Theo báo cáo của UBND huyện Ninh Phước, toàn huyện hiện có 12.043 hộ đồng bào DTTS sinh sống tập trung tại 24 thôn, khu phố thuộc 8 xã, thị trấn trên địa bàn, chiếm 34,44% dân số toàn huyện. Trong đó, đồng bào Chăm có 11.125 hộ với 52.119 khẩu, chiếm 32,2% dân số; đồng bào Raglay có 807 hộ với 3.176 khẩu chiếm 1,96%.
Trong 3 năm, từ 2022- 2024, huyện Ninh Phước được hỗ trợ kinh phí 4.137,75 triệu đồng thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719. Trong đó, năm 2022 là 437,75 triệu đồng và năm 2023 là 3.700 triệu đồng. UBND huyện phân bổ nguồn vốn đến các xã, thị trấn hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 108 hộ với tổng số tiền 1.080 triệu đồng, 10 triệu đồng/hộ, mua giống chăn nuôi gia súc, gia cầm. Thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 23 hộ với kinh phí 69 triệu đồng. Hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung cho 600 hộ dân tại 3 khu phố vùng đồng bào DTTS tại thị trấn Phước Dân, đã giải ngân 2.317 triệu đồng. Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Ninh Phước cho 69 hộ vay 4.374 triệu đồng phục vụ nhu cầu chuyển đổi nghề cho đồng bào DTTS.
Tại buổi giám sát, huyện Ninh Phước kiến nghị cấp trên nâng mức hỗ trợ xây mới nhà ở và hỗ trợ chuyển đổi nghề cho hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện cho vay vốn ưu đãi tín dụng chính sách từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719...
Sau khi nghe lãnh đạo huyện Ninh Phước và lãnh đạo các xã, thị trấn báo cáo kết quả thực hiện Dự án 1, bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng đoàn công tác ghi nhận và đánh giá cao việc triển khai thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG 1719 tại địa phương. Nguồn vốn tác động trực tiếp nâng cao đời sống đồng bào DTTS nghèo vùng Dự án. Những kiến nghị của lãnh đạo huyện Ninh Phước sẽ được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp thu để báo cáo các bộ, ngành Trung ương có giải pháp chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719. Tạo điều kiện hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, cải thiện nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề giúp đồng bào DTTS và miền núi vươn lên nâng cao đời sống, giảm nghèo bền vững.