Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tổ chức các hoạt động quảng bá 2 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS đã được UNESCO vinh danh là "Nghệ thuật Xòe Thái" và “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”. Tuy nhiên, để công tác quảng bá đạt hiệu quả thì cần truyền tải đầy đủ những giá trị nổi bật của các di sản, nhất là hiểu rõ biểu tượng tín ngưỡng trong mỗi di sản.
Ngày 1/12, tại Trung tâm Văn hóa nghệ thuật 22 Hàng Buồm, Hà Nội sẽ diễn ra “Chương trình trưng bày Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”. Chương trình sẽ mang đến Không gian trưng bày Di sản Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Nghệ thuật Xòe Thái, các gian hàng xúc tiến quảng bá du lịch vùng dân tộc thiểu số... đặc sắc.
Với kinh phí dự kiến gần 16,4 tỷ đồng, việc thực hiện đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Gia Lai giai đoạn 2023 - 2025” đã mang đến luồng sinh khí mới, tiếp thêm động lực cho công tác bảo tồn di sản trong vòng xoáy của các luồng văn hóa hiện đại.
Ngành Văn hóa, Du lịch tỉnh Đắk Lắk tham gia quảng bá Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên tại Festival “Về miền Quan họ” năm 2023, diễn ra tại Bắc Ninh từ ngày 24 - 28/2.
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 09/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, với kinh phí dự kiến là 16,38 tỷ đồng.
Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tổng kết lớp học cồng chiêng và múa xoang, trao chứng nhận cho 47 học sinh dân tộc Gia Rai của Trường Tiểu học số 1 xã Ia Băng.
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai, Festival với chủ đề “Hội tụ và lan tỏa” dự kiến được tổ chức từ ngày 18 - 20/11/2022, với sự tham gia của 5 tỉnh Tây Nguyên. Ban Tổ chức sẽ huy động đội ngũ nghệ nhân, diễn viên quần chúng trong và ngoài tỉnh với gần 1.300 người.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2005. Đến nay, cùng với các tỉnh Tây Nguyên, những Nghệ nhân Ưu tú dân gian trên khắp các buôn làng tỉnh Gia Lai không chỉ nỗ lực bảo tồn mà còn đưa cồng chiêng Tây Nguyên ra thế giới.
Khi hạt thóc đã về kho, những cánh chim Cơ Tia, C’rao sải cánh giữa đại ngàn, hoa Pơ lang thắp lửa giữa nền trời xanh thẳm... mùa lữ hành đã đến. Già trẻ, gái trai ở các buôn làng Tây Nguyên hẹn hò “đi xuôi” chơi chợ. Họ thích thú rảo theo những cung đường mòn song song các dãy núi, gùi trên lưng và xà gạc cầm tay, du hành về phía biển, mang sản vật của miền Thượng đổi lấy vị mặn của biển khơi. Và, trên những cung đường “hạt muối năm xưa” ấy, đã nảy nở những thâm tình.
Tối 23/9, tại nhà rông Kon Klor, UBND Tp. Kon Tum (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ khai mạc Hội thi cồng chiêng, múa xoang các DTTS lần thứ I năm 2022. Tham gia Hội thi có 17 đội, với gần 600 nghệ nhân đến từ các xã, phường có làng đồng bào DTTS tham gia biểu diễn.
Liên đoàn Xiếc Việt Nam vừa ra mắt tác phẩm Lửa tình cao nguyên (tác giả: NSND Tạ Duy Ánh, đạo diễn: Nguyễn Ngọc Anh), tác phẩm do Bộ VHTTDL đặt hàng. Ngay đêm diễn tổng duyệt ra mắt tác phẩm, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông và các thành viên trong Hội đồng nghệ thuật của Bộ VHTTDL đã đánh giá cao về những sáng tạo mới của ê kíp dàn dựng và các nghệ sĩ tham gia biểu diễn.
Theo đề án Bảo tồn di sản Không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Gia Lai phục dựng một số lễ hội có sử dụng cồng chiêng của dân tộc Ba Na và Gia Rai; mở các lớp dạy đánh chiêng.
Sự tương tác cùng song hành giữa văn hóa và du lịch là sự hòa quyện tạo nên hiệu ứng cộng lực, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Ðiều này, vừa bảo tồn, phát huy được bản sắc văn hóa truyền thống Mnông, vừa góp phần tạo nên nét đặc trưng để phát triển du lịch Ðắk Nông bền vững.
Cồng chiêng được đồng bào các dân tộc xem như là báu vật, là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Giữ hồn cồng chiêng cũng chính là gìn giữ sợi dây “thanh âm huyền bí” trong các nghi lễ truyền thống, lễ hội, sự kiện văn hóa của địa phương, giữ bản sắc văn hóa của đồng bào...Do vậy, bao năm nay, đồng bào các dân tộc, đặc biệt là các nghệ nhân ở bản làng đã có trách nhiệm, bảo ban nhau giữ gìn, nâng niu trân quý cồng chiêng
Trong khuôn khổ "Triển lãm thế giới EXPO 2020 Dubai” được tổ chức tại Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất-UAE, Ngày Quốc gia Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng đặc biệt với bạn bè quốc tế. Đặc biệt là màn diễn tấu cồng chiêng Tây Nguyên (do Đoàn nghệ nhân tỉnh Đắk Nông thực hiện) và trình diễn các sản phẩm thổ cẩm ứng dụng của đồng bào DTTS Việt Nam.
Trong văn hóa truyền thống và tín ngưỡng đa thần của đồng bào Tây Nguyên thì cồng chiêng không phải là nhạc cụ đơn thuần mà chứa đựng yếu tố tâm linh, tức là có linh hồn, cần được bảo vệ và tôn trọng.
Đã từ lâu mọi người đều biết đến Tây Nguyên đại ngàn và những điều bí ẩn. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết đến Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) với diện tích rộng đến hơn 15.900 ha và ẩn chứa trong đó biết bao điều kỳ diệu; cũng chưa biết những buôn làng đậm đặc màu sắc văn hóa giữa đại ngàn hào phóng.
Với mong muốn bảo tồn và phát huy được giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc Ba Na. Các bạn trẻ ở làng Đăk Yo, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã ngày đêm luyện tập cồng chiêng và những điệu múa xoang, nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị âm nhạc truyền thống của dân tộc mình.
Sắc màu 54 -
Ảnh: Thái Bana - Nguyễn Sơn Tùng (Lời dẫn: Sông Lam) -
16:00, 02/05/2021 Vùng đất Tây Nguyên với các sắc thái văn hóa vô cùng phong phú và đa dạng, được biểu hiện qua kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật cồng chiêng, hệ thống lễ hội và các di sản văn hóa vật thể vô cùng đặc sắc, phong phú.
Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 vừa được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Đây là Đề án tổng thể với nhiều nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực nhằm góp phần bảo vệ toàn vẹn không gian di sản văn hóa cồng chiêng.