Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Những chuyến đi…

Phương Hạ - 19:40, 24/10/2022

Trong khoảng thời gian gần 20 năm gắn bó với Báo Dân tộc và Phát triển và sau lần vào với Tây Nguyên xa xôi đầu tiên, tôi đã có nhiều chuyến đi xa, thậm chí rất xa cả trong và ngoài nước, trong đó có chuyến đi quần đảo Trường Sa để tác nghiệp. Tôi đã học, đã mở mang thêm thật nhiều điều. Những chuyến đi xa đó còn cho tôi thêm thật nhiều người bạn...

Tôi vẫn luôn mong chờ để có những chuyến đi xa như thế
Tôi vẫn luôn mong chờ để có những chuyến đi xa như thế

Tôi nhớ mãi chuyến đi ấy, cho dù thời gian đã trôi qua khá lâu.

Mười tám năm về trước, sau cuộc họp Ban Biên tập triển khai kế hoạch nội dung các số báo theo kế hoạch, tôi được phân công thực hiện bài viết giáo dục cho đồng bào DTTS vùng Tây Nguyên. Đây hẳn là một đề tài quan trọng. Với tờ báo của Ủy ban Dân tộc, đó càng là vấn đề cần được quan tâm. “Hãy đi và viết cho tốt” – Sau khi giao nhiệm vụ, Tổng Biên tập chỉ dặn tôi một câu ngắn gọn.

Được đến với đại ngàn Tây Nguyên - điều đó hẳn là thích và vui rồi. Tây Nguyên - đó là nơi tôi từng nghe nhiều, nhưng chưa một lần đặt chân tới. Sức hấp dẫn của miền đất đại ngàn hùng vĩ gắn với sử thi Trường ca Đam San, với tiểu thuyết Đất nước đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc, với bài thơ Bóng cây Kơ nia của nhà thơ Ngọc Anh, được tỏa thêm qua những giai điệu tha thiết của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, thể hiện tấm lòng thủy chung, tình nghĩa sâu nặng của con người và miền đất Tây Nguyên..., càng như thôi thúc tôi lên đường.

Lắc lư nhiều chục giờ trên đoàn tàu SE1, xuống ga Sài Gòn, ngơ ngác tìm chuyến xe khách cuối cùng để đi tiếp chặng đường 300km với nhiều khúc cua, lên dốc, xuống đèo, tôi cũng đến được cao nguyên Lâm Đồng, lúc 18h chiều....

Bữa cơm tối đơn giản cùng cô bạn tên Châu, làm ở Phòng Chính sách Ban Dân tộc Lâm Đồng, tôi chia sẻ về chuyến đi và sự lúng túng khi chưa chọn được đề tài. Nghe chuyện, cô bạn thốt lên: “Không lo, ở đây có thôn có cả trăm em tốt nghiệp đại học, cao đẳng và có cả em có trình độ thạc sĩ đấy. Ở vùng đất Tây Nguyên, có thể nhiều nơi người dân có của ăn của để, nhưng để có một “làng đại học” như K’Ming, chắc không có đâu”, Châu nhấn mạnh thêm, phần như muốn giúp tôi an tâm về đề tài, lại phần như sợ tôi đang quá mệt mỏi sau chuyến đi dài sẽ lắc đầu từ chối...

Tôi đã chọn về thôn K’Ming, xã Gung Ré, thị trấn Di Linh, không chỉ để tìm hiểu về đề tài hấp dẫn này, mà còn bởi thôn có tới 98% hộ dân là đồng bào DTTS tại chỗ. Đề tài phù hợp với tôn chỉ, mục đích của tờ Dân tộc và Phát triển. Nội dung lại đúng như định hướng của Ban Biên tập. Tại đây, tôi tận mắt chứng kiến hình ảnh những người phụ nữ Cơ Ho, lưng còng vì gùi củi nặng trên vai, tay dắt con từ cổng trường học. Tôi còn được nghe câu chuyện chân thật, qua những ngôn từ mộc mạc, thậm chí, có lúc tôi phải cố mới có thể hiểu, từ người đàn ông Cơ Ho, tên K’Brèo kể về việc ông đã nuôi nấng thành tài 10 cử nhân làng K’Ming như thế nào; khoe không chỉ ông mà cả thôn làng đã vui mừng đến mức nào trước việc cô con gái thứ tư là Ka Hor vừa nhận bằng thạc sĩ Y khoa và lúc này đã là bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Di Linh... Cái vui của K’Brèo, cái phấn chấn của người dân thôn K’Ming đã khiến tôi vô cùng xúc động và thấy đó như niềm vui của chính mình...

