Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gìn giữ không gian văn hóa cồng chiêng

Nguyễn Thanh - 06:52, 31/10/2022

Cồng chiêng được đồng bào các dân tộc xem như là báu vật, là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây “thanh âm huyền bí” trong các nghi lễ truyền thống, lễ hội, sự kiện văn hóa của địa phương, giữ bản sắc văn hóa của đồng bào...Do vậy, bao năm nay, đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các nghệ nhân ở bản làng đã có trách nhiệm, bảo ban nhau giữ gìn, nâng niu trân quý cồng chiêng

Cồng chiêng có mặt trong nhiều hoạt động lễ hội của đồng bào các DTTS Tây Nguyên
Cồng chiêng có mặt trong nhiều hoạt động lễ hội của đồng bào các DTTS Tây Nguyên

Thanh âm huyền bí giữa đại ngàn

Nói đến cồng chiêng, không thể không nghĩ đến vùng đất đại ngàn Tây Nguyên. Với cộng đồng các DTTS Tây Nguyên, cồng chiêng là linh khí quan trọng trong các nghi lễ. Bởi giá trị đó nên nó được người Tây Nguyên coi là biểu tượng của quyền lực, là vật để giao tiếp giữa con người với thần linh. 

Nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Bùi Trọng Hiền đã bắt đầu điền dã Tây Nguyên từ năm 2004, khi ông cùng đoàn chuyên gia làm hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại.

Ông cho rằng: Cồng chiêng Tây Nguyên được đánh giá ở tầng bậc nghệ thuật cao nhất của vùng Đông Nam Á. Bất cứ ai lần đầu tiên được biết tới cồng chiêng Tây Nguyên, đều bị ám ảnh bởi sự huyền hoặc của nó.

Có một điều rất đặc biệt, hễ ở đâu có bản làng, ở đó có cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng có mặt ở lễ đặt tên, lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa, lễ cưới, lễ mừng nhà mới... Và thanh âm ấy luôn là thứ được cất lên đầu tiên của mỗi nghi lễ.

Cũng như đồng bào Tây Nguyên, các DTTS nơi miền Tây xứ Nghệ bao thập kỷ qua, cũng xem cồng chiêng là báu vật, âm thanh kết nối với thần linh, là tiếng nói mang tâm tư, tình cảm của mình...

Bà Cụt Thị Hợi,Trưởng phòng Dân tộc huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) cho biết: Cồng chiêng là nhạc cụ không thể thiếu của đồng bào các DTTS ở miền tây Nghệ An. nếu người Mông thường dùng chiêng trong nghi lễ cúng tế trang nghiêm, thì người Thái, người Khơ Mú lại dùng cồng chiêng trong ngày hội, ngày tết với ý nghĩa vui vẻ, phấn khởi. 

Dàn chiêng Mường tại Nhà sàn Di sản, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam
Dàn chiêng Mường tại Nhà sàn Di sản, Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam

Đối với người Mường, ở Thanh Hóa, cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động trong đời sống. Đầu năm mới, cồng chiêng theo các phường xắc bùa, mang may mắn đến tận cửa mỗi nhà; cồng chiêng chúc phúc cho những đôi uyên ương trong ngày cưới; cồng chiêng thành khẩn tiễn biệt những linh hồn từ xứ Mường người về xứ Mường ma; khi kéo gỗ làm nhà, trong các cuộc đi săn, cồng chiêng tạo nên sức mạnh đoàn kết; cồng chiêng thúc giục những bước chân đi trảy hội xuống đồng, gọi nhà nhà tới chia vui cơm mới, xua tan những điềm dữ trong cuộc sống và mang về những ước nguyện ấm no...

Nghệ nhân Phạm Vũ Vượng, thôn Quang Thuận, xã Quang Trung, huyện Ngọc Lặc  kể: tiếng cồng chiêng ngân vang là thời khắc báo hiệu một sự kiện trọng đại đang diễn ra mà con người chính là chủ thể. Theo quan niệm của người Mường, vạn vật đều có linh hồn, những thầy cúng, thầy mo cho rằng, chỉ có thanh âm của cồng chiêng mới có thể kết nối các linh hồn, vạn vật với nhau.

Sự hiện diện của văn hóa cồng chiêng không chỉ trong ngôi nhà sàn, bên cạnh cầu thang, bên bếp lửa, trên nương rẫy hay các lễ hội. Âm thanh ấy là tiếng nói cộng cảm, là ước mơ, khát vọng, là niềm vui, nỗi buồn và thông điệp trao gửi giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng với thế giới thần linh. Văn hóa cồng chiêng không chỉ có giá trị âm nhạc, lịch sử, nghệ thuật biểu diễn… mà còn có giá trị về tâm linh, trở thành chất xúc tác không thể thiếu đối với đời sống tinh thần cộng đồng các DTTS.

