Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Liên Sơn ngày mới

Thái Sơn Ngọc - 09:05, 03/12/2024

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.

Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ kinh phí giúp cơ sở mẫu giáo thôn Liên Sơn 2 được tu sửa khang trang, thu hút các bé gắn bó với trường lớp.
Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ kinh phí giúp cơ sở mẫu giáo thôn Liên Sơn 2 được tu sửa khang trang, thu hút các bé gắn bó với trường lớp.

Chúng tôi đã nhiều lần đến thôn Liên Sơn 2, mỗi lần lên lại cảm nhận rõ cuộc sống của đồng bào Raglay nơi đây đang chuyển mình mạnh mẽ. Tại thôn vang lên tiếng máy trộn bê tông, tiếng máy đầm, tiếng công nhân cười nói rộn vang cả một góc khu dân cư đang khẩn trương thi công 11 tuyến đường nội thôn từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719. Trường học mẫu giáo được tu sửa khang trang, tạo môi trường học tập thuận lợi cho 71 học sinh lứa tuổi mầm non. Nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 cũng đã hỗ trợ kinh phí cho đồng bào Raglay mua bò nuôi sinh sản, tạo sinh kế và lắp đặt hệ thống nước sạch sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Ông Mang Cứng, Trưởng thôn Liên Sơn 2 phấn khởi thông tin về đời sống của đồng bào Raglay. Toàn thôn có 604 hộ với 2.392 nhân khẩu, trong đó người Raglay có 552 hộ với 2.151 nhân khẩu, chiếm gần 90% dân số trong thôn. Đời sống của người dân dựa vào nguồn thu nhập từ canh tác 12 ha ruộng lúa, 30 ha đất trồng hoa màu kết hợp chăn nuôi gia súc và canh tác nương rẫy. Tính đến cuối năm 2023, trong thôn còn 122 hộ nghèo với 562 khẩu, chiếm 20,2% số hộ.

Liên Sơn 2 là thôn đặc biệt khó khăn được hưởng lợi từ các chương trình MTQG. Trong hai năm 2022 - 2023, Dự án 1 của Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ cho 23 hộ đồng bào dân tộc Raglay thôn Liên Sơn 2 với số tiền 230 triệu đồng, giúp bà con mua bò, dê để chăn nuôi, chuyển đổi nghề. Đồng thời hỗ trợ cho 11 hộ với số tiền 33 triệu đồng giúp bà con có điều kiện lắp đặt hệ thống nước sạch sinh hoạt.

Ông Mang Cứng, Trưởng thôn Liên Sơn 2 kiểm tra đàn bò được hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 cho gia đình ông Mang Linh.
Ông Mang Cứng, Trưởng thôn Liên Sơn 2 kiểm tra đàn bò được hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719 cho gia đình ông Mang Linh.

Dự án 4 cũng đầu tư 1.132 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương 615 triệu đồng, ngân sách huyện Ninh Phước 517 triệu đồng. Nguồn vốn này duy tu bảo dưỡng các tuyến đường nội thôn với tổng chiều dài 1.107 mét, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển nông sản của người dân. Dự án 4 cũng đã hỗ trợ 210 triệu đồng cho cơ sở mẫu giáo Liên Sơn 2 để tu sửa tường rào, nhà vệ sinh, sơn sửa phòng học khang trang, thu hút các bé gắn bó trường lớp.

Từ đầu năm 2024 đến nay, Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 đã hỗ trợ 398 triệu đồng kết hợp vốn đối ứng của người dân 20,9 triệu đồng, giúp 13 hộ mua 26 con bò lai sind tầm vóc to lớn, ước khoảng 200 kg/con. Đơn vị hợp đồng cung cấp giống cam kết tiêm phòng và chữa bệnh miễn phí cho bò dự án trong vòng 1 năm. Trong thời gian nuôi một năm, nếu bò cái không mang thai thì đơn vị cung ứng giống sẽ đổi lại con cái khác cho người dân. Việc ký kết hợp đồng giao nhận bò có sự chứng kiến của chính quyền và các đoàn thể, tạo tâm lý phấn khởi, giúp bà con yên tâm chăn nuôi bò theo hướng sinh sản, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Đơn vị thi công duy tu, sửa chữa giao thông nội thôn Liên Sơn 2.
Đơn vị thi công duy tu, sửa chữa giao thông nội thôn Liên Sơn 2.

Từ các chương trình MTQG giúp đồng bào Raglay nỗ lực làm ăn, ổn định cuộc sống. Thôn Liên Sơn 2 phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ giảm 43 hộ nghèo. Trong thôn có một số hộ thuộc diện được hỗ trợ vốn chuyển đổi nghề từ Chương trình MTQG 1719, vươn lên thoát nghèo như: Mang Lượm, Mang Thị Diệu, Mang Lở, Mang Vũ, Mang Cắn, Mang Đến, Y Ná. Toàn thôn có 12 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết, bảo đảm tiêu chí “3 cứng” gồm mái cứng, nền cứng, vách cứng, trị giá 100 triệu đồng/căn. Những căn nhà này khởi công từ đầu tháng 11, dự kiến sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Ông Mang Cứng đưa chúng tôi đi thăm hỏi cuộc sống của đồng bào Raglay thôn Liên Sơn 2. Chị Mang Thị Biến, người dân trong thôn vui mừng nói: “Gia đình em thuộc hộ nghèo, được cấp trên quan tâm hỗ trợ vốn mua 2 con bò sinh sản, nuôi từ tháng 6/2024 tới nay. Vợ chồng cố gắng chăm sóc cho nó phát triển tốt để sinh ra bê con, gia đình có thu nhập vươn lên thoát nghèo”.

