Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Giáo dục dân tộc

Trách nhiệm và thách thức khi học tiếng Xtiêng (Bài 2)

PV - 08:05, 16/03/2022

Khoản 3, Điều 5 Hiến pháp năm 2013 quy định "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt". Vì vậy, để hòa nhập vào phát triển chung của cộng đồng 54 dân tộc anh em, việc học tiếng Việt là trách nhiệm bắt buộc của người Xtiêng. Bên cạnh đó, để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, phát triển ngôn ngữ của người Xtiêng thì nhiệm vụ trước hết cũng chính là cộng đồng người Xtiêng.

Nhà dài của đồng bào Xtiêng ở Bình Phước (Ảnh minh họa)
Nhà dài của đồng bào Xtiêng ở Bình Phước (Ảnh minh họa)

Khi bàn về toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa văn hóa và toàn cầu hóa ngôn ngữ nói riêng, tác giả Trần Ngọc Thêm nhận xét rằng: "Dù muốn hay không, toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa văn hóa và toàn cầu hóa ngôn ngữ nói riêng đang là xu thế không thể nào đảo ngược". Về vấn đề nguy cơ, tác giả Trần Ngọc Thêm nhấn mạnh rằng: "Khi tiếng mẹ đẻ được thay thế bằng tiếng của nước ngoài, thì nguy cơ mai một của một nền văn hóa dân tộc là không thể tránh khỏi" (Trần Ngọc Thêm, 2014, tr.496). Vì "mọi hoạt động đều làm phát sinh phản lực", "toàn cầu hóa là xu hướng hòa nhập vào cái chung (quốc tế) làm phát sinh ra phản lực là sự thu hẹp khoảng cách (thậm chí triệt tiêu) cái riêng (dân tộc) trước hết là văn hóa và ngôn ngữ. Trung bình cứ khoảng 2 tuần, thế giới lại mất đi 1 ngôn ngữ". Tiếp đó là "đã là xu hướng tất yếu thì không nên chống lại" (bảo thủ), cũng không nên hùa theo (a dua), mà thái độ hợp lý hơn là tìm cách lợi dụng nó". "Không nên hùa theo, vì hùa theo là góp phần làm thay đổi mình quá nhanh. Cũng không nên chống lại, vì việc quay ngược lại bánh xe lịch sử là không thể, vô ích và có hại" (Trần Ngọc Thêm, 2014, tr.498). Và "Ngôn ngữ là một lĩnh vực đặc biệt, nó không chấp nhận quyền lực mà chỉ tuân theo những quy luật văn hóa" (Trần Ngọc Thêm, 2014, tr.501).

Trường hợp Singapore và Malaysia là một điển hình. Khi Singapore tách ra khỏi Malaysia vào năm 1965, hai nước có trình độ phát triển gần như nhau. Do tầm nhìn của Thủ tướng Lý Quang Diệu đã đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ quốc gia vào năm 1970 (hoàn thành vào năm 1984), đó là một trong yếu tố quan trọng làm cho quốc đảo này phát triển. Trong khi đó, năm 1969, Chính phủ Malaysia ban hành Luật Lấy tiếng Bahasa của người gốc Mã Lai làm ngôn ngữ trong nhà trường thay cho tiếng Anh để xóa bỏ tàn dư chủ nghĩa thực dân (kết thúc vào năm 1982). Việc làm này của Chính phủ Malaysia dẫn đến hậu quả là tình trạng thất nghiệp tăng cao, vì thanh niên Malaysia không kiếm được việc làm trong các công ty quốc tế. Năm 2002, Thủ tướng Mahathir Mohamat quyết định đưa tiếng Anh trở lại trường học (Alonesalem, 2010).

Hội thảo khoa học lấy ý kiến về chương trình dạy tiếng Xtiêng cho học sinh tiểu học (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước)
Hội thảo khoa học lấy ý kiến về chương trình dạy tiếng Xtiêng cho học sinh tiểu học (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước)

Thực tiễn này thấy rằng, vai trò của ngôn ngữ quan trọng như thế nào đối với sự phát triển của một quốc gia, cộng đồng DTTS. Tác giả Benjamin Lee Whorf (người Mỹ, 1897-1941) nhận xét: "Cấu trúc của tiếng mẹ đẻ của bất kỳ người nào cũng ảnh hưởng mạnh mẽ hoặc hoàn toàn quyết định cách nhìn thế giới mà người này sẽ có được trong quá trình thủ đắc thứ tiếng đó".