Nghệ nhân Đinh Jrang dạy đánh chiêng cho thiếu nhi trong làng
Nghệ nhân Đinh Jrang dạy đánh chiêng cho thiếu nhi trong làng

Quyết tâm gìn giữ

Khi nhận ra nguy cơ thất truyền vật thiêng của bản, của mường, không ai khác, chính lớp người già lại là những người trăn trở, nặng lòng gìn giữ cồng chiêng như chính con ruột của mình.

Đến làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang (Gia Lai) sẽ ấn tượng với âm thanh của đội cồng chiêng thiếu nhi nơi đây. Trong số những người có công gìn giữ, vận động người dân thành lập đội cồng chiêng của làng, phải kể đến Nghệ nhân ưu tú Đinh Jrang.

Ông Đinh Jrang chia sẻ: Trong làng có nhiều người già biết đánh chiêng. Nhưng rồi người già mất đi, thì dần dần cũng không còn ai đánh chiêng nữa. Vì vậy tôi phải vận động bọn trẻ rồi dạy cho chúng. Việc này cũng khó nhưng tập cho chúng nhiều lần thì sẽ đánh giỏi thôi.

Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo huyện Bù Đốp đã trao bộ cồng chiêng tặng đồng bào dân tộc thiểu số Xtiêng tại thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng
Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo huyện Bù Đốp đã trao bộ cồng chiêng tặng đồng bào dân tộc thiểu số Xtiêng tại thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng

Ấp Thuận Tiến, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú (Bình Phước), là điển hình trong bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng đặc sắc của người Xtiêng. Nổi bật trong phong trào đó là già làng Điểu Sết. 

Ông Sết tâm sự: Việc truyền dạy cồng chiêng chủ yếu được thực hiện bằng hình thức truyền miệng, hướng dẫn trực tiếp. Không phải ai cũng dạy và học được cồng chiêng. Người già đang dần già đi. Người trẻ am hiểu cồng chiêng rất ít. Tìm người để duy trì và có thể tiếp nối mạch văn hóa cồng chiêng không phải điều dễ dàng. Đây là những rào cản lớn nhưng chúng tôi sẽ cố gắng vận động bà con, những người am hiểu để duy trì hoạt động phong trào. Từ đó, tạo nên sức sống cho cồng chiêng Xtiêng.

Với người Xtiêng, cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống
Với người Xtiêng, cồng chiêng là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa, gắn liền với đời sống

Không thể để cồng chiêng xa rời cuộc sống hàng ngày, không thể để hồn cốt văn hóa này bị thất truyền, nhiều địa phương nơi miền Tây xứ Nghệ, cũng đã có cách gìn giữ rất hay. Ngoài việc đưa nội dung bảo tồn gìn giữ cồng chiêng cụ thể hóa bằng Nghị quyết, thì việc đưa nội dung này vào thang tiêu chí để chấm điểm đánh giá làng bản văn hóa, câu lạc bộ dân ca dân vũ… đang rất được mọi người đồng tình, ủng hộ.

Trò chuyện cùng chúng tôi, lãnh đạo huyện Tương Dương (Nghệ An) “khoe” rằng, toàn huyện đang có hơn 40 bộ cồng chiêng ở các bản làng đang được các già làng, trưởng bản lưu giữ. Trưởng phòng Văn hóa thông tin (VHTT) huyện Tương Dương - Lô Thanh Long bấm ngón tay: Nhiều bản làng gìn giữ cồng chiêng rất tốt. Chúng tôi rất mừng vì hồn cốt của dân tộc vẫn đang được các thế hệ nâng niu, trân quý.

Hiện nay, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng đã đạt được những kết quả khích lệ. Tình trạng “chảy máu cồng chiêng” đã cơ bản được ngăn chặn, nhiều nghi thức, nghi lễ gắn với văn hóa cồng chiêng đã được phục dựng và có mặt ở nhiều gia đình đồng bào DTTS. Tiếng cồng chiêng cũng đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc... mang đậm văn hóa, hồn cốt, cốt cách người dân vùng miền…

Có thể nói, cồng chiêng không chỉ có giá trị rất lớn về vật chất, mà còn mang ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần với đồng bào DTTS. Đến nay, dù có những thay đổi về đời sống, quan niệm, nhưng những giá trị về cồng chiêng vẫn được các gia đình, làng bản coi trọng và gìn giữ như một tài sản vô giá.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.