Nhà rông là ngôi nhà chung linh thiêng, là trái tim của buôn làng nơi diễn ra những lễ hội quan trọng của cộng đồng người Ba NaNhà rông Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây, huyện Chư Păh, có chiều cao trên 20m (tương đương căn nhà 6 - 7 tầng) được xây dựng mới vào tháng 8/2017 và trở thành nhà rông lớn nhất, nóc nhà của đại ngàn Tây Nguyên. Đến nay, phần mái nhà rông đã bị hư hỏng nhiều nên dân làng đã họp bàn, chọn ngày để lợp lại mái nhà rông.
Nhà rông Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây có chiều cao trên 20m (tương đương căn nhà 6 - 7 tầng)Những ngày đầu tháng 4/2025, đồng bào đã cùng nhau tất bật lợp lại mái nhà rông Kon Sơ Lăl - “trái tim" của làng. Phụ nữ trong độ tuổi lao động mỗi người góp 10 bó tranh; đàn ông vào rừng kiếm tre, nứa, dây buộc. Toàn bộ quá trình được thực hiện thủ công bằng bàn tay khéo léo và kinh nghiệm truyền đời của đồng bào Ba Na.
Vào thời điểm mùa khô Tây Nguyên năm 2024, nhà rông làng Kon Măh đã được đưa vào một cuộc “đại tu” của dân làngGià làng Yưuh cho biết, vật liệu làm nhà rông đều từ tự nhiên như tre, nứa, gỗ, cỏ tranh, nên người Ba Na lại có cách “chống thời gian” bằng khói bếp. Trước đây khi làm nhà rông ở làng cũ, bắt buộc bên trong phải có chái bếp. Bếp vừa để đốt lửa sưởi ấm cho thanh niên những đêm ngủ lại đây, chính khói bếp giúp giữ các vật liệu tự nhiên được bền chắc theo thời gian.
Đồng bào Ba Na ở làng Kon Sơ Lăl cùng nhau tất bật lợp lại mái nhà rôngTrước đó, vào mùa khô Tây Nguyên năm 2024, nhà rông làng Kon Măh, xã Hà Tây cũng đã được đưa vào một cuộc “đại tu”. Nhà rông làng Kon Măh có mái nhà tranh bề thế, sừng sững giữa núi rừng cao nguyên, bên cạnh dòng suối Tơ Pơng róc rách đêm ngày. Tuy nhiên, qua thời gian dài chịu mưa, chịu nắng, nhà rông bị hư hỏng, xuống cấp, dân làng lại chung tay góp công, góp sức sửa chữa, gìn giữ mái nhà chung của làng luôn đẹp với thời gian.
Toàn bộ quá trình được thực hiện thủ công bằng bàn tay khéo léo và kinh nghiệm truyền đời của đồng bào Ba NaTheo ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Chư Păh, toàn huyện có hơn 70 nhà rông (chủ yếu của đồng bào Ba Na) tập trung nhiều nhất ở các xã: Ia Phí, Hà Tây, Ia Khươl, Ia Mơ Nông. Huyện rất quan tâm bảo tồn, lưu giữ và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS thông qua các nghị quyết, đề án. Đồng thời, đưa nội dung bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vào hương ước, quy ước của thôn, làng; thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến người dân nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tại địa phương như nhà rông, cồng chiêng và các lễ hội, văn hoá truyền thống.
Việc làm mới hoặc sửa chữa nhà rông được thực hiện bằng sự cố kết bền chặt, tinh thần đoàn kết của cộng đồng Ba Na. Mỗi ngôi nhà ở những ngôi làng này được dựng lên vững chãi, uy nghi giữa làng, minh chứng sống động cho truyền thống văn hóa và kỹ nghệ dân gian đặc sắc. Và dù có đi đâu, làm gì, người Ba Na ở Hà Tây cũng luôn hướng về nhà rông. Bởi nơi đó là chốn linh thiêng, là nơi “giữ lửa” văn hóa, giữ linh hồn của làng qua bao mùa gió núi thổi qua.