Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ninh Thuận với nỗ lực nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào Chăm

Thái Sơn Ngọc - 18:24, 29/04/2021

Tỉnh Ninh Thuận hiện có 17.503 hộ với trên 82.532 khẩu đồng bào Chăm, chiếm 12,39% dân số toàn tỉnh, cư trú tập trung tại 35 thôn, khu phố trên địa bàn 13 xã, thị trấn thuộc 6 huyện, thành phố. Ninh Thuận là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả nước còn gìn giữ nhiều nghi lễ, làng nghề truyền thống.

Ninh Thuận với nỗ lực nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào Chăm

Phát huy giá trị bản sắc văn hóa

Thành tựu nổi bật đáng ghi nhận, đó là phong trào văn nghệ quần chúng vùng đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh phát triển rộng khắp từ vùng đồng bằng đến các thôn xóm miền núi. Mỗi thôn đều có đội văn nghệ gồm 15-20 diễn viên, nhạc công tham gia biểu diễn phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho Nhân dân trong các dịp lễ, tết và các sự kiện chính trị-văn hóa ở địa phương. Chúng tôi nhiều lần đã được thưởng thức các màn biểu diễn dân ca, dân vũ đặc sắc trên nền nhạc cụ dân tộc của các nghệ nhân dân gian dân tộc Chăm.

Trong những năm gần đây, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa đã hỗ trợ cho các khu dân cư hàng chục tỷ đồng mua sắm nhạc cụ, thiết bị âm thanh, ánh sáng, dụng cụ thể dục-thể thao, xây dựng trạm truyền thanh, nhà sinh hoạt văn hóa dân tộc Chăm…

Nhiều câu lạc bộ (CLB) truyền dạy nhạc cụ dân tộc Chăm được thành lập và hoạt động hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đơn cử, CLB Nhạc cụ dân tộc Chăm xã Phước Hậu được thành lập năm 2013 đã tổ chức truyền dạy biểu diễn nhạc cụ cho 17 học viên trở thành nhạc công và thành lập 2 đội múa dân gian Chăm thường xuyên luyện tập, biểu diễn phục vụ Nhân dân.

Các chuyên gia Viện Âm nhạc Việt Nam điền dã tại các làng Chăm tỉnh Ninh Thuận, ghi nhận đồng bào dân tộc Chăm sở hữu một nền âm nhạc cổ truyền đặc sắc, nhất là hệ thống âm nhạc nghi lễ gắn liền với các lễ hội, phong tục của cộng đồng làng xóm, tộc họ. Mô hình CLB nhạc cụ truyền thống cần được nhân rộng ở vùng đồng bào Chăm. Các nghệ nhân dân gian đã tâm huyết chế tác, biểu diễn nhạc cụ và truyền dạy cho thanh, thiếu niên giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc. Lễ hội Ka tê của người Chăm trong tỉnh và nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm làng Bàu Trúc được Nhà nước đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trên địa bàn tỉnh còn có các cụm tháp Pôklong Garai, Hòa Lai được công nhận di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc đặc biệt cấp quốc gia, thu hút đông đảo du khách đến tham quan đã tạo động lực đưa đời sống văn hóa của Nhân dân ngày càng phát triển.

Nghệ nhân Ưu tú Phú Văn Lương truyền dạy biểu diễn trống ghi năng cho thanh niên làng Chăm Như Ngọc xã Phước Thái, Ninh Phước.
Nghệ nhân Ưu tú Phú Văn Lương truyền dạy biểu diễn trống ghi năng cho thanh niên làng Chăm Như Ngọc xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.

Thiết chế văn hóa được đầu tư, phát triển

Đến huyện Ninh Phước vào những ngày cuối tháng 4, chúng tôi ghi nhận đời sống văn hóa của người dân ngày càng khởi sắc. Đây là địa phương có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất tỉnh Ninh Thuận. Toàn huyện hiện có 35.545 hộ, với trên 157.000 nhân khẩu sinh sống tập trung ở 66 thôn thuộc địa bàn 9 xã, thị trấn. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm 33% dân số; đông nhất là đồng bào Chăm trên 48.000 người, chiếm 30,4% dân số toàn huyện và chiếm trên 60% dân số đồng bào Chăm toàn tỉnh. Tính đến nay, 9/9 xã, thị trấn của huyện Ninh Phước có trung tâm văn hóa- thể thao, Đài Truyền thanh cấp huyện, Thư viện huyện và 30 thư viện các trường học, 10 bưu điện văn hóa xã, 28 sân bóng đá gồm 10 sân lớn và 18 sân mi ni, 76 sân bóng chuyền đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt văn hóa- thể thao của Nhân dân.

Đặc biệt, từ sự hỗ trợ không hoàn lại của Chính phủ và các doanh nghiệp Ấn Độ đã đầu tư gần 30 tỷ đồng giúp huyện Ninh Phước xây dựng nhiều công trình văn hóa, giáo dục cho vùng đồng bào Chăm như Nhà sinh hoạt cộng đồng ở các làng Bàu Trúc (thị trấn Phước Dân), Hữu Đức (xã Phước Hữu, Trường Tiểu học Phước Đồng (xã Phước Hậu). Tính riêng Nhà sinh hoạt cộng đồng Bàu Trúc có nguồn vốn đầu tư 19,5 tỷ đồng, hoàn thành đưa vào hoạt động từ cuối năm 2020. Nhà sinh cộng đồng Bầu Trúc đã đón nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh đến lưu trú, tham quan làng nghề, thưởng thức chương trình dân ca, dân vũ đặc sắc của các nghệ nhân dân gian Chăm.

