Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Người trẻ trọn tình yêu với buôn làng vùng khó Gia Lai

Ngọc Thu - 06:17, 29/07/2024

Ở vùng đất khó Gia Lai có những chàng trai bằng tình yêu, trách nhiệm đang dốc lòng góp sức trẻ, trí tuệ làm những điều tốt đẹp cho quê hương, cùng bà con vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.

Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ, huyện Chư Prông Nguyễn Tuấn Anh (bên trái) cùng già làng trao đổi về công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm
Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ, huyện Chư Prông Nguyễn Tuấn Anh (bên trái) cùng già làng trao đổi về công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm

Hồi sinh vùng đất “khát”

Ngôi làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) nằm nép mình dưới chân núi Bok Ưng hùng vĩ. Năm 2000, làng được thành lập với 35 hộ người Ba Na. 20 năm qua, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn vì khan hiếm nguồn nước. Vì vậy, dân làng chủ yếu trông chờ “nước trời” và lấy nước từ dòng suối Đak Vệ ở cách làng hơn 2 cây số. Vào mùa khô, suối Đak Vệ cạn trơ đáy, ruộng đồng nứt nẻ, cây lúa rẫy cũng héo mòn, cái nghèo cứ theo mãi.

Anh Đinh Hmach (bên trái, làng Hrach, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) dẫn thành công nguồn nước mát từ đỉnh Bok Ưng xuống chân núi phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho bà con
Anh Đinh Hmach (bên trái, làng Hrach, xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) dẫn thành công nguồn nước mát từ đỉnh Bok Ưng xuống chân núi phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho bà con

Trong căn nhà sàn nhỏ cuối làng, chàng trai Đinh Hmach bao đêm thao thức, trăn trở. Đã ngoài 30 tuổi, Hmach chưa một lần thấy hạt lúa đầy gùi. Anh chợt nghĩ: “Nếu tìm được nguồn nước thì sẽ đủ gạo ăn quanh năm”. Nghĩ là làm, Hmach rời làng lên đỉnh núi Bok Ưng đi tìm nguồn nước. Dưới cái nắng như đổ lửa, Hmach hì hục cuốc đất, đào mương dẫn nước. Bằng quyết tâm và sự kiên trì bền bỉ, cuối cùng đường ống dẫn dài gần 3km đã được hình thành và con nước rẽ dòng theo anh Hmach về tận hiên nhà, chân ruộng.

Đầu năm 2021, người làng Hrach vỡ òa sung sướng đón tin vui - chỉ sau một  mùa trăng, anh Hmach đã dẫn thành công nguồn nước mát từ đỉnh Bok Ưng xuống chân núi cạnh làng. Đồng thời, Hmach bàn với vợ bán tài sản quý giá nhất là 1 con bò để mua đường ống dẫn nước và xây bể chứa.

Từ ngày có nước, thay vì trồng lúa rẫy như lâu nay, gia đình anh Hmach tiên phong trồng lúa nước. Lúc đầu 2 sào rồi lên 4 sào và hiện tại anh đã có 6 sào lúa nước. Thấy cây lúa nước tươi tốt, cho năng suất cao, dân làng dần dần học và làm theo anh Hmach.

"Nhờ có dòng nước mát do Hmach dẫn về, cây lúa nhà tôi được mùa tươi tốt, trĩu bông. Chị em phụ nữ trong làng không còn vất vả mang gùi đi lấy nước ở xa về nữa. Mọi người tha hồ tắm mát, không lo bị thiếu nước. Ai cũng vui mừng, cám ơn anh Hmach rất nhiều", chị Đinh Thị Cơch vui mừng chia sẻ.

Không để lãng phí nguồn nước này, anh Hmach hướng dẫn bà con đào đường mương dẫn nước về rẫy, ruộng lân cận để trồng thêm cây chuối, bắp. Hiện làng có 103 hộ canh tác khoảng 15ha ruộng lúa nước 1 vụ, năng suất đạt 50 tạ/ha.

Có nguồn nước mát, bà con làng Hrach (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro) phấn khởi thu hoạch lúa nước
Có nguồn nước mát, bà con làng Hrach, xã Chư Krêy (huyện Kông Chro) đã canh tác được lúa nước

Nói về anh Hmach, ông Khương Đình Huy, Chủ tịch UBND xã Chư Krêy, cho hay: “Anh Hmach là một trong những người đi đầu trong thực hiện cuộc vận động “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm" trong vùng đồng bào DTTS để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ có anh Đinh Hmach dẫn nước về đã thay đổi đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Năm 2023, làng chỉ còn 62 hộ nghèo. "Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động bà con trồng lúa nước, phấn đấu làm lúa 2 vụ để cùng nhau thoát nghèo. Chính quyền xã sẽ hỗ trợ về giống và kỹ thuật để mô hình trồng lúa nước của anh Hmach đạt hiệu quả cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn”.

