Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Phước: Thanh niên dân tộc Xtiêng duy trì và phát huy bản sắc dân tộc

PV - 09:30, 17/02/2023

Với dân tộc Xtiêng, cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống của con người. Tiếng cồng chiêng rộn ràng vang lên giữa đại ngàn trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với dân tộc Xtiêng trong các dịp lễ, tết, mừng lúa mới... Đối với họ, cồng chiêng không chỉ là cầu nối giao tiếp giữa con người với tổ tiên, thần linh mà còn là tiếng lòng diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, lao động. Xuất phát từ đam mê và niềm tự hào, ngày nay, các bạn trẻ dân tộc Xtiêng đang cố gắng học tập để duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Màn biểu diễn cồng chiêng trong lễ hội mừng lúa mới của bà con dân tộc Xtiêng ở Thiên Cư, xã Thiện Hưng, huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước). (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)
Màn biểu diễn cồng chiêng trong lễ hội mừng lúa mới của bà con dân tộc Xtiêng ở Thiên Cư, xã Thiện Hưng, huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước). (Ảnh: K GỬIH/TTXVN)

Lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc là trách nhiệm của cả cộng đồng, trong đó thế hệ trẻ đóng vai trò không nhỏ. Nhận thức rõ điều này, thanh niên dân tộc Xtiêng ở xã Thanh An, huyện Hớn Quản đã và đang thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc kế thừa và phát huy bản sắc các giá trị văn hóa của dân tộc mình, góp phần phát triển văn hóa - xã hội chung của đất nước.

Với các bạn trẻ Xtiêng ở Thanh An, cồng chiêng là món ăn tinh thần độc đáo giúp mọi người xích lại gần nhau, cùng chia sẻ và giúp đỡ trong cuộc sống. Để nét văn hóa đặc trưng không bị mai một theo thời gian, thế hệ trẻ dân tộc Xtiêng được cha ông đi trước truyền dạy về ý nghĩa, hướng dẫn cách thức sử dụng, di chuyển khi đánh cồng chiêng và múa theo nhịp cồng chiêng.

Sau một ngày lao động hăng say, vất vả, vào các buổi chiều, tối, thanh niên xã Thanh An, nhất là thanh niên Xtiêng ở ấp Bù Dinh tập trung cùng nhau học đánh cồng chiêng. Trong lúc các nam thanh niên học đánh cồng chiêng, thì thiếu nữ học múa. Những điệu múa hòa theo nhịp điệu cồng chiêng tạo nên không khí rộn ràng, tươi vui.

Bí thư Đoàn xã Thanh An Thị Bé Lan chia sẻ: Tôi rất thích các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Phụ trách công tác đoàn của xã, là dân tộc Xtiêng, nên tôi rất muốn lưu giữ lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Mới đầu, nhìn sơ qua thì dễ nhưng khi học thì rất khó. Những động tác và nhịp của bài múa phải hợp với nhịp cồng chiêng. Nếu không bắt được nhịp sẽ không múa được. Mình học múa để duy trì và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó kêu gọi đoàn viên thanh niên và các bạn trẻ cùng tham gia giữ gìn nét đẹp văn hóa dân tộc mình. Đây còn là cơ hội để tuổi trẻ Thanh An được giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các đơn vị trong và ngoài tỉnh; đồng thời mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên tham gia tổ chức đoàn - hội ở địa phương.

Giữ lửa cồng chiêng dân tộc Xtiêng trên mảnh đất Phú Riềng
Giữ lửa cồng chiêng dân tộc Xtiêng trên mảnh đất Phú Riềng

Truyền “lửa” để lưu giữ cho đời sau

Hoàn tất việc rẫy, thời gian nông nhàn, gia đình bà Thị Mương (SN 1965) ở ấp Bù Dinh, xã Thanh An lại quây quần bên nhau để ông bà truyền dạy cho con, cháu hiểu và biết bản sắc văn hóa của người Xtiêng. Gắn bó với nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Xtiêng từ nhỏ nên bà Thị Mương mong con, cháu mình cũng biết về nghề truyền thống của dân tộc. Ngoài con gái, bà còn chỉ dạy cho con dâu biết thao tác, quy trình dệt thổ cẩm. Sự chỉ bảo tỷ mỉ của bà khiến các con cũng muốn biết về nghề truyền thống của ông cha để tiếp tục duy trì và truyền lại cho thế hệ sau.

