Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin tức mới nhất về: buôn làng

Khi phụ nữ là

Khi phụ nữ là "thủ lĩnh" của buôn làng

Trong các buôn làng Tây Nguyên, nhiều phụ nữ đảm nhận vai trò quan trọng là trưởng buôn, Bí thư chi đoàn, cán bộ phụ nữ, Người có uy tín… Họ không chỉ là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân mà còn giữ vai trò như một "thủ lĩnh" của buôn làng, điểm tựa tinh thần, là tấm gương sáng để mọi người noi theo.
Chuyện về những phụ nữ vượt định kiến trở thành tuyên truyền viên tích cực

Chuyện về những phụ nữ vượt định kiến trở thành tuyên truyền viên tích cực

Từng chịu rất nhiều hệ lụy, thiệt thòi từ những định kiến, bất bình đẳng về giới, nhiều phụ nữ là người DTTS trong các thôn làng ở huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã mạnh mẽ vượt qua định kiến, trở thành những tuyên truyền viên tích cực. Qua đó, dần làm thay đổi nhận của cộng đồng về phụ nữ, khẳng định về vị thế của họ trong cộng đồng.
Đoàn kết -Sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS: Ngăn chặn âm mưu của kẻ xấu, giữ bình yên buôn làng (Bài 2)

Đoàn kết -Sức mạnh nội sinh thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS: Ngăn chặn âm mưu của kẻ xấu, giữ bình yên buôn làng (Bài 2)

Những ngày này, trên khắp các buôn làng ở Đắk Lắk, đồng bào các dân tộc đang vui Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Năm nay, tỉnh chọn xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, là điểm tổ chức Ngày hội Đại Đoàn kết toàn dân tộc năm 2023. Trong không khí vui tươi tràn ngập nơi buôn làng, nhiều người dân phấn khởi bày tỏ niềm cảm kích, tin tưởng cán bộ, sẽ luôn chấp hành chính sách pháp luật Nhà nước, phát huy tinh thần đoàn kết, một lòng theo Đảng, đồng hành cùng chính quyền, lực lượng chức năng đẩy lùi âm mưu gây mất an ninh trật tự, luận điệu xuyên tạc của kẻ xấu, xây dựng buôn làng bình yên.
Giữ gìn bình yên cho buôn làng

Giữ gìn bình yên cho buôn làng

Pháp luật - PV - 10:24, 20/08/2020
Thực hiện chủ trương của Bộ Công an về sắp xếp, tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, Công an tỉnh Đắk Lắk đã tăng cường đưa lực lượng Công an chính quy xuống cơ sở đảm nhận các chức danh Công an xã, mang lại hiệu quả tích cực trong công tác đảm bảo an ninh trật tự và đấu tranh truy quét tội phạm, giữ gìn bình yên cho buôn làng.
Buôn làng đổi thay từ xây dựng Nông thôn mới

Buôn làng đổi thay từ xây dựng Nông thôn mới

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 22:53, 06/04/2020
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), các buôn làng ở tỉnh Đăk Lăk đã khoác lên mình diện mạo mới; đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa đã thay đổi cách nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất.
Đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng

Đưa cồng chiêng trở lại với buôn làng

Sắc màu 54 - PV - 09:51, 02/01/2019
Cồng chiêng luôn giữ một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) ở nước ta, trong đó có đồng bào các DTTS ở Bình Định. Tuy nhiên hiện nay, nhiều làng đồng bào DTTS ở Bình Định không có cồng chiêng nên vào những dịp lễ hội phải đến các làng khác mượn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức lễ hội của đồng bào cũng như việc giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của các dân tộc.
Buôn làng đồng lòng vượt đại dịch

Buôn làng đồng lòng vượt đại dịch

Phóng sự - PV - 15:35, 15/09/2021
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, người dân các buôn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk luôn đoàn kết một lòng, dốc sức đẩy lùi dịch bệnh, đưa buôn làng trở về trạng thái "bình thường mới".
Di sản xanh ở buôn làng Tây Nguyên

Di sản xanh ở buôn làng Tây Nguyên

Phóng sự - Tấn Vịnh - 09:51, 29/05/2020
Di sản xanh là một phần di sản của thiên nhiên, tạo nên cảnh quan và môi trường sống cho con người là yếu tố quan trọng hình thành di sản nhân văn - đó là kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của cộng đồng các dân tộc đang sinh sống ở buôn làng Tây Nguyên.
Những người “giữ lửa” buôn làng

Những người “giữ lửa” buôn làng

Phóng sự - Uông Thái Biểu - 16:45, 28/10/2020
Có một đêm lửa rừng dưới chân núi mẹ Lang Bian (Lâm Đồng), tôi đã được nghe nhạc sĩ Krajan Plin hát, bài hát do chính anh sáng tác với tên gọi “Giữ ấm bếp hồng”. Người đàn ông Cơ Ho ấy đã “rút ruột rút gan” thành những giai điệu lan tỏa tình yêu cao nguyên: “Kìa trông vầng trăng trên cao. Kìa trông ngàn sao lung linh. Dẫu có bão giông, thác lũ thét gào. Ta hãy cùng nhau giữ ấm bếp hồng…”.
Người có uy tín phát huy giá trị của hương ước để gìn giữ văn hoá truyền thống

