Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Định: Xây dựng mô hình điểm giữ gìn văn hoá vùng đồng bào DTTS

T.Nhân - H.Trường - 15:08, 19/03/2025

Nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của đồng bào các DTTS, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã xây dựng các mô hình xây dựng đời sống văn hoá trong vùng đồng bào DTTS. Điển hình như mô hình văn hoá cồng chiêng của đồng bào Ba Na ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh và mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê xã An Trung, huyện An Lão.

Xây dựng mô hình văn hoá cồng chiêng ở xã Vĩnh kim, huyện Vĩnh Thạnh là cách làm hiệu quả để bảo tồn văn hoá của đồng bào Ba Na
Xây dựng mô hình văn hoá cồng chiêng ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh là cách làm hiệu quả để bảo tồn văn hoá của đồng bào Ba Na

Thực hiện Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Bình Định tổ chức lớp tập huấn về việc xây dựng mô hình điểm về bảo tồn văn hóa truyền thống ở 2 làng đồng bào DTTS trong tỉnh.

Tại xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, Sở VHTT&DL xây dựng mô hình bảo tồn văn hoá cồng chiêng, gắn với xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư. Để triển khai mô hình, Sở VHTT&DL đã  tổ chức Chương trình tập huấn tại xã Vĩnh Kim, thu hút gần 100 học viên là nghệ nhân đồng bào Ba Na.

Trong những ngày tập huấn, các học viên được trang bị những kiến thức cơ bản nhất về cách bảo tồn và phát huy giá trị của văn hoá cồng chiêng tại khu dân cư. Đồng thời, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, thực hiện nếp sống văn minh …

Đối với người Ba Na ở Vĩnh Thạnh nói riêng và đồng bào DTTS nói chung, cồng chiêng là một phần không thể thiếu trong đời sống. Cồng chiêng được đánh lên trong những dịp quan trọng như mừng lúa mới, xuống đồng, lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, cưới hỏi, bỏ mả, cúng máng nước, lễ mừng cơm mới, lễ đóng cửa kho,... Có thể nói, cồng chiêng gắn bó cả vòng đời của con người nên rất được trân quý. Vì thế, bảo tồn cồng chiêng cũng là một phần trong việc xây dựng đời sống văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc tại khu dân cư.

Bày tỏ niềm vui mừng khi được mời tham gia truyền dạy tại lớp tập huấn xây dựng mô hình văn hóa cồng chiêng cho đồng bào Ba Na, Nghệ nhân Nhân dân Đinh Chương, ở làng K8, xã Vĩnh Sơn chia sẻ: Tôi vẫn luôn trăn trở làm sao để lớp trẻ kế thừa nắm giữ được hết bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Nỗi lo ấy nay dần vơi khi thấy nam nữ thanh niên Ba Na ở xã Vĩnh Kim tới học đông đủ, chăm chú lắng nghe, cố gắng nắm bắt luyện tập thực hành trình diễn cồng chiêng, múa xoang.

Còn anh Đinh Bơk, Trưởng thôn O5, xã Vĩnh Kim, cho hay: Thôn tôi thành lập đội cồng chiêng, múa xoang với gần 30 người biểu diễn vào các dịp lễ hội của thôn. Qua các lớp tập huấn, chúng tôi nắm bắt thêm những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để phổ biến cho bà con nâng cao nhận thức gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Bình Định rất đa dạng, độc đáo cần được bảo tòn và phát huy giá trị
Văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS tỉnh Bình Định rất đa dạng, độc đáo cần được bảo tồn và phát huy giá trị

Theo ông Lương Quang Nghị, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, văn hoá văn nghệ truyền thống hiện nay đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm sự suy giảm số lượng nghệ nhân và khó khăn trong việc truyền dạy cho lớp trẻ, dẫn đến nguy cơ mất dần các loại hình văn hoá truyền thống. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn nghệ truyền thống là cần thiết để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

Ngoài xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh, vào cuối năm 2024, Sở VHTT&DL tỉnh Bình Định cũng tổ chức lớp tập huấn xây dựng mô hình văn hoá dân ca, dân vũ tại xã An Trung, huyện An Lão, thu hút nhiều người tham gia.

