Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận

PV - 15:14, 16/12/2020

Trong số các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thì đồng bào Chăm có trên 84.800 người, chiếm 12% dân số toàn tỉnh. Đồng bào Chăm ở Ninh Thuận có nét văn hóa sắc thái rất đặc trưng, mang đậm bản sắc truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, trong những năm qua, các giá trị văn hóa của đồng bào Chăm có nguy cơ bị mai một, rất cần được bảo tồn bài bản.

Không gian trưng bày hiện vật văn hóa tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Không gian trưng bày hiện vật văn hóa tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Tập trung nghiên cứu

Trong tiến trình phát triển, người Chăm đã xây dựng nên một nền văn hóa vật chất và tinh thần đặc sắc thể hiện dấu ấn rõ nét nhất trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc (các đền tháp, phù điêu, tượng thờ), phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, nghề thủ công (dệt, gốm)...

Ông Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận cho biết, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Chăm, từ năm 1993, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận được thành lập (sau này đổi tên thành Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm) đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu về nền văn hóa Chăm và văn hóa các dân tộc khác có liên quan với người Chăm qua sự tiếp biến, giao lưu văn hóa qua các thời kỳ.

Qua 27 năm nghiên cứu, cán bộ của Trung tâm đã phối hợp với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều chuyên đề nghiên cứu sâu về văn hóa Chăm, sưu tầm, phục chế trên 1.500 hiện vật; trong đó có nhiều hiện vật gốc được đưa vào trưng bày giới thiệu tại chỗ bao gồm: Công cụ lao động sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, sản phẩm và vật dụng nghề thủ công truyền thống, trang phục, trang sức, phương tiện vận chuyển, tranh, tượng, nhạc cụ, thư tịch cổ và các cổ vật.

Về tư liệu, Trung tâm xây dựng hệ thống phòng đọc hơn 1.400 bản sách, tư liệu chuyên khảo phục vụ công tác nghiên cứu, tư liệu thô lưu trữ về văn hóa Chăm trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên… Bên cạnh đó, Trung tâm còn có một số chuyên đề nghiên cứu về văn hóa người Raglai, Chu ru, K’ho, Chăm H’roi... Với nguồn tư liệu phong phú và đa dạng, hằng năm, Trung tâm phối hợp với các đơn vị, nhà sưu tập cổ vật tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm chuyên đề phục vụ các ngày lễ, ngày hội văn hóa người Chăm và các dân tộc khác.

Nổi bật trong hoạt động nghiên cứu của Trung tâm cùng sự đóng góp của giới trí thức người Chăm, nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã được nghiên cứu, nhận diện, xuất bản thành sách như: “Văn hóa phi vật thể người Chăm Ninh Thuận”; “Truyện cổ và truyền thuyết dân gian Chăm”; “Lang Likuk - Tiền tố tiếng Chăm”; “Trò chơi dân gian người Chăm Ninh Thuận”...

Nhạc cụ truyền thống của đồng bào Chăm trưng bày tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Nhạc cụ truyền thống của đồng bào Chăm trưng bày tại Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Đồng thời, qua nghiên cứu nhiều di sản văn hóa vật thể cũng đã được bảo vệ và phát huy giá trị, đặc biệt là tháp Po Klong Garai, tháp Hòa Lai, lễ hội Katê, nghệ thuật làm gốm làng Chăm Bàu Trúc được xếp hạng di tích, di sản văn hóa cấp quốc gia. Bên cạnh đó, tỉnh đã hoàn tất thủ tục kiến nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét đưa "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Ông Lê Xuân Lợi cho biết thêm, bên cạnh thực hiện chức năng nghiên cứu khoa học, Trung tâm còn là cầu nối giới thiệu, quảng bá nền văn hóa Chăm tới du khách trong và ngoài nước. Trong không gian tòa nhà hai tầng của Trung tâm, các cổ vật, hiện vật, hình ảnh và các mô hình tiêu biểu về nền văn hóa Chăm được trưng bày logic, khoa học, dễ hình dung giữa văn hóa vật thể và phi vật thể của người Chăm Ninh Thuận. Thông qua các hình ảnh, hiện vật và các cổ vật quý giá, người xem có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu về mối quan hệ khăng khít giữa các tộc người ở Tây Nguyên, người Việt, người Chăm diễn ra từ nhiều thế kỷ trước.

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc nói chung và đồng bào Chăm nói riêng đang tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức. Với tốc độ phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền đang có những tác động không nhỏ đến đời sống văn hóa của đồng bào Chăm về các mặt: Ngôn ngữ, phong tục tập quán, kiến trúc, nhà ở, trang phục dân tộc, nghệ thuật truyền thống, ẩm thực, lễ hội, các làng nghề... dẫn đến một số yếu tố văn hóa phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, một số yếu tố văn hóa đang đứng trước nguy cơ mai một, thất truyền; do đó Trung tâm đang tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu một cách toàn diện để làm cơ sở khoa học tham vấn, kiến nghị các các cấp, ngành có kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Chăm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững.

