Tin tức -
Nguyệt Anh -
16:03, 29/08/2024 Từ ngày 31/8-2/9, tại Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi – TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Chương trình triển lãm, trưng bày các hiện vật lịch sử - văn hóa và trình diễn nghệ thuật dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Xtiêng nhằm tái hiện Lễ hội Crac Băr mêy (Lễ hội mừng cơm mới)- lễ hội linh thiêng nhất của đồng bào Xtiêng.
Media -
Trương Vui - Đặng Việt Hùng -
18:12, 18/10/2023 Dân tộc Xtiêng còn có tên gọi là Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ. Đồng bào cư trú tập trung ở địa bàn tỉnh Bình Phước, một số ở tỉnh khác như Tây Ninh, Ðồng Nai. Tiếng nói của đồng bào thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ me, ngữ hệ Nam Á, tương đối gần gũi với tiếng Mạ, Mnông, Chơ Ro.
Giáo dục -
Thanh Liêm -
00:26, 23/06/2024 Một điểm trường đặc biệt gồm 2 lớp học dành cho trẻ em dân tộc Xtiêng có hoàn cảnh khó khăn thuộc xã biên giới Thiện Hưng, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước (giáp Vương quốc Campuchia) như một “ánh lửa” thắp lên hy vọng về cơ hội thay đổi cuộc đời các em trên miền biên giới xa xôi...
Với dân tộc Xtiêng, cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống của con người. Tiếng cồng chiêng rộn ràng vang lên giữa đại ngàn trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với dân tộc Xtiêng trong các dịp lễ, tết, mừng lúa mới... Đối với họ, cồng chiêng không chỉ là cầu nối giao tiếp giữa con người với tổ tiên, thần linh mà còn là tiếng lòng diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động. Xuất phát từ đam mê và niềm tự hào, ngày nay, các bạn trẻ dân tộc Xtiêng đang cố gắng học tập để duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.
UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 260/KH-UBND nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Xtiêng, Mnông, Khmer gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
Tại vùng đồng bào Xtiêng thuộc tỉnh Bình Phước, nghệ nhân Điểu Kiêu, thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập nổi tiếng với việc ông có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Điều đáng trân trọng khác ở ông, là nhiều năm nay, người nghệ nhân này luôn tận tụy, tâm huyết trao truyền những kiến thức về âm nhạc dân gian của dân tộc mình cho lớp trẻ.
Lễ mừng cơm mới (Crac Băr mêy) của dân tộc Xtiêng mang đậm tính nhân văn. Ngoài việc cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, thì còn là dịp để bà con, dân sóc có dịp gặp nhau, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm làm ăn, kinh nghiệm nuôi dạy con cái, truyền thụ những kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên, ứng xử trong quan hệ gia đình và cộng đồng.
Hằng năm, cứ đến dịp rằm tháng Chạp là đồng bào dân tộc Xtiêng ở tỉnh Bình Phước lại tổ chức Lễ Mừng lúa mới, nhằm giúp dân làng có dịp quây quần bên nhau làm lễ tạ ơn các đấng thần linh, đất trời đã ban cho họ một vụ mùa bội thu, mưa thuận gió hòa… Đây cũng được coi là dịp Tết của đồng bào dân tộc Xtiêng.
Không phải thực hiện những biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt như 2 năm đại dịch Covid-19 hoành hành, năm nay, học sinh lớp 1 được tựu trường trong không khí rộn ràng, náo nức, được cha mẹ dắt tay vào tận lớp học để gửi gắm cho cô giáo. Ngày đầu tiên có cha mẹ bên cạnh, các em bớt đi phần bỡ ngỡ, tự tin hơn khi gặp gỡ cô giáo, bạn bè.
Xã hội -
PV -
15:41, 18/01/2022 Việc xây cầu Tà Lài, xã Tà Lài, huyện Tân Phú (Đồng Nai) cũng như mở mới các tuyến đường giao thông nông thôn đã giúp đồng bào DTTS tại đây vươn lên phát triển kinh tế. Cuộc sống thay đổi, đời sống của người dân xã vùng sâu cũng được nâng cao so với trước đây.
Dạy và học tiếng dân tộc thiểu số (DTTS) là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trong xu thế hội nhập, việc học tiếng mẹ đẻ là cơ hội, quyền lợi, trách nhiệm để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển ngôn ngữ của dân tộc mình, nhưng cũng là vấn đề thách thức không nhỏ đối với cộng đồng DTTS nói chung và người Xtiêng nói riêng.
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch Covid-19, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tranh thủ vừa sản xuất nông nghiệp, vừa đan lát và dệt thổ cẩm tại nhà. Không chỉ tạo niềm vui trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, đồng bào Mạ, Xtiêng còn “giữ lửa” nghề truyền thống và gìn giữ nhiều sản phẩm mang giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng.
Toàn xã Lộc Thuận, huyện Lộc Ninh (Bình Phước) có hơn 2.000 hộ với hơn 10.000 nhân khẩu, trong đó có 198 hộ đồng bào dân tộc Khmer, Xtiêng. Sau 9 năm thực hiện, năm 2019 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới.
Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp về thăm xã Đa Kia, thuộc huyện biên giới Bù Gia Mập (Bình Phước). Tìm hiểu về những gương điển hình vùng đồng bào DTTS nơi đây, bà con đều nhắc tới tấm gương Điểu Dương, chàng trai trẻ dân tộc Xtiêng, là Người có uy tín tại địa phương với sự cảm mến, khâm phục.
Khoản 3, Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt". Vì vậy, để hòa nhập vào phát triển chung của cộng đồng 54 dân tộc anh em, việc học tiếng Việt là trách nhiệm bắt buộc của người Xtiêng. Bên cạnh đó, để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển ngôn ngữ của người Xtiêng thì nhiệm vụ trước hết cũng chính là cộng đồng người Xtiêng.
Cùng với dân tộc Kinh, trên địa bàn Đồng Nai còn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chung sống như: Chơro, Mạ, Xtiêng, Dao, Khmer, Tày, Nùng… Bên cạnh các phong tục quen thuộc, đồng bào các DTTS ở Đồng Nai còn có nhiều phong tục, tín ngưỡng thú vị. Trong đó, nổi bật là tục thờ cúng tổ tiên của người Khmer ở Định Quán; tục gửi con, gửi họ và lễ cấp sắc của người Dao…