Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên Giang: Những kết quả nổi bật trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân biên giới biển Tây Nam

Như Tâm - Như Anh - 10:37, 29/12/2023

Kiên Giang là tỉnh vừa có biên giới đất liền, vừa có tuyến biển, đảo. Đây cũng là địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống (đứng thứ 3 trong khu vực). Thời gian qua, tỉnh Kiên Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo và an ninh biên giới quốc gia. Nhân dịp chuẩn bị bước sang năm mới 2024, phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn, trao đổi với ông Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tỉnh Kiên Giang về những kết quả đạt được trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân biên giới biển Tây Nam năm 2023.

(BCĐ - bài phỏng vấn- TT vận động ND) Kiên Giang: Những kết quả nổi bật trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân biên giới biển Tây Nam
Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền biển đảo năm 2023

Thưa ông, xin ông cho biết về công tác phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo đã được tỉnh Kiên Giang thực hiện như thế nào trong năm 2023? 

Thực hiện Chương trình phối hợp số 184-CT/BTLV5-BTGTUKG, ngày 11/01/2023 giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy với Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân về việc phối hợp tuyên truyền biển, đảo năm 2023, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Kiên Giang đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa. Theo đó, đã có 12 hội nghị tuyên truyền về vai trò, vị trí chiến lược của biển đảo Việt Nam nói chung và vùng biển Tây Nam nói riêng được tổ chức. Nội dung tuyên truyền tập trung phổ biên về tình hình trên các vùng biển nước ta hiện nay; quan điểm, chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước ta về quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. 

Theo đó, đã có trên 5.000 học sinh, 800 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, chức sắc tôn giáo, Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và quần chúng nhân dân tham dự. Qua đó Ban Tuyên Giáo đã tặng 800 cờ Tổ quốc; 300 ảnh Bác Hồ; 100 túi thuốc y tế; 100 phần quà cho gia đình ngư dân trị giá 100 triệu đồng; phát trên 3.000 tờ rơi tuyên truyền, tặng 100 áo phao và phao cứu sinh, 1.500 thư kêu gọi (lần 2) của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc chống khai thác thủy, hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu.

Đặc biệt là, tại mỗi hội nghị tuyên truyền trong học sinh, Ban Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang đã lồng ghép tổ chức sân chơi, giao lưu văn nghệ, trả lời câu hỏi trắc nghiệm kiến thức về biển, đảo có tặng thưởng ở mỗi sân chơi là 20 phần quà, nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong học sinh và thầy cô giáo. 

Ngoài ra, Ban Tuyên Giáo tỉnh Kiên Giang còn tổ chức cho 65 cán bộ tuyên giáo các cấp trong tỉnh đến thăm, giao lưu, chia sẻ những khó khăn, vất vả trong nhiệm vụ giữ gìn chủ quyền biển, đảo của cán bộ, chiến sỹ Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân; tặng 15 phần quà, 10 bộ máy vi tính và 10 máy in với tổng trị giá 265 triệu đồng. Qua đó, thắt chặt hơn tình đoàn kết, xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc.

(BCĐ - bài phỏng vấn- TT vận động ND) Kiên Giang: Những kết quả nổi bật trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân biên giới biển Tây Nam 1
ông Nguyễn Thanh Phong, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại tỉnh Kiên Giang

Ông có thể chia sẻ những điểm mới trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về biển đảo?

Có thể nói, năm 2023 là một năm rất thành công trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc Luật Biển Việt Nam. Theo đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các đơn vị truyền thông, báo chí tổ chức Cuộc thi viết với chủ đề “Công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền tỉnh Kiên Giang năm 2023”. Cuộc thi đã được phát động rộng rãi trong các tầng lớp Nhân dân trên phạm vi toàn quốc, nhằm tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại; tuyên truyền biển, đảo và biên giới trên đất liền đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sau 7 tháng phát động, Cuộc thi đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, với hơn 17.000 bài viết trong tỉnh gửi về Ban Tổ chức cuộc thi.