PGS.TS Trương Văn Món giảng viên cao cấp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh trao tặng sách cho Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Chăm Bàu Trúc.
PGS.TS Trương Văn Món giảng viên cao cấp Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh trao tặng sách cho Nhà sinh hoạt cộng đồng làng Chăm Bàu Trúc.

Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân

Một thành tựu nổi bật khác trong việc chăm lo nâng cao đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Ninh Phước là các xã đều thành lập đội bóng đá, bóng chuyền thường xuyên luyện tập tham gia thi đấu tranh giải truyền thống cấp huyện và giao hữu với các địa phương. Hoạt động thể thao tạo sân chơi bổ ích cho thanh niên vùng nông thôn và phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” lan tỏa sâu rộng trong đời sống dân cư. Ninh Phước vừa đầu tư trên 3 tỷ đồng xây dựng hệ thống trạm truyền thanh không dây cho 9/9 xã, thị trấn, mỗi xã có 15- 20 loa phủ sóng khắp 66 thôn, khu phố, thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các hoạt động của chính quyền cơ sở đến các tầng lớp Nhân dân. Toàn huyện có trên 85% số hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa, góp phần xây dựng 54 thôn, khu phố đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa cấp huyện. Tính đến cuối năm 2020, vùng đồng bào Chăm huyện Ninh Phước chỉ còn 294 hộ với 1.409 khẩu, chiếm 0,75% so với tổng số hộ trên địa huyện, thấp hơn 2,29% so với số hộ nghèo hiện nay của Ninh Phước là 3,04%.

Các thiếu nữ Chăm biểu diễn múa dân gian trong ngày hội Katê.
Các thiếu nữ Chăm biểu diễn múa dân gian trong ngày hội Katê.

Trên địa bàn huyện Ninh Phước thành lập đưa và hoạt động các tủ sách gia đình, Nhà Văn hóa cộng đồng phục vụ nhu cầu văn hóa đọc cho đồng bào dân tộc Chăm. Phòng đọc sách tại nhà sinh hoạt cộng đồng Chăm Bàu Trúc được trang bị kệ trưng bày sách, đáp ứng tốt nhu cầu văn hóa đọc cho trên 4.500 người dân làng gốm Chăm Bàu Trúc và cho du khách đến địa phương du lịch làng nghề gốm truyền thống. Hoặc như anh Vạn Đại Phú ở làng Chăm Hoài Ni thuộc xã Phước Thái đã đầu tư thư viện gia đình rộng 40m2 với trên 1.000 bản sách, đáp ứng nhu cầu đọc sách nâng cao kiến thức cho thanh, thiếu niên.

Cả sư Hán Đô, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận phấn khởi chia sẻ niềm vui: Bản thân tôi và đồng bào Chăm sinh sống trên địa bàn tỉnh rất phấn khởi khi thấy chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển nâng cao chất lượng cuộc sống vùng đồng bào Chăm. Văn hóa truyền thống của đồng bào Chăm được gìn giữ và phát huy, tích cực góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh. Với vai trò, Chủ tịch Hội đồng chức sắc Chăm Bàlamôn tỉnh Ninh Thuận, tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động các vị chức sắc và đồng bào Chăm đưa nghị quyết Đại hội Đảng các cấp vào thực tiễn cuộc sống. Đồng thời tuyên truyền đồng bào dân tộc Chăm tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tích cực tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.

Các nghệ nhân làng Chăm Bàu Trúc phơi gốm trước khi đưa vô lò nung.
Các nghệ nhân làng Chăm Bàu Trúc phơi gốm trước khi đưa vô lò nung.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Tin nổi bật trang chủ
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 5 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 13 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 13 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.

"Quả ngọt" trên đất núi Quảng Nam

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 22:22, 25/04/2024
Những quả đồi đất đá khô cằn ở xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành (Quảng Nam), tưởng chừng như không trồng được loại cây gì, thế nhưng, thời gian gần đây, nhiều hộ dân địa phương đã đầu tư trồng cây dứa. Thấy dứa phát triển tốt, họ mạnh dạn mở rộng diện tích, mỗi vụ thu về hàng trăm triệu đồng.
Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Ngoại hạng Anh: Thua khó tin trước Everton, Liverpool dần rời xa cuộc đua vô địch

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:47, 25/04/2024
Đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh, Liverpool đã phải nhận thất bại 0-2 khi hành quân đến sân của Everton. Sau trận đấu này, Liverpool tạm đứng thứ 2 (74 điểm/34 trận), kém đội đầu bảng Arsenal 3 điểm, hơn đội xếp sau Man City 1 điểm nhưng đá nhiều hơn 2 trận.
Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Ngoại hạng Anh: Man United lội ngược dòng ngoại mục trước Sheffield United

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 21:46, 25/04/2024
Mặc dù gặp đội cuối bảng xếp hạng Sheffield United, nhưng Man United đã phải rất vất vả mới có thể giành được chiến thắng trong trận đá bù vòng 29 Ngoại hạng Anh.