Ông Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm giới thiệu hiện vật Ché – Gốm Gò Sành (thế kỷ XIV - XVII) trưng bày tại Trung tâm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Ông Lê Xuân Lợi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm giới thiệu hiện vật Ché – Gốm Gò Sành (thế kỷ XIV - XVII) trưng bày tại Trung tâm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Bảo tồn và phát huy các giá trị

Đặt trong tổng thể vừa bảo tồn vừa phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc nói chung và văn hóa đồng bào Chăm nói riêng, theo ông Hồ Sĩ Sơn, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Thuận, tỉnh đang tập trung triển khai đồng bộ các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, tạo điều kiện để bà con phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu, học hỏi, đồng thời phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Thời gian tới, tỉnh nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; củng cố, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực nghiên cứu văn hóa Chăm; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về di sản văn hóa, hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị di sản của địa phương.

Một số công trình nghiên cứu về nền văn hóa Chăm của Trung tâm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Một số công trình nghiên cứu về nền văn hóa Chăm của Trung tâm. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Cụ thể, Sở chỉ đạo Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm phối hợp các đơn vị nghiên cứu văn hóa chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch sưu tầm, khảo sát, nghiên cứu giải mã các biểu trưng văn hóa, nét đẹp trong tục đời sống, lễ hội để phục dựng bảo tồn đúng cách, nguyên vẹn những giá trị văn hóa gốc cũng như định hướng phát huy những giá trị văn hóa tích cực. Trong đó, Sở chú trọng bảo tồn di sản dựa vào cộng đồng dân cư bản địa trên cơ sở đem lại lợi ích cho người dân từ chính di sản mà bà con đang sống cùng, đang bảo vệ.

Cùng với đó, Ninh Thuận tăng cường giới thiệu những di sản văn hóa, văn nghệ dân gian tiêu biểu của người Chăm thông qua tổ chức trưng bày, giới thiệu các chuyên đề văn hóa, di vật gắn với di tích, các buổi biểu diễn nghệ thuật âm nhạc, dân vũ trong các sự kiện của tỉnh để giới thiệu rộng rãi tới công chúng và du khách. Đồng thời, tỉnh tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, người có uy tín, nghệ nhân người Chăm tập trung nghiên cứu và phát triển tiếng nói, chữ viết của đồng bào; khuyến khích sưu tầm, biên soạn, dịch thuật các tác phẩm văn học nghệ thuật, diễn xướng dân gian...

Với đặc trưng là vùng đất mang đậm dấu ấn văn hóa Chăm, trong năm 2021, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh phát triển văn hóa du lịch thông qua việc tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; kết hợp triển khai đồng bộ các dự án phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích nhằm phục vụ nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Song song với đó, tỉnh tập trung nâng cao chất lượng các tour, tuyến từ Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm gắn với các di tích, làng nghề dệt Chăm Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc với các danh lam thắng cảnh để tạo sức hút mới thu hút du khách, nhằm phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa của người Chăm trong đời sống xã hội, xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa đặc thù của địa phương./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: Giữ gìn, lan tỏa giá trị của Di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính: Giữ gìn, lan tỏa giá trị của Di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Để tiếp tục phát huy giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính yêu cầu Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh An Giang cùng các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh thực hiện các biện pháp bảo vệ, giữ gìn, nâng cao nhận thức cộng đồng và lan tỏa tới bạn bè quốc tế.
Tin nổi bật trang chủ
Tin tưởng vào sự thành công của công tác dân tộc và tôn giáo trong giai đoạn mới

Tin tưởng vào sự thành công của công tác dân tộc và tôn giáo trong giai đoạn mới

Tại cuộc làm việc với với Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Dân tộc và Tôn giáo, ngày 20/3, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương khẳng định: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn khẳng định, công tác dân tộc, tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt; các chính sách dân tộc, tôn giáo được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm; đồng thời tin tưởng vào sự thành công của công tác dân tộc và tôn giáo trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Steven David Daines

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Steven David Daines

Thời sự - PV - 21:36, 20/03/2025
Ngày 20/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Steven David Daines trong khuôn khổ chuyến thăm đầu tiên của ông tới Việt Nam. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mạnh mẽ sau khi được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các tập đoàn lớn của nước ngoài đang đầu tư tại miền Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các tập đoàn lớn của nước ngoài đang đầu tư tại miền Nam