Một thách thức khác đối với người Xtiêng (không phải cán bộ, công chức, viên chức và học sinh) đó là: việc học ngôn ngữ của dân tộc mình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Yếu tố đầu tiên có thể đề cập đến chính là điều kiện kinh tế gia đình, thời gian để học. Yếu tố thứ hai chính là chính sách của Nhà nước (như một động lực) để đi học, nền tảng kiến thức (đã học tiếng Việt) để thuận lợi hơn cho việc học. Hiện nay, qua theo dõi, đa phần người Xtiêng chưa được tiếp xúc với chữ viết của người Xtiêng (từ bộ sách học tiếng Xtiêng năm 1962, tài liệu dạy tiếng Xtiêng năm 2007, từ điển Xtiêng - Việt và Việt - Xtiêng năm 2008, bộ chữ viết Xtiêng 2018), không biết đọc chữ Xtiêng, sử dụng ngôn ngữ Xtiêng chưa thành thạo… Đối với cán bộ, công chức, viên chức và học sinh thì trách nhiệm và thách thức càng nặng nề hơn. Người Xtiêng phải sử dụng thành thạo tiếng Việt, tiếng nước ngoài để làm việc và học tập, vừa thành thạo tiếng dân tộc Xtiêng để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển ngôn ngữ của mình.

Thực tiễn cho thấy, do nhu cầu giao lưu, hội nhập với thế giới, từ những năm 1985-1986 ở Việt Nam đã bùng lên phong trào học tiếng Anh. Trước tình hình đất nước đang mở rộng các mối quan hệ quốc tế, để tiếp thu tốt những kinh nghiệm về quản lý kinh tế hiện đại, mỗi cán bộ quản lý và công chức Nhà nước phải biết ngoại ngữ để tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, trực tiếp giao dịch, làm việc với người nước ngoài và để có điều kiện tiếp tục học tập nghiên cứu... ngày 15/8/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 422-TTg về đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ, công chức.

Nhìn tổng thể, việc học tiếng Xtiêng đối với cộng đồng người Xtiêng trong xu thế hội nhập vừa là cơ hội, quyền lợi nhưng cũng là vấn đề trách nhiệm và thách thức lớn. Về cơ hội, quyền lợi: Đảng và Nhà nước đã có chính sách rất cụ thể. UBND tỉnh đã ban hành tài liệu bồi dưỡng tiếng Xtiêng cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi tỉnh Bình Phước. Đây là điều kiện tốt nhất để người Xtiêng học tập, nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa của dân tộc mình. Về trách nhiệm và thách thức: Tiếng Việt là tiếng phổ thông nên người Xtiêng phải học và sử dụng thành thạo nó. Học ngoại ngữ là tất yếu để tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, hòa nhập quốc tế. Vì vậy, việc xem thường một yếu tố nào sẽ là lực cản đến sự phát triển của chính bản thân và cộng đồng người Xtiêng trong xu thế hội nhập hiện nay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
3 lý do giúp Mạc Lương Hà Anh đạt 29 điểm Khối C

3 lý do giúp Mạc Lương Hà Anh đạt 29 điểm Khối C

“Ngọn cỏ không thể chạm được đến mây nhưng cỏ không vì thế mà ngừng vươn lên thẳng tắp, có những giới hạn trong cuộc sống có thể chúng ta không vượt qua được nhưng đó không phải lý do khiến chúng ta ngừng nỗ lực”. Đó là phương châm mà Mạc Lương Hà Anh, người dân tộc Thái luôn nhớ để vươn lên và trúng tuyển vào Học viện Ngoại giao với số điểm là 29 khối C00 và hiện em đang là sinh viên năm thứ nhất ngành Quan hệ quốc tế.
Tin nổi bật trang chủ
Điện Biên: Có 10 em học sinh dân tộc thiểu số trong số 22 em đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