Một số đơn vị, địa phương có số lượng bài dự thi nhiều, như: Phú Quốc 1.318 bài, thành phố Hồ Chí Minh 672 bài, Gò Quao 599 bài, Bộ đội Biên phòng tỉnh 592 bài, Hà Tiên 532 bài, Giồng Riềng 512 bài, Vĩnh Thuận 422 bài, Giang Thành 398 bài… Các địa phương, cơ quan, đơn vị có tổ chức chấm, trao giải ở cấp mình như: Bộ đội Biên phòng tỉnh, Quân sự tỉnh, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, Gò Quao, U Minh Thượng, An Minh, Vĩnh Thuận, Giồng Riềng, Phú Quốc, Hà Tiên...

Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo tỉnh Kiên Giang đã chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo trên không gian mạng. Từ đó chủ động chia sẻ, lan tỏa những phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, các tin, bài viết của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan báo chí chủ lực ở Trung ương trong việc khẳng định tính đúng đắn, vai trò lãnh đạo của Đảng ta trong việc xác định và thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và phát triển đất nước; khẳng định tính nhất quán, phù hợp trong các chủ trương, quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế.

Cũng trong năm 2023, Diễn đàn của Ban Chỉ đạo 35 Tỉnh uỷ, trong đó có tỉnh Kiên Giang (nhóm NHỮNG NGƯỜI CON CỦA BIỂN) đã đăng tải 482 bài viết tuyên truyền; bài đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch về biển, đảo với trên 12.686 lượt bình luận và 34.505 lượt cảm xúc. Đồng thời, phát động 17 đợt đấu tranh, bóc gỡ 30 tài khoản xấu, độc với 1.310 lượt người tham gia với 63.023 lượt báo xấu.

(BCĐ - bài phỏng vấn- TT vận động ND) Kiên Giang: Những kết quả nổi bật trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân biên giới biển Tây Nam 2
Ban tuyên giáo Tỉnh ủy đã chỉ đạo Tuyên huấn các huyện, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc; các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp

Đặc biệt, Ban tuyên giáo Tỉnh ủy đã chủ động, tích cực chỉ đạo Ban Tuyên giáo các huyện, Thành ủy và Đảng ủy trực thuộc, các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hưởng ứng về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không chấp hành quy định theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu đến các chủ tàu cá, doanh nghiệp khai thác, thu mua, chế biến thủy sản, thuyền trưởng và ngư dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Qua đó, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các chủ tàu, thuyền trưởng, người dân, cộng đồng ngư dân và các doanh nghiệp thủy sản, nhất là việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về chống khai thác IUU. 

Một số địa phương, đơn vị có cách làm hay như: Ban Tuyên giáo huyện ủy Vĩnh Thuận đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức triển lãm ảnh chứng cứ pháp lý hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa là của Việt Nam; Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Kiên Giang tổ chức cho 60 văn, nghệ sỹ tham gia sáng tác về biển, đảo tại thành phố Phú Quốc.

Ngoài ra, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cũng đã thực hiện khá tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế biển. Trong đó, nổi bật là tuyên truyền, phổ biến về Nghị quyết số 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 34-NQ/TU của Tỉnh ủy và các quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kết quả, đã tổ chức được 11.707 cuộc tuyên truyền, vận động, phổ biến, thu hút 115.759 lượt người tham dự (trong đó, có 10.785 lượt tàu ra vào cửa sông và 68.020 lượt ngư dân).

Trong công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy Kiên Giang đã chỉ đạo, định hướng các cơ quan thông tin, báo chí đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền biển, đảo bằng nhiều hình thức viết tin, bài và ảnh liên quan đến nội dung biển, đảo. Théo đó đã có nhiều chuyên đề, chuyên trang về biển đảo được xây dựng, triển khai trên các ấn phẩm báo chí với các nhiều nội dung phong phú. Điển hình như: Tuần lễ biển và hải đảo năm 2023; những nỗ lực của chính quyền và nhân dân các xã đảo khi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia như xã Hòn Nghệ, xã Sơn Hải (Kiên Lương), xã Nam Du (Kiên Hải), xã Tiên Hải (thành phố Hà Tiên); Chiến dịch hãy làm sạch biển; các hoạt động truyền thông về biển, đảo tại các trường học trên địa bàn tỉnh; Kiên Giang và hành trình tiến ra biển; loạt bài 30 năm đổi thay xã đảo tiền tiêu Thổ Châu;  hành trình trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của nước mắm Phú Quốc...

