Tôi đã không ít lần đi trên con đường 4C, nơi “đầu trời ngất đỉnh Hà Giang”. Mỗi một lần đi, cảm xúc trong tôi đều rất khác biệt. Không phải vì sự hiểm trở của một tuyến đường lên 4 huyện nơi địa đầu Tổ quốc, hay chỉ vì sức hấp dẫn của cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn… mà hơn hết là những cảm nhận về sự đổi thay vượt bậc của đất và người nơi đây khi có con đường huyết mạch, con đường chiến lược..., đã mang lại hạnh phúc, no ấm, bình yên trên mỗi bản làng.
Bản văn hóa Sin Suối Hồ được UBND tỉnh Lai Châu công nhận là bản du lịch cộng đồng vào năm 2015, có lịch sử hơn 300 năm. Chỉ cách thành phố Lai Châu khoảng 30km, nhưng phải mất gần 3 giờ đồng hồ từ tỉnh lộ 130 mới lên đến nơi. Nơi đây có 142 hộ với hơn 700 nhân khẩu là đồng bào dân tộc Mông sinh sống gắn với những câu chuyện cổ tích đời thường, không phải ở đâu cũng gặp.
Sau nhiều năm trồng thử nghiệm, vượt qua những hoài nghi, lo ngại, "quả ngọt" từ cây mắc ca đã chứng minh là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên trên vùng đất Sơn Tây (Quảng Ngãi). Từ kết quả ban đầu, huyện Sơn Tây đang có chủ trương phát triển cây mắc ca lên 200ha, với kỳ vọng đưa cây mắc ca trở thành cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào Ca Dong ở huyện vùng cao này.
Bán đất theo cơn sốt vì cái lợi trước mắt, đồng bào DTTS ở các buôn làng Tây Nguyên không chỉ trắng tay, cuộc sống bấp bênh mà hậu quả lâu dài là cơ quan chức năng khó kiểm soát, gánh nặng ổn định cuộc sống cho người dân lại một lần nữa đặt ra cho các cấp chính quyền địa phương.
Việc cò đất lộng hành, dụ dỗ đồng bào DTTS ở các buôn làng Tây Nguyên bán đất diễn ra trong một thời gian dài cho thấy sự buông lỏng công tác quản lý, thiếu trách nhiệm của chính quyền các địa phương và các ngành chức năng.
Tình hình tội phạm ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là trên tuyến biên giới đường bộ. Để đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy, ngành Hải quan đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp để kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ việc vi phạm.
Trong 2 ngày 20, 21/6, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VI nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Từ một thị xã nghèo, nhiều khó khăn, nhưng sau 30 năm tỉnh Ninh Thuận được tái lập, và 15 năm chính thực là thành phố thuộc tỉnh, đến nay Phan Rang - Tháp Chàm đã trở thành đô thị loại II khang trang, văn minh, hiện đại; trở thành trung tâm chính trị, văn hóa, đầu tàu kinh tế của tỉnh.
Từ tình yêu văn hóa truyền thống cùng với sự cần mẫn, khéo léo người Gia Rai ở làng Nglơm Thung, xã Ia Pết, huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã biến những ống lồ ô, tre, nứa,… thành những sản phẩm tiện ích, gắn liền với văn hóa dân tộc Tây Nguyên như gùi, rổ, rá, nhà rông… Các sản phẩm độc đáo, tinh tế của các nghệ nhân ở làng Nglơm Thung nay đã được người tiêu dùng trong nước, quốc tế biết đến và yêu thích.
Quảng Trị - vùng đất giới tuyến đã vươn mình mạnh mẽ. Từ đồng bằng đến miền núi, đời sống đồng bào các dân tộc đã ấm no, đủ đầy. Sau 5 thập kỷ giải phóng, “đất lửa” Quảng Trị đã nở hoa, “lũy thép” Hiền Lương đã vươn mình mạnh mẽ.
Ngày 21/3, Tổng cục Đường bộ Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ động thổ Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 9, đoạn từ cảng Cửa Việt đến Quốc lộ 1A.
Sau 25 năm tái lập tỉnh (1997 – 2022), từ một tỉnh thuần nông, Bắc Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp với nhiều chỉ tiêu kinh tế -xã hội đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Tại khu vực nông thôn của tỉnh, nhờ được tập trung đầu tư nên đã khoác lên mình diện mạo mới.
Minh Long là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi, có gần 70% dân số là đồng bào DTTS sinh sống. Những năm qua, nhờ vào sự quan tâm của các cấp chính quyền, đời sống của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao.
Diện mạo nông thôn khởi sắc, đời sống đồng bào ngày càng được nâng lên, nhiều xã về đích NTM... kết quả này một phần quan trọng là nhờ có những con đường thênh thang rộng mở, kết nối giao thương thuận lợi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở các buôn làng vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đắk Nông.
Với tôi, chuyến đi Yên Thuận này có nhiều háo hức. Đây là xã cuối cùng của tỉnh Tuyên Quang mà tôi đến. Cao Đường, một thôn của xã nằm trên đỉnh của dãy núi Cham Chu cao ngất, quanh năm mây phủ. Nơi mà đỉnh của nó có độ cao trên một ngàn mét so với mực nước biển.
Đakrông là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Trị, với 82% dân số là đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều. Huyện có 9/12 xã, thị trấn thuộc diện đặc biệt khó khăn. Thoát nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, thoát nghèo bền vững là mục tiêu mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Đakrông đang hướng đến.
Trong tiết trời mùa thu dịu mát hòa vào sắc màu vàng lựng của những sóng lúa bậc thang, thật lý tưởng nếu không có dich Covid-19, du khách sẽ có một hành trình rong ruổi với cung đường Y Tý (Bát Xát, Lào Cai) để được sống chậm giữa một không gian đẹp đến nao lòng.
Từ tượng đài chiến thắng Khe Sanh, theo đường Hồ Chí Minh về phía Bắc, chúng tôi vượt hơn 65 km đường đèo dốc trở lại với xã Hướng Lập, một trong 11 xã biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị. Trong câu chuyện với cán bộ xã và nhiều hộ dân nơi đây, chúng tôi cảm nhận được sự chuyển mình đổi thay mạnh mẽ của một xã vùng cao biên giới.
Trà Lân xưa hừng hực khí thế “trúc chẻ tro bay”. Còn Trà Lân hôm nay (thuộc hai huyện Con Cuông và Anh Sơn), đang trở mình thành vùng kinh tế quan trọng ở phía Tây của Nghệ An. Nơi đây, nông nghiệp công nghệ cao đã hình thành; du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nơi bản làng thâm sơn đã hiện hữu; những sản phẩm OCOP cũng đã khẳng định vị thế trên thị trường… Một Trà Lân đang từng ngày đổi thay.
Đứng trên một ngọn đồi cao, tôi nhìn bao quát làng Đặng vào Thu. Núi keo, rừng keo vây bọc thung lũng lúa, ngô đang chuyển màu vàng, thấp thoáng những ngôi nhà ẩn mình trong vườn cây ăn trái, hiện lên sự sung túc, ấm no nơi bản làng vùng cao.