Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghề nghiệp - Việc làm

“Giữ lửa” nghề truyền thống trong thời dịch

PV - 11:48, 17/08/2021

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống đại dịch Covid-19, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tranh thủ vừa sản xuất nông nghiệp, vừa đan lát và dệt thổ cẩm tại nhà. Không chỉ tạo niềm vui trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội, đồng bào Mạ, Xtiêng còn “giữ lửa” nghề truyền thống và gìn giữ nhiều sản phẩm mang giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng.

Đồng bào Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú dệt thổ cẩm tại nhà
Đồng bào Mạ ở xã Tà Lài, huyện Tân Phú dệt thổ cẩm tại nhà

Đợt giãn cách xã hội kéo dài do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động đi lại, tiếp xúc bị hạn chế. Bà Ka Điều và các con gái (ấp 4, xã Tà Lài, huyện Tân Phú) tranh thủ quãng thời gian này để gia đình cùng nhau duy trì làm nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Mạ.

Bà Ka Điều cho biết, trong thời điểm Đồng Nai giãn cách xã hội, người giữ khoảng cách với người thì việc ở nhà dệt thổ cẩm vừa tiết kiệm thời gian, vừa giúp các con “giữ lửa” nghề truyền thống, để thổ cẩm của người Mạ được lưu giữ trong cộng đồng. Không chỉ gia đình bà, mà rất nhiều gia đình ở xã Tà Lài cũng dùng khoảng thời gian giãn cách để dệt vải hoặc đan lát.

Theo chị Ka Ngân - con gái bà Ka Điều, khi chưa có dịch Covid-19, sản phẩm thổ cẩm làm ra được giới thiệu và bán tại nhà truyền thống các dân tộc xã Tà Lài, khách hàng chủ yếu là du khách đến Vườn quốc gia Cát Tiên. Hiện nay, chị chuyển sang bán online. Đối với những đơn hàng khách đặt trong đợt dịch bệnh bùng phát, chờ khi dịch cơ bản được kiểm soát, các hoạt động trở lại bình thường chị sẽ gửi sản phẩm cho khách. Dù khách mua sỉ hay mua lẻ từng đôi dép, chiếc khăn, cái váy, cái áo... chị cũng sẵn sàng đáp ứng.

Ngoài dệt thổ cẩm, thời gian này đồng bào Mạ, Xtiêng ở Tà Lài cũng tích cực đan lát sản phẩm thủ công và hướng dẫn con cháu học theo. Đã ở vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng đôi mắt của ông K’Sổi vẫn tinh tường và đôi bàn tay vẫn khéo léo chuốt từng sợi tre, nứa để đan chiếc gùi truyền thống. Theo ông K’Sổi, để hoàn thành một chiếc gùi giao cho khách phải mất nhiều thời gian, có khi cả tháng mới hoàn thành. Công đoạn khó nhất là tạo dáng và hoa văn sao cho gùi mang đặc trưng của dân tộc mình.

Chị Ka Tuyền (hướng dẫn viên ở Vườn quốc gia Cát Tiên) cho hay, bản thân chị mang 2 dòng máu Mạ - Xtiêng, sinh ra và lớn lên ở Tà Lài nên ngay từ khi còn nhỏ đã được cha mẹ và bà ngoại hướng dẫn dệt vải, đan lát. Thời dịch bệnh, công việc hướng dẫn viên tạm ngưng, chị trở về nhà và nhận làm thêm các sản phẩm truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số để bán cho khách trong và ngoài tỉnh. Mặc dù các đơn hàng còn lẻ tẻ nhưng chị cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi làm ra các sản phẩm truyền thống.

“Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dịp này tôi chưa thể gửi sản phẩm cho khách hàng ở Hà Nội, TP. Hồn Chí Minh... Hiện tại, rất nhiều sản phẩm thổ cẩm của người Mạ và 11 chiếc gùi của đồng bào Xtiêng đã hoàn thành. Đây là những sản phẩm do chính tay bà con ở địa phương thực hiện dựa theo yêu cầu của khách trên cơ sở hiểu biết và tay nghề sẵn có”, chị Ka Tuyền nói.

So với người Mạ ở các địa phương khác, người Mạ ở Đồng Nai dù dân số không đông nhưng lại có vốn văn hóa độc đáo, nổi bật và thể hiện bản sắc đặc trưng trong cộng đồng. Cùng với dệt thổ cẩm, người Mạ còn lưu giữ các trang sức truyền thống khá đa dạng và phong phú.

Có thời gian nghiên cứu trang sức người Mạ ở Đồng Nai, Ths. Trương Thị Nguyên Hiền, Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh cho biết, trang sức của người Mạ chủ yếu tập trung ở nữ giới như: Khuyên tai, dây đeo cổ bằng hạt cườm, vòng đeo cổ… Nam giới đeo trang sức đơn giản hơn, thường mang tính chất mạnh mẽ, thể hiện sức mạnh cá nhân. Họa tiết trên trang sức không quá sặc sỡ mà hài hòa, phù hợp với môi trường và điều kiện sống.