Người có uy tín phát huy giá trị của hương ước để gìn giữ văn hoá truyền thống

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 07:15, 20/11/2022
Những năm qua, tại các buôn làng vùng DTTS tỉnh Gia Lai, những Người có uy tín đã phát huy giá trị của hương ước, quy ước để điều chỉnh một số hoạt động trong cộng đồng dân cư. Qua đó, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nhất là trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS.
Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Khánh Hòa: Chỗ dựa vững chắc cho buôn làng

Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Khánh Hòa: Chỗ dựa vững chắc cho buôn làng

Công tác Dân tộc - Thành Nhân - 13:11, 15/03/2021
Khánh Hòa hiện có 88 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Nhiều năm qua, đội ngũ Người có uy tín đã vận động đồng bào thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở; góp phần xây dựng đời sống, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng DTTS và miền núi. Họ đang là chỗ dựa vững chắc cho buôn làng.
Trò chuyện với những “cây đại thụ” của buôn làng

Trò chuyện với những “cây đại thụ” của buôn làng

Người có uy tín - T.Nhân - 06:23, 14/04/2024
Thời gian qua, những Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hoà đã tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, tránh xa tệ nạn… Họ được ví như những “cây đại thụ” của buôn làng. Có dịp trò chuyện với họ, chúng tôi cảm nhận được sự tận tâm, cống hiến hết sức mình cho sự bình yên, phát triển của cộng đồng.
Tên gọi các buôn làng ở Tây nguyên: Không nên tùy tiện thay đổi

Tên gọi các buôn làng ở Tây nguyên: Không nên tùy tiện thay đổi

Kinh tế - PV - 10:07, 07/06/2019
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế, trong hai năm 2017-2018, tỉnh Kon Tum đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch thực hiện chủ trương này. Theo phản ánh của người dân, trong quá trình thực hiện sắp xếp các thôn, làng, nhiều đơn vị hành chính cấp thôn đã được đổi tên một cách cơ học, như thôn 1, thôn 2, thôn 3, trong khi đồng bào các DTTS muốn sử dụng tên gọi cũ: Làng Kon Pông, làng Tam Mơ Nang… bởi mỗi tên làng đều có ý nghĩa riêng, mang bản sắc của đồng bào. Tuy nhiên, sự thực có phải vậy không?
Thế hệ

Thế hệ "Nghệ nhân nhí” - Niềm tin vào sự trường tồn của văn hóa truyền thống

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 03:02, 28/10/2023
Sinh ra ở vùng đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS, những đứa trẻ ở vùng đất Tây Nguyên, ngay từ nhỏ đã được sống cùng các lễ hội, với bập bùng ánh lửa, và hòa cùng nhịp chiêng, tiếng cồng của ông bà, cha mẹ... Đây cũng chính là những dòng sữa đã nuôi dưỡng những “nghệ nhân nhí” ở nhiều buôn làng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Bằng sự trong sáng, năng khiếu văn nghệ tiềm ẩn, ý thức kế thừa mạnh mẽ, nhiều em nhỏ đã và đang góp phần khẳng định sức sống của di sản văn hóa dân tộc.
Về Tây Nguyên, lắng nghe tiếng nói từ các buôn làng (Bài 3)

Về Tây Nguyên, lắng nghe tiếng nói từ các buôn làng (Bài 3)

Chống diễn biến hòa bình - PV - 11:01, 08/07/2023
Để hiểu cuộc sống đồng bào Tây Nguyên thì phải do chính người Tây Nguyên cảm nhận. Tháng 7, ít tuần sau vụ khủng bố xảy ra, nhóm phóng viên chúng tôi đã trở lại xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin cũng như nhiều buôn làng khác ở Tây Nguyên để ghi nhận thực tiễn, trò chuyện, tìm hiểu tâm tư, tình cảm của các già làng, chức sắc, bà con nơi đây…
Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Buôn làng nhớ những đêm khan (Bài 2)

Sử thi - Bản tình ca đoàn kết cộng đồng: Buôn làng nhớ những đêm khan (Bài 2)

Sắc màu 54 - Lê Hường-Thùy Dung - 19:02, 06/09/2022
Sử thi là nghệ thuật truyền khẩu độc đáo của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên, được lưu giữ trong trí nhớ các nghệ nhân và thường được diễn xướng trong các dịp sinh hoạt cộng đồng. Tuy nhiên, loại hình nghệ thuật dân gian truyền miệng này lại rất dễ mai một. Bởi nghệ nhân am hiểu, thuộc nhiều sử thi ngày càng hiếm hoi, trong khi người trẻ vẫn chưa sẵn sàng đón nhận vốn liếng cha ông để lại. Theo thời gian, những đêm khan đang dần vắng bóng ở các buôn làng.