Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Trở lại Nậm Sin

Thuý Hồng - 12:46, 20/08/2022

Sau 3 năm trở lại Nậm Sin, bản của đồng bào dân tộc Si La ở xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, điều chúng tôi cảm nhận được là diện mạo nơi đây đã có nhiều đổi khác. Từ Đề án "Hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội dân tộc Si La", đã giúp cho cuộc sống người dân nơi đây đang dần khởi sắc.

Trung tâm bản Nậm Sin hôm nay
Trung tâm bản Nậm Sin hôm nay

Nậm Sin nay đã khác xưa...

Nằm cách trung tâm huyện Mường Nhé khoảng 40km, trước đây, bản Nậm Sin (xã Chung Chải, huyện Mường Nhé) chưa có đường giao thông nên gần như tách biệt với bên ngoài. Cũng vì thế mà bản Nậm Sin được xếp vào diện bản khó khăn nhất của huyện Mường Nhé.

Tôi còn nhớ như in chuyến công tác vào Nậm Sin 3 năm trước, dù quãng đường từ trung tâm xã Chung Chải vào bản Nậm Sin chỉ khoảng 10km nhưng chúng tôi phải đi mất 2 tiếng đồng hồ và phải chia thành hai chặng. 

Để vào Nậm Sin, anh cán bộ phòng Dân tộc huyện Mường Nhé  đưa chúng tôi bằng xe ô tô đến Trạm Biên phòng Leng Su Sìn, rồi từ đây chúng tôi phải nhờ các chiến sĩ biên phòng chở bằng xe máy đi tiếp. Mùa mưa, con đường vào bản trơn trượt, lầy lội, nhiều đoạn đất đồi sạt xuống hết cả đường đi nên chúng tôi phải cuốc bộ mới vào tới bản. Nhưng đó là chuyện của 3 năm về trước. Nậm Sin hôm nay đã khác.

Hôm gặp chúng tôi, anh cán bộ phòng Dân tộc huyện Mường Nhé năm trước phấn khởi nói: Đường vào Nậm Sin nay khác rồi, không phải “lội bộ” như 3 năm trước nữa đâu.

Đường vào bản Nậm Sin được trải bê tông phẳng lì
Đường vào bản Nậm Sin được trải bê tông phẳng lì

Lời của anh cán bộ phòng Dân tộc huyện quả không sai, con đường đất lầy lội trơn trượt trước đây đã được trải bê tông phẳng lì. Hai ven đường nhiều ngôi nhà mới được dựng lên khang trang. Tuyến đường vào bản Nậm Sin được nối quốc lộ 4H vào trung tâm bản, với tổng chiều dài 9,3km, trong đó tuyến chính có chiều dài 8,45km và hệ thống đường nội bản có chiều dài gần 1km, với tổng mức đầu tư hơn 46 tỷ đồng. Cùng với đó, các công trình nước sinh hoạt, thủy lợi cũng được đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh hoạt, sản xuất.

Có được diện mạo mới này, là do nguồn vốn đầu tư xây dựng từ Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế -xã hội dân tộc Si La giai đoạn 2016 - 2025, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016, được UBND tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện từ ngày 22/3/2019.

Sau nhiều năm được hưởng lợi từ Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Si La của Đảng, Nhà nước, bản Nậm Sin đã có bước khởi sắc đáng mừng, người dân bản Nậm Sin đã an cư, con em được đến trường đầy đủ.

Nhiều ngôi nhà của bản được xây dựng khang trang
Nhiều ngôi nhà của dân bản được xây dựng khang trang

Đi một vòng quanh bản, điều dễ dàng nhận thấy ở bản làng Si La này là có nhiều ngôi nhà mới được xây dựng khang trang. Trò chuyện với chúng tôi trước căn nhà gỗ mới được xây dựng, bà mẹ trẻ Lỳ Pó Nu, 24 tuổi vui vẻ nói: Có đường rồi, đi lại thuận tiện rồi, không vất vả như trước kia nữa. Bà con phấn khởi lắm, giờ chỉ lo làm ăn thôi.

Cách đó không xa, là nhà của Hù Cố Thương cũng vừa mới được xây dựng rất khang trang, theo kiểu nhà truyền thống của người Si La, thay thế cho ngôi nhà lụp xụp 3 năm về trước mà tôi đã có dịp ghé thăm.

 Phấn khởi hơn là, bên trong căn nhà của Hù Cố Thương được sắm sửa đầy đủ từ bộ bàn ghế salon đến các đồ dùng thiết yếu như tivi và cả dàn loa âm thanh mới... Thương bảo, làm căn nhà này cũng phải hết tầm 200-300 triệu đồng. “Làm nhà xong, giờ nhà còn có một con trâu để làm vốn. Năm vừa rồi nhà mình cũng vừa mới thoát nghèo rồi”, Thương nói.

Bên trong căn nhà của Hù Cố Thương được sắm sửa đầy đủ từ bộ bàn ghế salon đến các đồ dùng thiết yếu như tivi và cả dàn loa âm thanh mới...
Bên trong căn nhà của Hù Cố Thương được sắm sửa đầy đủ từ bộ bàn ghế salon đến các đồ dùng thiết yếu như tivi và cả dàn loa âm thanh mới...

Không chỉ được hưởng lợi từ Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Si La, những năm qua, bản Nậm Sin được tỉnh, huyện thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư cho bản, như: Chương trình Xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo... Nhờ đó, đời sống người dân đã dần được cải thiện.

