Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trưởng bản Hồ Văn Hơn - Một tấm gương sáng vì cộng đồng

Thùy Như và CTV - 18:43, 03/12/2023

Với suy nghĩ, đầu tư cho việc học của con em là để xây dựng cuộc sống mới của bản, già làng Hồ Văn Hơn (sinh năm 1954), Phó Bí thư chi bộ, Trưởng bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) đã hiến hơn 1.000m2 đất để xây trường. Nghĩa cử cao đẹp đó của già Hơn đã góp phần lan tỏa phong trào làm việc tốt, xây dựng bản văn hóa bên dòng sông Long Ðại.

(BCĐ- TT vận động ND) Trưởng bản Hồ Văn Hơn: Tấm gương sáng vì cộng đồng
Trong ngôi nhà nhỏ của già làng Hồ Hơn được treo kín những Giấy khen, Bằng khen của các cấp trao tặng

Phẩm chất người lính Cụ Hồ năm xưa

Đến thăm ngôi nhà nhỏ của già làng Hồ Văn Hơn, ngước nhìn trên bức tường treo kín những Bằng khen, Giấy khen các cấp trao tặng. Già Hồ Văn Hơn cho biết, cha mẹ ông vốn là người Bru-Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị, do chiến tranh cho nên di cư đến Quảng Bình sinh sống. Tuổi trẻ của ông là những tháng ngày được chiến đấu, cống hiến cho cách mạng. Ông làm nhiệm vụ giao liên ở Binh trạm 17 của Bộ đội Trường Sơn, rồi A trưởng du kích, tiếp đó được điều động theo đơn vị, làm nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu tại tọa độ lửa phà Quán Hàu. Khi đất nước hòa bình, bố con ông lại lên phía tây khai hoang, lập nghiệp. Năm 1984, xã Trường Xuân được thành lập, bố con ông cùng sáu hộ khác về tại bản Lâm Ninh sinh sống theo sự vận động của huyện Quảng Ninh.

Già làng Hơn nhớ lại, những năm đầu đến khai hoang vào năm 1980, thời gian đầu, ở đây chỉ có 7 hộ người Bru-Vân Kiều rủ nhau lên khai hoang ở vùng đất mới bên bờ sông Long Đại (nay thuộc xã Trường Xuân, H.Quảng Ninh, Quảng Bình), khi mới đến đây, mọi thứ còn rất hoang sơ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm làm nông, cùng với khí chất của người lính Cụ Hồ, già Hơn nhận thấy vùng đất này thích hợp để phát triển kinh tế. Những năm đầu, già Hơn hướng dẫn trồng mỳ, ngô, lúa và kết quả bước đầu thành công, nhưng để phát triển được lâu dài thì chắc chắn phải nghĩ cách để "trồng người” để trẻ em sinh ra không bị mù chữ. Nhưng để có đủ điều kiện thì đôi chân gìa Hơn lại tiếp tục đi vận động người dân đến nơi đây cùng sinh sống với mong ước thành lập thôn bản, trẻ em có ngôi trường để học hành được thuận lợi.

Nghĩ được là làm được, lúc đầu, già Hơn huy động 7 hộ dân dựng lán làm phòng học rồi mời giáo viên từ đồng bằng đến dạy. Lúc đó, chỉ có một giáo viên đồng ý lên bản dạy 2 lần/tuần, vì còn phải vượt qua quãng đường nguy hiểm… Sau này, khi số hộ dân tăng lên, có đủ điều kiện. Năm 1991, bản Lâm Ninh được huyện chính thức công nhận, người dân tín nhiệm bầu ông Hơn làm trưởng bản từ đó đến nay.

(BCĐ- TT vận động ND) Trưởng bản Hồ Văn Hơn: Tấm gương sáng vì cộng đồng 1
Ngôi trường Mầm non hai tầng khang trang được xây dựng trên phần đất của gia đình già làng Hồ Hơn hiến tặng trên 1.000m

Nghĩa cử cao đẹp của già làng Hồ Hơn

Ở bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có trên 50 hộ dân sinh sống với gần 200 nhân khẩu chủ yếu là đồng bào Bru Vân Kiều. Trong đó, có trên 61 em đang trong độ tuổi mầm non và tiểu học. Việc học hành của các em nhỏ ở đây không được thuận lợi vì điểm trường đặt ở vị trí trũng, nằm sát khu vực ven sông Long Đại, đến mùa mưa, ngôi trường thường xuyên bị ngập lụt dẫn tới việc dạy và học ở ngôi trường này bị ảnh hưởng rất lớn. Đỉnh điểm là trong đợt mưa lũ tháng 10/2020, điểm trường bản Lâm Ninh bị ngập sâu, làm ngôi trường bị hư hỏng nặng nề, toàn bộ trang thiết bị đồ dùng học tập của các em bị chìm sâu trong bùn đất.