Thời sự - PV - 19:04, 20/03/2025
Chiều 20/3, nhân chuyến công tác tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đại diện một số nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD, gồm: Công ty Hyosung Vina, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn, Công ty TNHH Hồ Tràm. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc.
Chủ tịch nước Lương Cường: Mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Nhật Bản có sự đóng góp của nguyên Đại sứ đặc biệt Sugi Ryotaro

Chủ tịch nước Lương Cường: Mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam-Nhật Bản có sự đóng góp của nguyên Đại sứ đặc biệt Sugi Ryotaro

Thời sự - PV - 18:53, 20/03/2025
Tiếp nguyên Đại sứ đặc biệt Việt Nam-Nhật Bản Sugi Ryotaro, chiều 20/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá cao các dự án của nguyên Đại sứ đặc biệt về bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại vùng sâu vùng xa; trân trọng tấm lòng hảo tâm và những hoạt động hỗ trợ nhân đạo; đánh giá cao các sáng kiến quảng bá, kết nối du lịch Việt Nam tại Nhật Bản.
Tri thức dân gian trong lịch tre của người Mường

Tri thức dân gian trong lịch tre của người Mường

Media - Thúy Hồng - 18:40, 20/03/2025
Lịch Tre hay còn được gọi là lịch Đoi/Roi, có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường tỉnh Hòa Bình, là khối tài sản về tri thức dân gian vô giá. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình người Mường ở Hòa Bình đều dựa vào cách tính cát, hung của bộ lịch Tre.
Quảng Nam: Kỳ vọng từ dự án nghìn tỷ “hồi sinh” bờ biển Hội An

Quảng Nam: Kỳ vọng từ dự án nghìn tỷ “hồi sinh” bờ biển Hội An

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 18:30, 20/03/2025
Thời gian qua, tình trạng sạt lở bờ biển ở Hội An (Quảng Nam) diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, cũng như việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trước hiện trạng này, Quảng Nam đã “rót” gần 1.000 tỷ đồng với kỳ vọng hồi sinh được bờ biển, tạo sự an tâm cho người dân và du khách.
Cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 20/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Hội tụ sắc màu văn hóa. Cung đường đẹp như tranh giữa đại ngàn Trường Sơn. Nghệ nhân A Hôă giữ nghề đan gùi truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Bình: Xác định tiêu chí để hình thành mới các xã vùng DTTS

Quảng Bình: Xác định tiêu chí để hình thành mới các xã vùng DTTS

Chính sách Dân tộc - Khánh Ngân - 18:29, 20/03/2025
Nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Quảng Bình đang được khẩn trương thực hiện. Đặc biệt, 2 tiêu chí: Dân số và diện tích tự nhiên ở cấp xã vùng miền núi, vùng đồng bào DTTS đã được quy định rõ ràng.
Đắk Lắk: Tạm dừng triển khai nhiều dự án, công trình trụ sở

Đắk Lắk: Tạm dừng triển khai nhiều dự án, công trình trụ sở

Trang địa phương - Hoàng Thùy - 18:25, 20/03/2025
Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk Võ Ngọc Tuyên đã ký văn bản số 1172/STC-TH&QLNS ngày 19/3/2025 gửi các sở, ban ngành, địa phương, các chủ đầu tư về việc rà soát việc đầu tư xây dựng công trình trụ sở các cơ quan, đơn vị bảo đảm đồng bộ với việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, bộ máy.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng: Đưa AI vào giáo dục nhanh hơn, mạnh mẽ hơn

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng: Đưa AI vào giáo dục nhanh hơn, mạnh mẽ hơn

Ứng dụng - Sáng tạo - Minh Anh - 18:22, 20/03/2025
Ngày 20/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Tọa đàm “Tầm nhìn, định hướng tương lai cho giáo dục trong kỷ nguyên AI”.
Kỹ năng của nhà báo truyền hình trong môi trường số

Kỹ năng của nhà báo truyền hình trong môi trường số

Khoa học - Công nghệ - T.Nhân - N.Triều - 18:21, 20/03/2025
Ngày 20/3, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định) đã diễn ra Hội thảo “Kỹ năng của nhà báo truyền hình trong môi trường số”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42. Hội thảo là dịp để khẳng định rằng, những kỹ năng hiện đại không chỉ là lợi thế, mà còn là yêu cầu bắt buộc cho các nhà báo truyền hình trong môi trường số hóa.
Ra mắt hệ thống các chỉ số đo lường khán giả VTVRatings

Ra mắt hệ thống các chỉ số đo lường khán giả VTVRatings

Khoa học - Công nghệ - T.Nhân-N.Triều - 18:12, 20/03/2025
Sáng 20/3, tại Tp. Quy Nhơn (Bình Định) đã diễn ra Lễ công bố hệ thống các chỉ số đo lường khán giả VTVRatings. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42.