Ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đã được các Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai đặc biệt quan tâm nhằm đổi mới hoạt động và tư duy sản xuất. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn.
56 năm qua, dù trải qua nhiều thử thách và thăng trầm của lịch sử, nhưng tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia đã không ngừng được củng cố và phát triển. Tình đoàn kết đã trở thành biểu tượng thiêng liêng, là tài sản chung vô giá được Lãnh đạo và Nhân dân hai nước tiếp tục gìn giữ và phát huy.
Thực hiện Dự án 3 về Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, thuộc Chương trình MTQG 1719, huyện Chi Lăng đã và đang tích cực đẩy nhanh tiến độ, nhằm từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống Nhân dân.
Rừng đang ngày một nhiều hơn. Bằng chứng là tỷ lệ che phủ đang tăng thêm ở những cánh rừng do cộng đồng quản lý. Rừng giàu, người dân không chỉ được hưởng lợi từ kinh phí khoán bảo vệ rừng mà còn có thể phát triển kinh tế từ trồng xen canh và dưới tán rừng , tận thu lâm sản phụ để tăng thu nhập, đảm bảo chi phí ổn định cuộc sống...
Nhờ sự chung tay xây dựng, vun đắp của Chính phủ 2 nước Việt Nam - Campuchia nói chung, tỉnh Bình Phước và các tỉnh giáp biên nói riêng nên người dân hai bên biên giới sống chan hòa, giúp đỡ lẫn nhau cùng chính quyền địa phương tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa mang tầm quốc gia, góp phần vun đắp tình hữu nghị truyền thống Việt Nam - Campuchia.
Thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, chính quyền huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã vận động, tuyên truyền bà con Xơ Đăng mạnh dạn liên kết với HTX trên địa bàn để học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế.
LTS: Những cánh rừng do cộng đồng quản lý ngày một xanh tốt. Điều đó không chỉ mở ra cơ hội chia sẻ lợi ích kinh tế để người dân sống gần rừng có cuộc sống tốt hơn, mà đó còn là điều kiện, là mảnh đất lưu giữ và bảo tồn văn hóa bản địa của người dân địa phương. Từ bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng, những quy ước, hương ước đã được thực hiện tốt hơn, cũng là cơ sở để duy trì và ổn định đời sống xã hội của người dân, vì một mục tiêu ổn định và phát triển.
Đi dọc tuyến biên giới thuộc tỉnh Bình Phước, đến đâu chúng tôi cũng được tận mắt chứng kiến những xóm làng trù phú của đồng bào dân tộc Xtiêng, Mnông, Khmer… với nhiều tuyến đường bê tông nhựa phẳng lì cùng những ngôi nhà khang trang, kiên cố mọc lên san sát. Cuộc sống của bà con đang ngày một đổi thay, không còn nhiều hộ nghèo, có hộ vươn lên làm giàu trên dải đất biên cương.
Vùng đồng bào DTTS và miền núi là khu vực phên dậu của Tổ quốc, giữ vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử, đồng bào DTTS một lòng giữ trọn niềm tin với Đảng, đóng góp sức mình cho cách mạng cũng như công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay.Tại tỉnh Quảng Nam, để giúp đồng bào DTTS và miền núi ở vùng cao biên giới an cư lạc nghiệp, những năm qua tỉnh đã thực hiện quy hoạch sắp xếp dân cư với phương châm “nơi ở mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ”.
Những ngày này, khắp các bản làng vùng cao Lai Châu rực rỡ cờ hoa, bà con phấn khởi, nhà nhà tập trung quét dọn vệ sinh đường ngõ. Các cụ cao niên trang trọng treo cờ Tổ quốc, ảnh Bác, trang trí ban thờ… ; các bà, các mẹ chuẩn bị những bộ trang phục đẹp nhất cho Ngày Quốc khánh - Tết Độc lập 2/9.
Sáng 23/8, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo về triển khai các chính sách thực hiện Tiểu dự án 1 - Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025. Chủ trì Hội thảo có Cục trưởng cục Kinh tế hợp tác và PTNT Lê Đức Thịnh cùng lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai.
Tại tỉnh Sóc Trăng, trước đây, do đời sống còn khó khăn, một số gia đình ít quan tâm việc học hành của con em mình. Nhưng nay, nhờ có các chùa Khmer tham gia tổ chức giảng dạy, nên con em đồng bào vừa có thêm cơ hội học tập, vừa giữ gìn chữ viết của dân tộc mình.
Không chỉ tô thắm thêm cho bức tranh quê Bác thanh bình, yên ả; những bông sen ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã trở thành sản phẩm hàng hóa được chế biến sâu theo du khách về với muôn nơi.
Là địa phương có tỷ lệ đồng bào DTTS cao (chiếm gần 75% dân số toàn tỉnh), những năm qua, các chương trình, dự án, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước triển khai trên địa bàn đã giúp vùng đồng bào DTTS tỉnh Hoà Bình (nhất là nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn) có bước phát triển.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong năm học vừa qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên… Do vậy, ngành Giáo dục Bảo Lạc đã vượt qua khó khăn, thách thức hoàn thành tốt công tác giáo dục cho vùng khó.
Nằm nép mình dưới chân dãy núi Chư Yang Sin hùng vĩ, Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk từng là nơi hoạt động, che chở an toàn cho nhiều cán bộ cách mạng chủ chốt, đóng góp nhiều công sức, xương máu cho sự nghiệp kháng chiến giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khi chiến tranh đã lùi xa, Nhân dân Đắk Phơi tập trung sản xuất, phát triển kinh tế, đoàn kết xây dựng quê hương và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc.
Nhiều năm trở lại đây, tại các thôn, bản vùng sâu, vùng xa của huyện biên giới Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, có những lớp học khá đặc biệt, bởi nó luôn sáng đèn đêm từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, bởi lớp học không phân biệt tuổi tác...
Trên hành trình thực hiện giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Tà Ôi ở A Roàng, huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế), cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp cụ thể và lồng ghép các nguồn kinh phí từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc.., đã mang lại hiệu quả tích cực. Theo đó, bộ mặt nông thôn ở xã A Roàng, đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo liên tục giảm, đời sống của người Tà Ôi không ngừng được nâng lên.
Ở Ra Manh, xã Sơn Long, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi bây giờ, không còn là “điểm nóng”, nhiều gia đình Ca Dong đã phát triển kinh tế, gương mẫu tích cực tham gia các phong trào xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình nhà sạch, vườn đẹp, phong trào “5 không 3 sạch”…tại địa phương.
Dưới đỉnh núi Kà Rá U Sầu có một ngôi làng nhỏ, tuy ở vùng sâu, vùng xa, nhưng lại có nhiều hộ gia đình tiêu biểu cấp huyện, cấp tỉnh, là những tấm gương sáng trong phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, tiên phong, sáng tạo trong phát triển kinh tế.