Tuy nhiên, trong thời buổi "tấc đất, tấc vàng" việc tìm địa điểm xây trường học giống như "bài toán không có lời giải", mọi phương án được chính quyền đưa ra bàn bạc rồi lại cất vào tủ khóa kỹ vì không có mặt bằng để xây trường mới, thực tế để tìm được điểm xây mới phải vừa thuận lợi cho việc học của con em trong bản, vừa cao ráo, không bị ngập mỗi mùa mưa lũ đến lại là vấn đề hết sức nan giải.

Trước tình hình đó, già làng Hồ Hơn về bàn bạc với vợ, tự nguyện xin hiến phần đất sản xuất mà mình đã khai hoang hơn 30 năm trước để làm trường cho trẻ nhỏ và không một chút chần chừ, vợ già làng Hơn cũng vui vẻ chấp thuận hiến đất để xây trường cho các cháu. "được lời như cởi tấm lòng, già làng Hơn lập tức đến Ủy ban nhân dân xã Trường Xuân xin tình nguyện hiến 1.000m2 đất để xây trường Mầm non cho các cháu. Việc chưa dừng lại ở đó, ngôi trường sau khi xây dựng xong lại thiếu phần sân và khu vực bếp ăn. Một lần nữa già làng lại hiến thêm gần 500m2, vị chi là già Hơn đã hiến 1.500m đất để xây dựng trường Mầm non.

Khi chúng tôi hỏi về việc hiến đất để xây trường học, già làng Hồ Hơn chia sẻ: Với suy nghĩ, đầu tư cho việc học của con em là để xây dựng cuộc sống mới của bản, đất sản xuất cũng cần nhưng nếu để trẻ em trong bản không được đi học vì không có đất xây trường sẽ đáng lo lắng hơn. Tôi là trưởng bản, hiến đất cho bản để làm đường, xây trường giúp dân bản thì không nề hà gì. Tôi làm thì bà con mới tin tưởng và làm theo".

Được biết, trước đó gia đình già làng Hồ Hơn cũng đã hiến hàng ngàn mét vuông để mở rộng con đường liên thôn/xóm, hiến đất xây Nhà văn hóa thôn... "Tôi nghĩ, việc hiến đất không phải là trách nhiệm phải thực hiện. Tuy nhiên, thấy sự hiến đất của mình mang lại lợi ích cho mọi người trong bản thì tôi không cảm thấy nuối tiếc, tôi mong muốn cuộc sống của người dân ở bản Lâm Ninh ngày càng phát triển, được đi trên những con đường mới rộng lớn hơn, trẻ em được học tập ở một ngôi trường khang trang, sạch đẹp mà không bị ngập trong mưa lũ nữa...", già Hơn chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Bí thư Ðảng ủy xã Trường Xuân cho biết, trên diện tích hơn 1.000m2 đất bằng phẳng ở trung tâm bản mà gia đình già Hồ Văn Hơn hiến tặng, xã đã lập dự án đầu tư ba tỷ đồng xây dựng điểm trường hai tầng khang trang. Ðến giữa tháng 11/2022, điểm trường đã hoàn thành song vẫn chưa đưa vào sử dụng được do còn thiếu diện tích mặt bằng để làm bếp ăn. Thấy vậy, vợ chồng già Hơn hiến luôn khoảng 100m2 còn lại tiếp giáp với khu đất đã hiến làm trường trước đó. Ủy ban nhân dân xã Trường Xuân tiếp tục đầu tư để hoàn thiện công trình và đưa vào sử dụng đầu năm 2023. "Già làng Hồ Văn Hơn không chỉ là đảng viên lão thành, với 30 năm làm trưởng bản, có nhiều đóng góp với các phong trào thi đua ở địa phương, già làng Hồ Hơn là tấm gương mẫu mực trong sinh hoạt và đời sống, được dân bản tin tưởng, quý trọng"./

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

Thời sự - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 17/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo.
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.