Trong gia đình bà thì con gái, con dâu theo mẹ học dệt, học điệu múa của dân tộc Xtiêng; còn con trai được cha dạy cách đánh cồng chiêng. Cũng từ đây, những điệu múa hòa cùng âm thanh trầm bổng của cồng chiêng được các bạn trẻ say sưa thể hiện trong các dịp lễ mừng lúa mới, phá bàu, đám cưới, đám hỏi…

Bà Thị Mương cho biết: “Dù tuổi cao, sức yếu nhưng bản thân luôn cố gắng truyền đạt cho con, cháu, đặc biệt là thế hệ trẻ trong ấp, xã truyền thống văn hóa dân tộc Xtiêng”.

“Ở nhà tôi đã được ba mẹ truyền dạy về truyền thống của dân tộc và khi lấy chồng cũng được ba mẹ chồng tiếp tục truyền dạy. Tôi đã biết những điệu múa của dân tộc Xtiêng, biết dệt thổ cẩm khung nhỏ. Mới đầu học thấy khó nhưng khi biết, tôi thấy cũng dễ. Tôi sẽ tiếp tục truyền dạy cho các con để lưu giữ truyền thống dân tộc”, chị Thị Kim Vàng, con dâu bà Thị Mương chia sẻ.

Bù Dinh có 250 hộ dân, là ấp vùng sâu, xa với phần đông đồng bào DTTS, trong đó hơn 70% là dân tộc Xtiêng. Ông Lê Tiến Chúc, Bí thư Chi bộ ấp Bù Dinh cho hay: Được Văn phòng Chính phủ tặng bộ cồng chiêng nên chi bộ ra nghị quyết chuyên đề giao các đảng viên vận động thanh, thiếu niên và người dân tập đánh cồng chiêng để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Qua đó, hình thành đội, nhóm biểu diễn trong ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc hay phục vụ du khách đến tham quan. Đối với đồng bào Xtiêng, cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 10 giờ trước
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 11 giờ trước
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 11 giờ trước
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.
Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Giữ “hồn” nhà rông Ba Na ở Kon Măh

Media - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Nằm sừng sững bên dòng suối Tơ Pơng hiền hòa, nhà rông được ví như “hồn của làng”, vừa là không gian linh thiêng, vừa là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng người Ba Na ở vùng đất Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Qua bao thế hệ, đồng bào Ba Na nơi đây luôn ý thức, đoàn kết cùng gìn giữ, bảo tồn nhà rông để tiếp nối mạch nguồn văn hóa truyền thống.
Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Kiên Giang: Hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với những huyện có đông đồng bào Khmer

Dân tộc- Tôn giáo - Như Tâm - 11 giờ trước
Ngày 19/4, tại Kiên Giang, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị giao ban các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer đối với các huyện có đông đồng bào Khmer sinh sống gồm Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao.
Tin trong ngày - 22/4/2024

Tin trong ngày - 22/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động thiết thực trong Hành trình “Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông”. Đắk Nông: Đề xuất xây dựng 10 công trình thủy lợi ứng phó hạn hán. Người lưu giữ tiếng khèn Mông trên vùng biên giới Nậm Pồ.
Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Ngọc Hồi (Kon Tum): Khai mạc Ngày hội Văn hoá - Thể thao các dân tộc lần thứ V

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 11 giờ trước
Tối ngày 22/4, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc lần thứ V, năm 2024. Đây là sự kiện văn hóa được tổ chức định kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với đồng bào các dân tộc trong huyện.
Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 11 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành Công văn yêu cầu các sở, ban ngành liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết việc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 11 giờ trước
Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.
Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Bộ đội Biên phòng Kiên Giang: Tạo mọi điều kiện thuận lợi để chiến sĩ mới phát huy tài năng

Xã hội - Như Tâm - 12 giờ trước
Ngày 20/04, tại Tiểu đoàn Huấn luyện cơ động thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang, Đoàn thanh niên BĐBP tỉnh đã tổ chức Chương trình "Tự hào chiến sĩ Biên phòng Kiên Giang" lần thứ 4, năm 2024 thu hút gần 300 chiến sĩ mới và đoàn viên thanh niên tham gia. Đây là hoạt động hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP tỉnh đến dự và phát biểu động viên tinh thần các chiến sĩ mới
Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Những điểm đến được khách Việt chọn du lịch nhiều nhất dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - Minh Nhật (t/h) - 12 giờ trước
Những điểm đến được bình chọn nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay là nơi có khí hậu mát mẻ, gần biển và không khí thoáng đãng. Với kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày, du khách Việt có nhiều cơ hội lựa chọn những điểm du lịch trong nước.