Ngày thu hoạch lúa đã đến, gái trai trong làng vui mừng rạng rỡ, tiếng công nông chở lúa vang khắp chân núi. Ôm bó lúa trĩu bông, anh Hmach bộc bạch: “Tôi mừng đến rơi nước mắt khi tìm thấy dòng nước trong xanh từ lòng núi. Chúng tôi luôn mong muốn được tham dự nhiều lớp tập huấn để học hỏi thêm về khoa học kỹ thuật. Tôi tin rằng, bà con làng Hrach sẽ dần thoát nghèo, cuộc sống ngày một ấm no”.

Trọn tình yêu với miền biên viễn

Đó là câu chuyện về Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ, huyện Chư Prông (Gia Lai) Nguyễn Tuấn Anh. 20 năm thanh xuân cũng là thời gian anh gắn bó với vùng biên viễn, cũng chỉ bởi tinh thần trách nhiệm và những trăn trở của người cán bộ, đảng viên trước khó khăn của người dân.

Anh Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) vận động bà con xóa hủ tục, tập trung làm ăn
Anh Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Mơ (huyện Chư Prông) vận động bà con xóa hủ tục, tập trung làm ăn

3 năm đầu về công tác tại xã, anh xin ở nhờ nhà dân và học tiếng Gia Rai để thuận tiện hơn trong công tác tuyên truyền, vận động. Mỗi làng, anh xin ở nhờ vài ngày. Năm 2006, anh quyết định mua đất, dựng ngôi nhà cấp 4 gần trụ sở UBND xã để tiện cho việc sinh hoạt và gắn bó dài lâu với vùng đất này.

Anh Tuấn Anh còn nhớ, hơn 10 năm về trước, để nhường quỹ đất xây dựng công trình thủy lợi Ia Mơ, anh đã tích cực vận động, tạo sự đồng thuận của 143 hộ dân thuộc làng H’Náp và làng Khôi di dời về nơi ở mới.

“Trong quá trình tuyên truyền, vận động, chúng tôi xác định phải kiên trì, tuyệt đối không nóng vội. Phải để người dân hiểu được chủ trương, chính sách và sự đầu tư của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS; cũng như giá trị công trình thủy lợi mang lại. Chỉ khi hiểu ra, bà con mới tự nguyện và chúng tôi đã làm được”, anh Tuấn Anh cho hay.

Ngoài ra, để người dân có kiến thức, kỹ năng và niềm tin trong việc chuyển đổi diện tích lúa rẫy sang trồng lúa nước, anh Nguyễn Tuấn Anh cùng với Phó Bí thư Đảng ủy xã Nông Văn Hoàng cùng “xắn quần lội ruộng” triển khai mô hình điểm ngay khi một vài chân ruộng có nước. 

Theo đó, năm 2021, 2 anh đã mượn 1,5ha đất trống của người dân gần nhánh kênh của công trình thủy lợi Ia Mơr và vận động thêm 10 hộ có ruộng liền kề cùng tham gia. Mặc dù nguồn nước chưa ổn định, song năng suất bình quân vẫn đạt 6 tấn lúa tươi/ha.

Anh Nguyễn Tuấn Anh triển khai mô hình điểm chuyển đổi diện tích lúa rẫy sang trồng lúa nước cho năng suất cao
Anh Nguyễn Tuấn Anh triển khai mô hình điểm chuyển đổi diện tích lúa rẫy sang trồng lúa nước cho năng suất cao

Tiếp nối mô hình điểm của 2 cán bộ xã, vụ mùa 2022, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện triển khai mô hình điểm trên diện tích 10ha về sản xuất lúa nước theo quy trình làm đất, gieo sạ, sử dụng giống lúa ngắn ngày chất lượng cao tại làng Klăh. 

Đây được xem là bước đột phá, làm thay đổi đời sống lẫn diện mạo nông thôn ở vùng biên Ia Mơ. 100% hộ dân có đất canh tác gần các nhánh kênh mương đều đã chủ động chuyển sang trồng lúa nước 2 vụ. Đời sống của người dân nhờ thế cũng có nhiều chuyển biến; số hộ nghèo giảm từ 19,53% (đầu năm 2023) xuống còn 15,18%.

Già làng Krông Ksor H’Blâm ngợi khen: “Từ trước đến nay chưa có cán bộ nào từ nơi khác đến mà gắn bó với xã, với làng lâu như thế, tận tình như thế. Cán bộ Tuấn Anh hòa đồng, gần gũi, không ngại khó, ngại bẩn để giúp đỡ bà con.  Bà con luôn tin tưởng, yêu quý và muốn cán bộ Tuấn Anh ở mãi với buôn làng của mình”.