Nghệ nhân Đinh Xuân Hải, ở thôn 6, xã An Trung, chia sẻ: "Nếu không có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Hrê ở địa phương, có lẽ những loại hình diễn xướng dân gian của chúng tôi sẽ dần mai một, bởi lớp trẻ hiện nay không mấy mặn mà".

Điều đáng mừng qua những đợt kiểm kê, tập huấn truyền dạy dân ca, dân vũ, dân nhạc cho thấy, còn nhiều nghệ nhân nắm giữ được vốn quý của cha ông và lớp trẻ chịu học, có như vậy di sản văn hóa của dân tộc Hrê mới được giữ gìn. 

Bà Huỳnh Thị Anh Thảo, Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bình Định cho biết: Huyện Vĩnh Thạnh và An Lão là hai địa phương có nhiều đồng bào DTTS sinh sống như: Ba Na, Hrê, Mường, Thái, Dao, Nùng… Thời gian qua, công tác xây dựng đời sống văn hoá nơi đây đạt nhiều kết quả tích cực. Các thiết chế như: nhà văn hóa, khu sinh hoạt văn hóa - thể thao, điểm bưu điện - văn hóa xã, nhà sinh hoạt cộng đồng, trung tâm học tập cộng đồng, các mô hình đội văn nghệ truyền thống được hình thành và đi vào hoạt động ngày càng nhiều.

Nhạc cụ truyền thống của người Ba Na
Nhạc cụ truyền thống của người Ba Na

Đặc biệt, đồng bào DTTS đã phát huy những giá trị văn hoá đặc trưng, trở thành một trong những yếu tố tích cực để thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Nổi bật là phục dựng các nghi lễ truyền thống như: Lễ cúng nhà rông mới, lễ mừng lúa mới; tổ chức các chương trình, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng: Hát Hơ mon, múa xoang, văn học dân gian, các nhạc cụ truyền thống; mở các câu lạc bộ, lớp bồi dưỡng về nghệ thuật dân gian…

“Việc tổ chức lớp tập huấn, xây dựng mô hình văn hóa cồng chiêng cho đồng bào Ba Na ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Thạnh và mô hình bảo tồn, phát huy dân ca, dân vũ, dân nhạc cho đồng bào Hrê xã An Trung, huyện An Lão sẽ góp phần nâng cao nhận thức của bà con gìn giữ những điệu múa xoang, diễn tấu cồng chiêng, các loại nhạc cụ dân tộc mình”, bà Thảo nhấn mạnh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ngôi đền có hệ thống tượng thờ tạo tác từ đất sét hàng trăm năm

Ngôi đền có hệ thống tượng thờ tạo tác từ đất sét hàng trăm năm

Đền Suối Thầu nằm giữa những thửa ruộng bậc thang uốn lượn thuộc vùng lõi của danh thắng di tích Quốc gia ruộng bậc thang xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ấn tượng về ngôi đền có niên đại hàng trăm năm này là, toàn bộ hệ thống tượng thờ đều được tạo tác bằng đất sét rất độc đáo gắn với tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc vùng cao.
Tin nổi bật trang chủ
Dâng hương tưởng nhớ Hoàng tử Lang Liêu, tôn vinh văn hóa ẩm thực dân tộc

Dâng hương tưởng nhớ Hoàng tử Lang Liêu, tôn vinh văn hóa ẩm thực dân tộc

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Lễ dâng hương tưởng nhớ công lao của Hoàng tử Lang Liêu, người được ghi nhớ trong lịch sử và truyền thuyết dân gian là người đã sáng tạo ra bánh chưng, bánh giầy hai biểu tượng về văn hóa ẩm thực đặc sắc của dân tộc sẽ diễn ra trong hai ngày 6 và 7/5 (mồng 9 và 10 tháng Tư âm lịch) tại Khu di tích lịch sử văn hóa đền thờ Hoàng tử Lang Liêu, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ).
Bức tranh mùa gặt trên cao nguyên Kon Tum

Bức tranh mùa gặt trên cao nguyên Kon Tum

Photo - Nguyễn Quang Vinh - 1 giờ trước
Vào mùa gặt, những cánh đồng lúa ở Kon Tum hiện lên như bức tranh lớn, nơi những luống gặt, vạt rạ trải dài tạo thành các hoa văn tự nhiên đầy sống động. Vẻ đẹp ấy không chỉ phản ánh sự khéo léo trong lao động mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Bình Định: Giám sát chặt chẽ tàu cá chưa đủ điều kiện khai thác thủy sản