Ông K’Brèo bộc bạch, vợ ông là giáo viên trường làng, còn ông là y tá, thu nhập chẳng đáng là bao. Vợ chồng ông không có đất vườn để làm kinh tế, lại đông con nên cuộc sống gia đình thuộc diện nghèo khó trong xã. Do vậy, vợ chồng ông quyết tâm, dù khổ cực đến đâu, cũng phải cho con ăn học đến cùng, bởi chỉ có học thì các con ông mới thoát nghèo khổ, ông nói.

Tôi còn nhớ, sau buổi tìm hiểu thực tế và lấy thông tin, tôi đã viết bài báo đó rất nhanh; viết trong dạt dào cảm xúc; viết về thôn K’Ming, về nhân vật K’Brèo như đang viết về quê hương, người thân của mình với niềm vui như chưa từng gặp.

Tự tôi biết, năng lực chuyên môn chỉ là một phần. Điều quyết định còn là tìm được câu chuyện độc đáo – điều mà các thầy trong trường báo và các đồng nghiệp đàn anh gọi là tính phát hiện. Nếu không có tính phát hiện, bài báo vẫn có thể được đăng, vẫn sẽ có người đọc, nhưng rồi nó sẽ nhạt nhòa vào cả trăm, nghìn bài báo khác.

Đã dấn thân vào nghề báo, ai chẳng mong viết được những bài báo được bạn đọc đón nhận, ghi nhận để tự mình có thể lấy đó như niềm động viên, coi đó là thành công nho nhỏ. Bài báo “Thôn cử nhân K’Ming” tôi viết, sau đó được gửi dự cuộc thi ấn phẩm viết về đề tài vùng DTTS và miền núi, do Ủy ban Dân tộc phát động, và đạt giải B. Không phải giải cao, nhưng với tôi, nó là niềm động viên quan trọng trong những ngày đầu đến với Báo Dân tộc và Phát triển.

Những năm sau này, trên hành trình tác nghiệp báo chí, tôi cứ nhiều lần tự hỏi: Cái gì làm nên kết quả cho một bài báo. Và tự trả lời: Đầu tiên, phải là gần gũi, bám sát cơ sở. Nhà báo phải thoát ra khỏi phòng lạnh. Nhà báo phải dấn thân. Một cơ quan báo giàu tính chuyên nghiệp không có chỗ cho những người ưa nhàn nhã. Trở lại câu chuyện trước đây 18 năm của chuyến đi Tây Nguyên đầu tiên, nếu lúc đó tôi ngần ngại, tôi đã lỡ một câu chuyện, lỡ một phát hiện. Nói cách khác, tôi đã không may mắn được biết và viết về “Thôn cử nhân K’Ming” của đồng bào DTTS, trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn lại dám và có khát vọng về học hành và đã có tới cả trăm em là cử nhân.

Phát hiện sự kiện, tìm được câu chuyện hay là có một nửa của thành công. Nhưng quan trọng hơn, việc gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp với những con người cụ thể, chân thật, sinh động nơi đại ngàn Tây Nguyên đó, đã cho tôi rất nhiều cảm xúc. Cảm xúc về con người; về vùng đất; về số phận; về những tấm lòng nhân hậu; về sự cần cù, chất phác của những con người mà thoạt nhìn có nghĩ thể hời hợt về họ. Hời hợt nên không biết rằng, đằng sau cái vẻ thô ráp, thậm chí có phần hoang dã của họ, là những phẩm chất đáng khâm phục...

Có người cho rằng, nghề báo cần phải tiết chế cảm xúc để giữ được tính khách quan. Điều đó có thể đúng. Nhưng bằng kinh nghiệm, trải nghiệm của những chuyến đi tác nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi, tôi còn nghiệm ra rằng, tính khách quan trong nghề báo là yêu cầu quan trọng hàng đầu. Nhưng nếu tính khách quan đó chỉ được neo giữ bằng những con chữ, ngôn từ lạnh lùng, thì liệu những bài báo đó có thể lan tỏa, ngấm sâu vào người đọc và xã hội?