Giờ đây, trong những ngày lễ, hội mừng lúa mới, bên bếp lửa nhà Rông bập bùng, chuyện về Đinh Hmach đào mương dẫn nước để hồi sinh vùng đất khát của đồng bào Ba Na; hay Phó Chủ tịch xã Tuấn Anh dành trọn thanh xuân với đồng bào Gia Rai, vẫn luôn được người dân nhắc nhớ. Để từ đó, bà con chung sức, phấn đấu vì sự phát triển của buôn làng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Những người lính với hành trình làm sạch đất

Những người lính với hành trình làm sạch đất

Ngoài thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị chính quy, những người lính công binh tại nơi biên ải Hà Giang đang từng ngày, từng giờ quyết tâm làm sạch những mảnh đất bị ô nhiễm bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh để trả lại sự bình yên cho vùng đất biên cương Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Nhìn lại lịch sử cách mạng nước ta, hội nhập và phát triển của đất nước luôn gắn liền với những biến chuyển của thời đại. Ngay từ những ngày đầu lập nước, trong bức thư gửi tới Liên Hợp quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ tinh thần là Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, bày tỏ mong muốn “thực thi chính sách mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực”. Đây có thể được coi là “bản tuyên ngôn” đầu tiên về cách tiếp cận của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với cộng đồng quốc tế.
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Sắc màu 54 - Minh Anh - 7 phút trước
Vào dịp tháng 3 hàng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thủ tướng: Có đối sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống

Thời sự - PV - 14 phút trước
Sáng 3/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành đánh giá tình hình, thảo luận về các giải pháp trước mắt và lâu dài sau khi phía Hoa Kỳ vừa công bố áp thuế đối ứng với hàng hóa đến từ nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

Thời sự - Thanh Huyền - Tuấn Ninh - 20:49, 02/04/2025
Ngày 2/4, tại trụ sở Bộ Dân tộc và Tôn giáo, Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã có buổi làm việc về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc. Tại buổi làm việc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, công tác phối hợp giữa Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phải theo phương châm phối hợp nhịp nhàng, dân chủ, cùng nhau tìm ra chân lý, để đi đến thống nhất, có như vậy thì sự nghiệp công tác dân tộc mới đi đến sự đồng thuận, đạt được thắng lợi.
Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng: Phải đặt niềm tin, hy vọng, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo bước ngoặt về phát triển kinh tế tư nhân

Thời sự - PV - 19:35, 02/04/2025
Chiều 2/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân đã chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo, tiếp tục cho ý kiến, hoàn thiện thêm một bước dự thảo Đề án để chuẩn bị trình Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia

Thời sự - PV - 17:50, 02/04/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 2/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Armenia.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Gia Lai: Hoàn thành trên 50% kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát

Tin tức - Ngọc Thu - 16:47, 02/04/2025
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 30/3, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng, sửa chữa 4.289/8.485 nhà, đạt 50,55% kế hoạch.
Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Vùng miền núi Phú Yên không ngừng khởi sắc

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 16:39, 02/04/2025
Vùng miền núi tỉnh Phú Yên gồm 3 huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa và Sông Hinh. Đây là nơi sinh sống của 33 dân tộc anh em, trong đó có 32 dân tộc thiểu số (chủ yếu là Ê Đê, Chăm, Ba Na, Tày, Nùng, Dao…) với trên 60.000 người. Nơi đây cũng từng là căn cứ cách mạng, ghi dấu một thời oanh liệt của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, cho dù chưa hết khó khăn, nhưng diện mạo ở nhiều xã khó khăn đã có nhiều thay đổi; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao...
Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Sỹ Hào - 16:17, 02/04/2025
Trong quý II/2025, Bộ Dân tộc và Tôn giáo cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm chăm lo đời sống tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung giúp đỡ các tổ chức tôn giáo hợp pháp tổ chức các sự kiện tôn giáo lớn theo quy định của Giáo luật và pháp luật.
Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Nhiều tour du lịch đặc sắc, ý nghĩa dịp 50 năm thống nhất đất nước

Du lịch - Minh Nhật - 16:10, 02/04/2025
Được thiết kế dành riêng cho dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các tour du lịch không chỉ góp phần phát huy ý nghĩa, giá trị văn hóa lịch sử của các điểm đến mà còn mang tính giáo dục sâu sắc, góp phần nâng cao nhận thức và lòng tự hào dân tộc.
Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Đắk Lắk: Người có uy tín phát huy vai trò đoàn kết ở buôn làng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 16:02, 02/04/2025
Gương mẫu, đi đầu trong mọi phong trào, đồng hành cùng đồng bào DTTS trong cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất...; đội ngũ Người có uy tín tỉnh Đắk Lắk được ví như “trung tâm đoàn kết” của buôn làng, là hạt nhân đặc biệt góp phần củng cố, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.