Ông Lỳ Hồng Sơn, Trưởng bản Nậm Sin (huyện Mường Nhé) cho biết: Những năm gần đây, đời sống của người dân trong bản đã thay đổi rất nhiều, không còn khó khăn như trước đây nữa. Người dân có điện thắp sáng, có đường bê tông đi lại thuận tiện, giúp người dân dễ làm làm ăn, phát triển kinh tế.

Ông Sơn bảo, nhờ được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất, tiếp thu khoa học - kỹ thuật nên nhận thức của người dân đã dần thay đổi tập quán canh tác. Đặc biệt, năm 2020, từ dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, Ban Dân tộc tỉnh Điện Biên đã hỗ trợ 96 con lợn giống cho 48 hộ dân; UBND xã Chung Chải hỗ trợ 150 cây xoài Đài Loan cho Trưởng bản, Bí thư bản làm mô hình điểm, nên nhiều gia đình đã học tập làm theo.

Hiện cả bản có tổng diện tích đất nông nghiệp khoảng 30ha, trong đó có 20ha lúa nước, 1,2ha diện tích ao cá…sản lượng lương thực bình quân đầu người của bản đạt trên 360kg/người/năm. Trong bản đã có nhiều thanh niên đi làm công nhân tại các khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Bắc Giang…vì thế mà có nhiều hộ gia đình đã đầu tư xây dựng, sửa chữa mới nhà cửa kiên cố, mua sắm được tivi, xe máy…

Con em đồng bào Si La được đến trường đầy đủ
Con em đồng bào Si La được đến trường đầy đủ

Cùng với phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục được quan tâm đầu tư. Cả bản có một trường Tiểu học cùng một điểm trường và một trường mầm non tạo thuận lợi cho con em trong bản học hành.

Thầy Trịnh Văn Lập, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Chung Chải số 2, cho biết: Bản Nậm Sin đã được đầu tư trường tiểu học và mầm non khang trang, học sinh được đến trường đầy đủ, không còn tình trạng trẻ đến tuổi nhưng không được đến trường, lớp.

Tiếp tục xóa nghèo

Đồng bào dân tộc Si La ở Mường Nhé Là một trong 16 DTTS rất ít người của cả nước, bên cạnh các chính sách chung triển khai ở vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn, thì còn được thụ hưởng nhiều chương trình, dự án đặc thù, song đến nay tỷ lệ hộ nghèo của Nậm Sin vẫn còn cao.

Theo Chủ tịch xã Chung Chải, Lỳ Ha Lòng, dù đời sống người dân thay đổi nhiều so với trước đây, nhưng mặt bằng trình độ dân trí còn thấp, kinh tế chậm phát triển, đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế…

Dù diện mạo bản Nậm Sin có nhiều thay đổi nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao
Dù diện mạo bản Nậm Sin có nhiều thay đổi nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao

Theo tiêu chuẩn nghèo đa chiều mới giai đoạn 2021 – 2025, cả bản có 52 hộ tỷ lệ hộ nghèo của bản Nậm Sin vẫn còn 40 hộ nghèo chiếm tới 76,9%, hộ cận nghèo 5,7%, mới chỉ có 17,3% hộ thoát nghèo.

Bí thư Huyện uỷ Mường Nhé Nguyễn Quang Hưng trăn trở: Nguyên sâu xa nhất vẫn là do trình độ, năng lực còn hạn chế, thay đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng còn chậm. Đặc biệt một bộ phận người dân, vẫn còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước, không tự vươn lên làm ăn phát triển kinh tế. Phần khác là nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng dịch Covid - 19 bùng phát trở lại, gây khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội nên khiến tỷ lệ hộ nghèo của bản Nậm Sin vẫn còn cao.

Rời Nậm Sin trong ánh chiều tà, mặc dù vẫn còn cảm giác băn khoăn chưa nguôi với những khó khăn của đồng bào, cái nghèo vẫn đang còn hiện hữu. Nhưng so với 3 năm trở về trước, thì cuộc sống của đồng bào Si La hôm nay đã có sự thay đổi nhiều. Đặc biệt là đường, điện trường, trạm cơ bản đã hoàn thiện; Bà con được hỗ trợ cây con giống mới để gieo trồng nên không còn cảnh bị đứt bữa. 

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là, đồng bào Nậm Sin rất mong, tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ bằng chương trình chính sách dân tộc trong giai đoạn mới để Nậm Sin phát triển bền vững..


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia xứng tầm truyền thống văn hóa – lịch sử và sự phát triển của đất nước

Sáng 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra tiến độ xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội và có cuộc làm việc về chuẩn bị tổ chức tại đây Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Lào Cai tiếp tục triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị

Trang địa phương - Trọng Bảo - 16:29, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Thúc đẩy quảng bá giá trị văn hóa Việt trên nền tảng số

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 16:18, 19/05/2025
Nhằm hợp tác thúc đẩy quảng bá văn hóa, thể thao và du lịch của Việt Nam trên môi trường số. Ngày 19/5, tại Hà Nội, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và TikTok Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác phối hợp quảng bá hoạt động của Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản - một trong những sự kiện toàn cầu lớn nhất trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Người có uy tín phát huy vai trò trên nhiều lĩnh vực

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:12, 19/05/2025
Trong những năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ về vật chất, động viên tinh thần, bồi dưỡng kiến thức của các địa phương, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang phát huy mạnh mẽ vai trò trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.