Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Biểu tượng tín ngưỡng trong di sản phi vật thể của đồng bào DTTS

Cù Hương - Khánh Thư - 18:28, 10/12/2023

Trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã và đang tổ chức các hoạt động quảng bá 2 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS đã được UNESCO vinh danh là "Nghệ thuật Xòe Thái" và “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”. Tuy nhiên, để công tác quảng bá đạt hiệu quả thì cần truyền tải đầy đủ những giá trị nổi bật của các di sản, nhất là hiểu rõ biểu tượng tín ngưỡng trong mỗi di sản.

Xòe là cách đồng bào dân tộc Thái gắn kết con người với con người, con người với trời đất.
Xòe là cách đồng bào dân tộc Thái gắn kết con người với con người, con người với trời đất.

Biểu tượng từ những điệu múa

Hơn một năm trước (ngày 24/9/2022), tỉnh Yên Bái phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) và các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Như vậy, sau “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”, Việt Nam có thêm 01 di sản văn hóa phi vật của đồng bào DTTS được UNESCO vinh danh.

Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng, Xòe là cách đồng bào dân tộc Thái gắn kết con người với con người, con người với trời đất một cách sinh động, đầy lãng mạn nhưng cũng đậm tính xã hội. Những điệu Xòe không khác gì một xã hội thu nhỏ của dân tộc Thái, phản ánh cuộc sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đồng bào.

Theo PGS.TS Đặng Hoành Loan (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam), có 3 không gian trình diễn xòe chính, gắn liền với đó là 3 loại xòe: Xòe nghi lễ, Xòe vòng và Xòe biểu diễn. Trong đó, Xòe nghi lễ gắn liền với then, là loại hình Xòe ra đời sớm và có quy mô nghệ thuật chuyên nghiệp nhất; Xòe vòng cũng bắt nguồn từ then nhưng đã được “thoát ly” khỏi không gian thiêng và trở nên phổ biến trong sinh hoạt cộng đồng. Còn Xòe biểu diễn ra đời khi xã hội Thái hình thành tầng lớp quý tộc, các địa phương đã tổ chức đội xòe chuyên nghiệp để biểu diễn trong các dịp trọng đại.

Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS và miền núi được tổ chức ngày 1/12/2023 tại Hà Nội.
Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS và miền núi được tổ chức ngày 1/12/2023 tại Hà Nội.

Đi vào nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng, Gs.Ts. Bùi Quang Thanh (Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) cho rằng, đồng bào dân tộc Thái dùng Xòe như một phương tiện để thực hành trong tín ngưỡng cúng Giàng, tiễn đưa linh hồn về trời hay đón linh hồn nhập về chứng kiến tấm lòng hiếu thảo của con cháu trong những ngày giỗ chạp. Đồng thời, đồng bào thực hiện Xòe trong những nghi lễ cúng lúa mới, cúng vòng đời; hay như ở Vân Hồ (Sơn La), Xòe còn được thực hiện trong cả tang ma.

“Chúng tôi thấy Xòe Thái chứa đựng rất nhiều biểu tượng thông qua các hành vi múa. Khi xem Xòe Thái về múa khăn chẳng hạn, cô gái Thái mà cầm khăn vắt chéo là tượng trưng cho mái chèo và động tác múa tay chèo thuyền là để tiễn đưa linh hồn về thượng giới; khăn bắt chéo ngược lại là để đón các thần linh về chứng giám tấm lòng thành của con cháu; nếu cô gái cầm khăn quay như đánh roi ngựa thì đó chính là đang giong ngựa để đón linh hồn…”, Gs.Ts Bùi Quang Thanh dẫn chứng.

Thông điệp từ âm thanh

Gs.Ts Bùi Quang Thanh cho rằng, giá trị nổi bật của Xòe là thể hiện được bản sắc dân tộc Thái cùng sự cố kết cộng đồng trong quá trình Xòe (nắm tay, sát cánh bên nhau, đoàn kết chặt chẽ…). Đồng thời, Xòe cũng khuyến khích sự đối thoại, trò chuyện giữa các cá nhân, cộng đồng, các dân tộc, thể hiện sự tôn trọng nhau và tính nhân văn.

“Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” được giới thiệu tối 1/12/2023 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (số 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
“Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” được giới thiệu tối 1/12/2023 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật (số 22 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Ngoài “Nghệ thuật Xòe Thái”, năm 2005, UNESCO đã công nhận “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” là Kiệt tác truyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại; năm 2008, di sản này được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Cồng chiêng được sử dụng nhiều và tập trung nhất trong lễ cúng ăn trâu và tang ma. Ngày nay, Cồng chiêng còn được sử dụng trong các sinh hoạt văn hóa đời thường.

Biểu tượng tín ngưỡng trong di sản phi vật thể của đồng bào DTTS 3

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, là nhạc cụ mang sức mạnh thiêng liêng, cồng chiêng Tây Nguyên được sử dụng trong những nghi lễ quan trọng của cộng đồng. Tiếng cồng chiêng vang vọng khắp đất trời gửi gắm tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của con người đến với thần linh, đến với vùng đất thiêng nơi đại ngàn. Nhưng điều quan trọng là, khi cồng chiêng được diễn tấu, người nghe/thưởng thức không chỉ dừng lại ở mức cảm nhận riêng âm thanh, tiết tấu, nhịp điệu của nó theo tư duy âm nhạc, mà phải hiểu thêm đằng sau đó “tiếng chiêng nói gì” và mang ý nghĩa thông báo ra sao với cộng đồng.

Vì thế, một khi tiếng chiêng ngân lên ở một không gian cụ thể, đồng bào Tây Nguyên hiểu ra ở đó đang diễn ra việc gì, là lễ mừng lúa mới, cúng người chết, bỏ mả, lễ thổi tai cho đứa trẻ hay đón khách xa về… Tất cả đều được các cộng đồng DTTS ở Tây Nguyên “mã hóa” trong từng tiếng chiêng của mình. Chính sự độc đáo và đặc sắc này nên UNESCO mới công nhận “Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Những biểu tượng tín ngưỡng trong 02 Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã và đang được các nhà nghiên cứu “giải mã”. Đây là định hướng để các cấp quản lý, chính quyền các địa phương thực hiện các hoạt động nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản.

Mới đây nhất, ngày 1/12/2023, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam) đã tổ chức Chương trình giới thiệu, trưng bày di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chương trình nhằm truyền tải tới công chúng câu chuyện về 02 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS là “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên” và “Nghệ thuật Xòe Thái”. Đây là hoạt động nhằm triển khai nhiệm vụ thuộc Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg.

Theo ông Hoàng Quốc Hòa, Giám đốc Trung tâm Thông tin du lịch, để tổ chức chương trình, Trung tâm đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương, đơn vị liên quan, nhất là các chuyên gia, nghệ nhân đến từ các lĩnh vực văn hóa, di sản, giáo dục, du lịch… với mong muốn truyền tải một cách tốt nhất những giá trị nổi bật của 02 di sản văn hóa phi vật thể. Tại chương trình, công chúng không chỉ được giới thiệu, thưởng thức các tiết mục trình diễn mà còn được các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, các nghệ nhân thực hành di sản chia sẻ những giá trị nổi bật của từng di sản.

Trong 3 năm 2019, 2020, 2022, Việt Nam đã vinh dự được tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) trao tặng danh hiệu “Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới”. Với việc triển khai Dự án 6 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, các di sản của đồng bào các DTTS có nhiều cơ hội để quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống nhằm phát triển du lịch.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Đắk Lắk: Bộ đội giúp người dân vùng biên qua cơn khát...

Hạn hán, nắng nóng kéo dài khiến cho hàng nghìn người dân ở các xã biên giới tỉnh Đắk Lắk thiếu nước sinh hoạt. Để giúp người dân vùng biên qua cơn khát, các đơn vị bộ đội đóng quân ở khu vực biên giới đã huy động nguồn lực khoan giếng làm công trình nước sinh hoạt tập trung, chở từng bồn nước khu dân cư hỗ trợ người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.