Bình Định: Giám sát chặt chẽ tàu cá chưa đủ điều kiện khai thác thủy sản

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Sáng 6/5, Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg về triển khai các biện pháp chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tỉnh Bình Định họp sơ kết công tác quý I/2025 và triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới. Ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, đồng chủ trì cuộc họp.
Ngôi đền có hệ thống tượng thờ tạo tác từ đất sét hàng trăm năm

Ngôi đền có hệ thống tượng thờ tạo tác từ đất sét hàng trăm năm

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Đền Suối Thầu nằm giữa những thửa ruộng bậc thang uốn lượn thuộc vùng lõi của danh thắng di tích Quốc gia ruộng bậc thang xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Ấn tượng về ngôi đền có niên đại hàng trăm năm này là, toàn bộ hệ thống tượng thờ đều được tạo tác bằng đất sét rất độc đáo gắn với tín ngưỡng dân gian của đồng bào dân tộc vùng cao.
Nâng mức hỗ trợ cho học sinh vùng khó

Nâng mức hỗ trợ cho học sinh vùng khó

Giáo dục - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP "Quy định chính sách cho trẻ em nhà trẻ, học sinh, học viên ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo và cơ sở giáo dục có trẻ em nhà trẻ, học sinh hưởng chính sách" có hiệu lực từ ngày 01/5/2025, thay thế cho Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Theo đó, có nhiều nội dung hỗ trợ được bổ sung theo hướng tiếp tục nâng cao điều kiện học tập, chế độ cho học sinh nội trú và học sinh bán trú, trong đó có tỉnh vùng cao Lào Cai.
Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ

Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 5/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra mắt mộc bản tái hiện “Như Lai Ứng Hiện Đồ” mừng Đại lễ Vesak 2025. Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ. Độc đáo làng diều sáo ở Hà Nội. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ

Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 5/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra mắt mộc bản tái hiện “Như Lai Ứng Hiện Đồ” mừng Đại lễ Vesak 2025. Mèn mén - Hương của núi rừng Quản Bạ. Độc đáo làng diều sáo ở Hà Nội. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Trị: Lợi ích “kép” từ mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng

Quảng Trị: Lợi ích “kép” từ mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng

Kinh tế - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Sau một thời gian trồng thử nghiệm nấm linh chi đỏ dưới tán rừng và cho hiệu quả kinh tế cao, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số 2302/QĐ- UBND ngày 23/9/2024 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ “Thực hiện mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng keo lai và cà phê năm 2025”. Đến nay, mô hình trồng nấm linh chi đỏ dưới tán rừng đang được nhân rộng ở các địa phương miền núi của tỉnh Quảng Trị, góp phần giảm nghèo và mở ra cơ hội làm giàu cho người dân, trong đó chủ yếu là đồng bào Bru Vân Kiều.
Những lưu ý để chọn sữa an toàn

Những lưu ý để chọn sữa an toàn

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 1 giờ trước
Sự quyết liệt và kịp thời của các cơ quan chức năng trong việc xử lý các công ty sữa giả gần đây được người tiêu dùng hoan nghênh và ủng hộ. Đồng thời, người tiêu dùng cũng cần nắm bắt các kiến thức và thông tin để an tâm chọn đúng sản phẩm cho trẻ.
Thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư của Mỹ cho 8 bệnh nhân bước đầu có tín hiệu tốt

Thử nghiệm thuốc mới điều trị ung thư của Mỹ cho 8 bệnh nhân bước đầu có tín hiệu tốt

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Đây là những ca mắc ung thư giai đoạn cuối, đã trải qua nhiều phác đồ điều trị nhưng đều không đáp ứng. Sau khi triển khai phác đồ theo nghiên cứu VISTA-1 tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Tâm Anh, 8 bệnh nhân bước đầu đều có tín hiệu tốt.
Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam sẽ giới thiệu du lịch Việt Nam tại 3 nước châu Âu là Pháp, Ý, Thụy Sỹ trong tháng 5/2025.