Có thể khẳng định, Chương trình MTQG 1719 đã tạo sinh kế giúp đồng bào dân tộc Raglay thôn Liên Sơn 2 có điều kiện làm ăn, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. 

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 hỗ trợ 1.585,4 triệu đồng, xã Phước Vinh đang tiến hành thi công duy tu, sửa chữa 11 tuyến đường nội thôn Liên Sơn với tổng chiều dài 1.494 mét. Công trình giao thông hoàn sẽ tạo diện mạo nông thôn mới cho vùng đồng bào DTTS ngày càng khởi sắc, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao toàn diện đời sống người dân.


Ông Đàng Huy Cường, Chủ tịch UBND xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Sa Thầy (Kon Tum): Người có uy tín, kênh truyền thông hữu hiệu Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) đã phát huy vai trò của mình, chung tay, góp sức cùng với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đặc biệt, Người có uy tín là một “kênh truyền thông” hữu hiệu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đến với Nhân dân.
Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhận diện thực trạng kinh tế - xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiếp tục thu thập thông tin về thực trạng tiếp cận điện lưới quốc gia ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, tính đến ngày 01/7/2024. Thông tin từ cuộc điều tra, sau khi được phân tích sẽ giúp nhận diện được “vùng trũng” trong công cuộc điện khí hóa nông thôn, miền núi; từ đó có những quyết sách mạnh hơn trong việc “phủ sóng” điện lưới quốc gia, tạo xung lực phát triển vùng khó khăn.
Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xây dựng nông thôn mới ở Trà Vinh: Tạo “bệ đỡ” cho sản phẩm du lịch xanh

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Với quan điểm “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân thông minh”, Ban Chỉ đạo Nông thôn mới (NTM) tỉnh Trà Vinh đã chủ động tham mưu xây dựng và trình Tỉnh ủy phê duyệt Nghị quyết về xây dựng lộ trình để tỉnh Trà Vinh đạt chuẩn NTM trước năm 2025. Là cơ quan tham mưu, chủ trì phối hợp các Sở, ban ngành và địa phương xây dựng kế hoạch trình Ban chỉ đạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đã linh hoạt chọn ưu thế, tiềm năng về nông nghiệp để phát triển du lịch gắn với xây dựng NTM, đặc biệt là du lịch cộng đồng gắn với bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Tổng Bí thư Tô Lâm: Hội Cựu chiến binh nêu cao tinh thần cách mạng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 4/12, tại Hà Nội, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII, giai đoạn 2024-2029; kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam (06/12/1989-06/12/2024) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Ban Dân tộc Lạng Sơn: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho lãnh đạo phòng và cán bộ, công chức, viên chức

Tin tức - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Từ ngày 3-7/12, Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sợn tổ chức hai lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và đối tượng 4 (mỗi đối tượng một lớp), thuộc nội dung số 1, Tiểu dự án 2, Dự án 5 trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Mong ước ở Ra Nhong

Mong ước ở Ra Nhong

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, ngày 4/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Công nhận nghề làm đường thốt nốt là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mong ước ở Ra Nhong. Mường Tè - Hội tụ sắc màu truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Sau đây là thông tin chi tiết.
Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Chư Pưh (Gia Lai): Giúp phụ nữ DTTS tự tin khẳng định vai trò, vị thế

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), những năm qua, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đã chủ động triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ vươn lên, khẳng định vai trò, vị thế trong các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về công tác bình đẳng giới.
Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Chuyện bỏ rượu ở bản Mò O Ồ Ồ

Pháp luật - Thùy Linh - 6 giờ trước
Vào đầu năm 2024, các đảng viên trong Chi bộ bản Mò O Ồ Ồ, xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đồng nhất biểu quyết thực hiện quy định đảng viên không uống rượu bia vào buổi sáng, hạn chế rượu, bia vào chiều tối. Sau gần một năm thực hiện, các đảng viên của Chi bộ Mò O Ồ Ồ đã thay đổi được thói quen uống rượu, bia và tiếp tục vận động đồng bào Rục làm theo để tập trung làm ăn, phát triển kinh tế, xây dựng bản làng văn hóa.
Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Đi tìm họa tiết thổ cẩm Mnông

Sắc màu 54 - Lê Hường - 6 giờ trước
Huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk là cái nôi nghề dệt thổ cẩm của người Mnông. Tuy nhiên, đồng bào Mnông ngày càng ít sử dụng trang phục truyền thống, số người duy trì nghề dệt cũng thưa dần, họa tiết thổ cẩm truyền thống nguyên bản dần biến mất. Đau đáu tìm tinh hoa thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà H’Kim Hoa Byă, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Lắk lặn lội đi khắp các buôn làng tìm người am hiểu để hồi sinh thổ cẩm Mnông.
Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Nông nghiệp công nghệ cao giúp đồng bào DTTS thay đổi thói quen sản xuất

Kinh tế - Hoàng Thùy - 6 giờ trước
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp bền vững đã mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho người dân huyện biên giới Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Đặc biệt, từ những mô hình nông nghiệp tiên tiến, đồng bào DTTS trên địa bàn huyện dần thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao đời sống.
Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Tây Bắc - Điểm sáng trong phát triển du lịch nông thôn

Sắc màu 54 - Văn Hoa - 6 giờ trước
Tây Bắc không chỉ là vùng đất có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, mà còn đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Những năm qua, nhiều tỉnh trong vùng Tây Bắc đã tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương để thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.