17, 10/06/2024
Lễ hội Đền Lục Giáp ở phường Đắc Sơn, thành phố Phổ Yên là một trong những lễ hội tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội gắn với di tích Đền Lục Giáp, một di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1993. Đặc biệt, ngày 01/4/2024, Bộ VHTTDL đã có Quyết định số 857/QĐ-BVHTTDL đưa Lễ hội truyền thống Đền Lục Giáp vào Danh mục Di sản văn hóa vật thể quốc gia, làm tăng thêm giá trị cho quần thể di tích lịch sử, văn hóa này.
Nối tiếp mạch nguồn thổ cẩm của người Ve

Nối tiếp mạch nguồn thổ cẩm của người Ve

Bản sắc và hội nhập - Nguyễn Văn Sơn - 07:10, 10/06/2024
Yêu thích nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, cô gái người Ve (một nhóm địa phương của dân tộc Giẻ Triêng) Zơ Râm Thị Thon ở làng Công Năng (nay là thôn 49b), xã Đắc Pring, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam đã theo học dệt từ lúc còn niên thiếu. Để rồi hôm nay, cô đã trở thành người thợ dệt tài hoa trong vùng, được nhiều chị em phụ nữ người Ve biết tiếng, nể phục.
Độc đáo Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Độc đáo Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Bản sắc và hội nhập - Ngọc Chí - 22:52, 08/06/2024
Làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) là nơi sinh sống tập trung của dân tộc Brâu, một trong những dân tộc thiểu số ít người hiện nay ở Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, Lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của người Brâu về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Từ hội họa đến nghệ thuật áo dài

Từ hội họa đến nghệ thuật áo dài

Bản sắc và hội nhập - Giang Lam - 20:12, 07/06/2024
Theo dòng chảy hiện đại, người trẻ thường dễ cuốn theo những điều mới mẻ, tân tiến. Thế nhưng đối với nữ họa sĩ người Tày Vi Việt Nga, cội nguồn trong mỗi nét vẽ từ tranh truyền thống mới thực sự làm chị tìm được nguồn năng lượng. Từ đam mê sáng tác tranh khắc gỗ, chị bước sang một hành trình mới là quảng bá tác phẩm của mình trên những tà áo dài truyền thống, mang đến hiệu ứng nghệ thuật tích cực trong lòng công chúng.
Câu lạc bộ văn nghệ dân gian Hồng Mi trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Câu lạc bộ văn nghệ dân gian Hồng Mi trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Bản sắc và hội nhập - Tráng Xuân Cường - 23:20, 02/06/2024
Thực hiện Nghị quyết số 06 ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh Lào Cai quy định về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, huyện Bắc Hà đã hỗ trợ xây dựng và phát triển các câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian truyền thống tại các điểm du lịch trên địa bàn, qua đó phát huy tối đa được bản sắc văn hóa đặc trưng của mỗi địa phương, mỗi dân tộc trên địa bàn. CLB văn nghệ dân gian Hồng Mi, xã Bản Phố là một điển hình.
Nghi lễ Payak của người Chăm

Nghi lễ Payak của người Chăm

Bản sắc và hội nhập - Bá Minh Truyền - 08:23, 31/05/2024
Cấu trúc xã hội Chăm phân chia theo dòng tộc. Mỗi dòng tộc có lễ tục riêng gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của dòng tộc. Nghi lễ Payak là một trong những nghi lễ dòng tộc do các chức sắc dân gian ông Kadhar và bà Pajau thực hành cúng lễ và giao tiếp với thần linh với mục đích “Jiâ yang - trả nợ thần linh”, chữa bệnh, cầu mong sự bình an và thịnh vượng cho dòng tộc.
“Thần lửa” mang sức khỏe cho cộng đồng người Dao

“Thần lửa” mang sức khỏe cho cộng đồng người Dao

Bản sắc và hội nhập - Hà Minh Hưng - 19:15, 30/05/2024
Người Dao xã Hồ Thầu, huyện Tam Đường (Lai Châu) coi lễ “Nhảy lửa” là một nghi thức quan trọng trong Lễ cúng Bàn Vương (ông tổ của người Dao). Với quan niệm “Nhảy lửa” không phải để biểu diễn, đây là nghi thức chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc như: Xua vận xui, mong cầu sức khỏe cho cộng đồng, mùa màng ấm no…
Tinh hoa trúc chỉ

Tinh hoa trúc chỉ

Bản sắc và hội nhập - Tiêu Dao – Bảo Anh - 05:35, 30/05/2024
Gần 14 năm theo đuổi nghiệp giấy như một “cái nợ” với nghệ thuật, họa sĩ Phan Hải Bằng, giảng viên Bộ môn Đồ họa - Trường Đại học Nghệ thuật (Đại học Huế) đã tham gia “một cuộc chơi liều lĩnh” để rồi làm nên tác phẩm hội họa bằng giấy mang tên trúc chỉ đầy mộc mạc mà cuốn hút.
Hiện thực hóa mục tiêu về phát triển kinh tế sau bảo tồn lễ hội truyền thống

Hiện thực hóa mục tiêu về phát triển kinh tế sau bảo tồn lễ hội truyền thống

Bản sắc và hội nhập - Trọng Bảo - 14:22, 25/05/2024
Bảo tồn văn hóa, trong đó có bảo tồn, phục dựng các lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao gắn với phát triển du lịch được coi là hướng đi bền vững, giúp Lào Cai hiện thực hóa “ mục tiêu kép”, vừa gìn giữ nét đẹp truyền thống các dân tộc, vừa thúc đẩy du lịch phát triển, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp và dành nguồn lực cần thiết để bảo tồn, phục dựng các lễ hội truyền thống.
Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm tại huyện Hàm Thuận Bắc

Bản sắc và hội nhập - Lâm Tấn Bình - 12:45, 16/05/2024
Bảo tàng tỉnh Bình Thuận vừa phối hợp với UBND xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận tổ chức mở lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống Chăm gồm trống Ginang và kèn Saranai cho 21 học viên là con em đồng bào Chăm thuộc xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc.
Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”

Bản sắc và hội nhập - Nguyệt Anh - 20:51, 14/05/2024
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1246/QÐ-BVHTTDL về việc tổ chức Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024. Theo đó, Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra vào tháng 11/2024 tại Bảo tàng Đắk Lắk và Thủ đô Hà Nội.
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bản sắc và hội nhập - Ngọc Chí - 18:41, 13/05/2024
Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.
Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Cao Bằng: Triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS” trên địa bàn tỉnh

Bản sắc và hội nhập - Nguyệt Anh - 18:21, 13/05/2024
UBND tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh nhằm động viên, khích lệ đồng bào DTTS tích cực tham gia vào các hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Bản sắc và hội nhập - Nguyệt Anh - 07:29, 09/05/2024
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Bản sắc và hội nhập - Ngọc Ánh - 16:45, 07/05/2024
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Những người trẻ giữ gìn văn hóa dân tộc theo cách của mình

Bản sắc và hội nhập - Tiêu Dao - 07:05, 07/05/2024
Dù mới ở tuổi đôi mươi, nhưng những người trẻ này đã có tình yêu đặc biệt với văn hóa dân tộc mình. Họ tận dụng mạng xã hội để quảng bá văn hóa dân tộc, giữ gìn nét đẹp của dân tộc và từ đó giúp nhiều người khác hiểu và trân quý văn hóa của đồng bào DTTS trong “vườn hoa 54 dân tộc anh em”.