“Ngoài làm đẹp, trang sức của người Mạ còn liên quan đến văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán. Do đó, việc giữ gìn và phát huy rất cần được các cấp, ban, ngành, địa phương quan tâm. Đồng thời, khuyến khích đồng bào mặc trang phục, đeo trang sức truyền thống trong các ngày lễ, tết của dân tộc. Chú trọng công tác sưu tầm hiện vật trang sức nhằm tạo thành bộ sưu tập mang đậm dấu ấn cội nguồn văn hóa các dân tộc thiểu số Đồng Nai”, chị Hiền chia sẻ.

Trong đời sống của người Xtiêng ở Tà Lài, một vật dụng không thể thiếu đó là những chiếc vò (còn gọi là ché) được làm bằng gốm. Hiện tại, trong nhiều gia đình vẫn còn lưu giữ khá nhiều bộ sưu tập ché.

Theo anh Nguyễn Bá Tâm, Phòng Nghiệp vụ Bảo tàng tỉnh, qua khảo sát bộ sưu tập ché của đồng bào Xtiêng ở Tà Lài có khoảng 15 loại hình ché khác nhau như: Đu pang, pa pang, pei pan, ta pang, tanco… Đây là bộ sưu tập phong phú về số lượng, nguồn gốc, chức năng sử dụng và cả niên đại. “Trong các loại ché mà đồng bào Xtiêng ở Tà Lài đang lưu giữ, loại ché klung, tanco, tanrang có giá trị hơn hẳn các loại khác. Những loại ché này đều là vật gia truyền cách nay từ 1 - 2 đời, thậm chí là 3 đời (khoảng 100 năm trở lại đây). Ché mà người Xtiêng đang sử dụng được sản xuất từ các lò gốm: Biên Hòa, Lái Thiêu (Bình Dương)…”, anh Tâm cho hay.

Với đôi bàn tay khéo léo, đồng bào các dân tộc thiểu số đã làm ra nhiều mẫu trang sức, váy áo có hoa văn độc đáo, những chiếc gùi hay lưu giữ các bộ sưu tập trang sức, ché… đặc trưng gắn với văn hóa truyền thống dân tộc. Nét đẹp trong văn hóa của các dân tộc với nỗ lực bảo tồn và phát huy nghề truyền thống đã tạo cảm hứng để nhiều nghệ sĩ sáng tác những tác phẩm nghệ thuật mang đặc trưng riêng của dân tộc thiểu số ở Đồng Nai. Trong đó, biên đạo múa Nguyễn Việt Bắc, Phó giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai đã xây dựng thành công tác phẩm múa Truyền nghề (đoạt giải B cuộc thi Múa chuyên nghiệp các dân tộc thiểu số năm 2017)./.

(Tít bài do Báo Dân tộc và Phát triển đặt)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Điều kiện hưởng lương hưu theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024

Từ 1/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 15 năm trở lên, thì được hưởng lương hưu nếu đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài tiền lương hưu, người lao động còn được trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni

Chiều 23/11, tại Hoàng cung Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni.
Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ

Đak Đoa (Gia Lai): Câu lạc bộ "Thủ lĩnh của sự thay đổi" giúp trẻ em DTTS tự tin vững bước

Giáo dục - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Dù mới được thành lập nhưng các Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đã góp phần trang bị cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng bổ ích để các em nói lên tiếng nói của mình và thay đổi nhận thức của thế hệ trẻ đồng bào DTTS ngay từ trên ghế nhà trường. Đặc biệt, các em còn là những hạt nhân tiên phong thay đổi nhận thức, xóa bỏ định kiến giới, từ đó dần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở thôn ấp, bản làng để cùng nhau vươn lên phát triển.
Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Bảo Yên (Lào Cai): “Kích thích” đầu tư phát triển liên kết chuỗi trong sản xuất nông - lâm nghiệp

Kinh tế - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là một trong những địa phương trọng điểm phát triển nông-lâm nghiệp của tỉnh. Để phát huy những tiềm năng, lợi thế các nguồn lực, huyện đã có nhiều giải pháp "kích thích" để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Qua đó, từng bước tạo ra các chuỗi sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo thu nhập ổn định cho nông dân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 8 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 8 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 8 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 8 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1.300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 9 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo... Tỉnh phấn đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 9 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.
Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Quảng Nam: Phát huy vai trò của Người có uy tín, già làng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 9 giờ trước
Không chỉ là tấm gương mẫu mực trong làm kinh tế giỏi, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong thời gian qua, lực lượng già làng, trưởng thôn, Người có uy tín ở Quảng Nam đã góp phần không nhỏ trong việc đẩy lùi các hủ tục, tệ nạn, tình trạng tảo hôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền của tỉnh.