Vùng DTTS và miền núi, sắc màu từ 53 DTTS… là mảnh đất mà nhà báo dẫu tìm hiểu, khai thác, khám phá suốt đời, vẫn là bất tận. Vậy mà thời gian qua, không ít người, nhân danh “làm truyền thông” (?) dám tùy tiện đưa thông tin, hình ảnh về đồng bào DTTS một cách thô thiển, sai lệch, thậm chí phi văn hóa. Cách làm đó không chỉ khiến dư luận bức xúc, phẫn nộ, mà còn làm tổn thương người DTTS, tác động tiêu cực đến công tác dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Cùng với sai, còn là sự ấu trĩ. Ví như khi nhắc về già làng, Người có uy tín, không ít người làm báo thiếu thực tế, xa cơ sở vẫn còn hình dung, đó là những người già nua, sống khắc nghiệt ở vùng miền núi lạc hậu... Thực tế thời nay đã khác. Nhiều người trẻ tuổi được tôn vinh là già làng, Người có uy tín. Thậm chí, có vị “già làng”, “Người có uy tín” chẳng khác trí thức miền xuôi, nhạy bén với thời cuộc; cập nhật thời sự trong nước và quốc tế; thành thạo vi tính, không thể sống thiếu thiết bị cầm tay thông minh...

Khác chăng, bên trong cái hình thức đó là họ vẫn nguyên vẹn hồn cốt của núi rừng. Suy nghĩ của họ gắn với cây, với rừng, với sông, với suối. Tâm hồn họ luôn da diết, thiết tha, văng vẳng âm hưởng những làn điệu dân ca, những đêm khan, những tiếng chiêng, tiếng đàn tính réo rắt, tiếng khèn và kèn môi dặt dìu…

Chính thế, người làm báo cho đồng bào dân tộc phải thay đổi về tư duy, nâng cao kiến thức, bổ sung kỹ năng tác nghiệp... Chỉ có như thế và khi đó, nhà báo mới có thể khiến bà con thật sự mở lòng. Vì vậy, những chuyến đi, đến, sống, ở lại, tham gia các sinh hoạt trực tiếp với bản làng của người làm báo, làm truyền thông thời nay là vô cùng quan trọng. Không chỉ để lấy thông tin, tài liệu phục vụ cho tác nghiệp, đó có thể coi là những chuyến đi để học, để mở mang kiến thức.

Trong khoảng thời gian gần 20 năm gắn bó với Báo Dân tộc và Phát triển và sau lần vào với Tây Nguyên xa xôi đầu tiên, tôi đã có nhiều chuyến đi xa, thậm chí rất xa cả trong và ngoài nước, trong đó có chuyến đi quần đảo Trường Sa để tác nghiệp. Tôi đã học, đã mở mang thêm thật nhiều điều. Những chuyến đi xa đó còn cho tôi thêm thật nhiều người bạn...

Tận hôm nay, tôi vẫn mong, vẫn chờ để được có thêm những chuyến đi xa như thế…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Tương Dương (Nghệ An): Người bảo tồn và "thắp lửa" đam mê âm nhạc truyền thống dân tộc Thái ở xã vùng sâu

Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Quảng Ngãi: Không còn kinh phí, Trung tâm chăm sóc nạn nhân da cam dừng hoạt động

Xã hội - Minh Thu - 2 phút trước
Từ đầu tháng 11 đến nay, do không còn kinh phí, Trung tâm nuôi dưỡng, phục hồi chức năng nạn nhân chất độc da cam/dioxin Nghĩa Thắng (gọi tắt là Trung tâm), đứng chân trên địa bàn xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi đã phải tạm dừng hoạt động. Điều này gây lo lắng cho các gia đình có con em là nạn nhân chất độc da cam.
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 16 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 20 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 21 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 24 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 21/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Đêm nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”. Yên bình nơi non cao Kỳ Thượng. Cô giáo Tày của bản làng vùng cao . Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 25 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 26 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 27 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 32 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 34 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.