Điện Biên: Có 10 em học sinh dân tộc thiểu số trong số 22 em đoạt giải học sinh giỏi quốc gia

Giáo dục - Minh Nhật - 3 giờ trước
Tại Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024-2025, học sinh tỉnh Điện Biên đoạt 22 giải; 1 học sinh đạt giải Nhất môn Sinh học trong đó có 10 em học sinh là người dân tộc thiểu số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Czech-Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Czech-Việt Nam

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech, chiều 18/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Czech - Việt Nam Milos Kusy.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech - Movara

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech - Movara

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Trong chương trình chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech, chiều 18/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Katerina Konecna, Chủ tịch Đảng Cộng sản Czech - Morava.
“Pháo đài vững chắc” trong trận tuyến bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở

“Pháo đài vững chắc” trong trận tuyến bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở

Thời sự - PV - 23:21, 18/01/2025
Chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân” nhằm gặp mặt, biểu dương, tôn vinh những tấm gương công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở tiêu biểu; lan tỏa những việc làm bình dị mà cao quý, những thành tích tiêu biểu, xuất sắc, những cách làm đổi mới, sáng tạo của lực lượng công an xã, thị trấn và lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Đồng thời, tri ân sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương và Nhân dân đối với lực lượng công an xã.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hoà Czech

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hoà Czech

Thời sự - PV - 20:35, 18/01/2025
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Ba Lan, chiều 18/1 giờ địa phương (tức tối cùng ngày giờ Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, Thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Czech từ ngày 18-20/1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hoà Czech Petr Fiala.
Về An Giang thăm làng hoa An Thạnh

Về An Giang thăm làng hoa An Thạnh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Về An Giang thăm làng hoa An Thạnh. Mùa măng khô Thượng Giáp. Thành công từ CLB văn hóa dân gian. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trao đổi điện mừng nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc

Trao đổi điện mừng nhân Kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc

Thời sự - PV - 20:20, 18/01/2025
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam trao đổi thư mừng/điện mừng với lãnh đạo Trung Quốc nhân dịp Kỷ niệm 75 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc.
Thủ tướng thăm Trung tâm thương mại lớn của người Việt tại Ba Lan

Thủ tướng thăm Trung tâm thương mại lớn của người Việt tại Ba Lan

Thời sự - PV - 19:44, 18/01/2025
Sáng 18/1 theo giờ địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng các thành viên Đoàn Việt Nam thăm chính thức Ba Lan đã thăm Trung tâm Thương mại ASG tại Thủ đô Warsaw.
Thêm gần 600 chuyến bay với hơn 130 nghìn ghế dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thêm gần 600 chuyến bay với hơn 130 nghìn ghế dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Xã hội - Minh Nhật - 18:45, 18/01/2025
Để phục vụ người dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, các hãng hàng không tiếp tục bổ sung thêm 586 chuyến bay từ ngày 17/1 (18 tháng Chạp) đến 12/2 (15 tháng Giêng).
Mâm cúng ông Công ông Táo năm 2025 thành kính theo phong tục cổ truyền và mẹo chọn cá chép đỏ khỏe đẹp

Mâm cúng ông Công ông Táo năm 2025 thành kính theo phong tục cổ truyền và mẹo chọn cá chép đỏ khỏe đẹp

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 18:35, 18/01/2025
Tùy vào điều kiện kinh tế, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng ông Công ông Táo khác nhau, không cần mâm cao cỗ đầy nhưng cần thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ.
Ban Liên lạc truyền thống Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh dâng hương tưởng nhớ đồng đội

Ban Liên lạc truyền thống Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh dâng hương tưởng nhớ đồng đội

Tin tức - Đình Chiến - Duy Chí - 18:19, 18/01/2025
Nhân Tết cổ truyền dân tộc, vừa qua, Ban Liên lạc truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP.Hồ Chí Minh đã cùng lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Xa Mát đến dâng hương tưởng nhớ công lao các bậc tiền bối cách mạng tại Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam; các Anh hùng liệt sĩ, đồng đội hy sinh được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Đồi 82…