Trên tinh thần đó, trên trang thông tin của Sở Thông tin và Truyền thông đã mở thêm chuyên mục chống khai thác hải sản bất hợp pháp 7 kỳ/ năm, đăng nhiều nội dung có liên quan đến việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển, đảo và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU); công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng nhằm ngăn chặn tình trạng ngư dân khai thác hải sản trái phép vùng biển nước ngoài. 

Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang thực hiện sản xuất và phát sóng 03 chuyên đề, chuyên mục: “Quê hương đất nước con người”; “Vì chủ quyền biên giới, biển, đảo”; “Ngư dân thời hội nhập”; chuyên mục “Dân hỏi - chính quyền trả lời” với chủ đề: Kiên Giang tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU và chuyên mục toạ đàm về công tác tuyên truyền chống khai thác IUU, nỗ lực khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng”. Các đài truyền thanh huyện, thành phố thực hiện 140 chuyên mục trên đài phát thanh về chống khai thác IUU. Phối hợp với Cảnh sát biển 4, Vùng 5 Hải quân duy trì các tiết mục, chuyên mục giới thiệu về biển, đảo Việt Nam...

(BCĐ - bài phỏng vấn- TT vận động ND) Kiên Giang: Những kết quả nổi bật trong công tác phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân biên giới biển Tây Nam 1
Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, tỉnh Kiên Giang (người đứng giữa) trao giải cuộc thi viết năm 2022

Ông có thể chia sẻ về các hoạt động tuyên truyền hợp tác quốc tế về biển đảo nhằm duy trì môi trường hòa bình, ổn định, tuyên truyền, nhân rộng và biểu dương gương điển hình người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng như là gây dựng lòng tự hào và tình yêu biển đảo, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang thời gian qua? 

Qua các cuộc hội đàm, giao lưu, tiếp xúc với bè bạn quốc tế trong khu vực và trên thế giới, Ban Tuyên Giáo tỉnh ủy Kiên Giangd đã thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền quan điểm lập trường của Việt Nam về biển, đảo trên tinh thần mong muốn các bên giải quyết các vấn đề trên biển đảo theo hướng tôn trọng luật pháp quốc tế, giữ vững hòa bình, ổn định khu vực, góp phần vào hòa bình, ổn định chung trên thế giới.

Thông qua các đoàn khách quốc tế đến lưu trú, qua lại các khu vực cửa khẩu, Kiên Giang cũng đẩy mạnh tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình tham gia tuần tra trên biển, khi gặp các tàu thuyền nước ngoài xâm phạm chủ quyền biển đảo, Kiên Giang luôn chấp hành nghiêm chỉ đạo của Trung ương về xử lý các hành vi vi phạm của tàu nước ngoài. Trên cơ sở đó vừa bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vừa giữ nghiêm luật pháp về biển đảo của Việt Nam cũng như là Công ước quốc tế về Luật biển mà Việt Nam là thành viên, đồng thời cũng giữ gìn được mối quan hệ đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân và bạn bè các nước trong khu vực và trên thế giới....

Xin trân trọng cảm ơn ông! 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Việt Nam - Thái Lan chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện"

Ngày 16/5, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã tiến hành hội đàm và họp Nội các chung Việt Nam - Thái Lan lần thứ 4.
Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên về tội nhận hối lộ

Pháp luật - Minh Nhật - 27 phút trước
Cựu giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Thái Nguyên - bà Trương Thị Thu Hương vừa bị đề nghị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ 10 tỷ đồng.
Con đường thắm tình quân dân

Con đường thắm tình quân dân

Media - Ngọc Chí - 39 phút trước
Làng Kon Tuông, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum nằm ở lưng chừng núi, cả làng có 81 hộ, 277 nhân khẩu, 100% là đồng bào Xơ Đăng. Con đường vào làng chỉ dài gần 2 km, nhưng do địa hình đồi núi dốc nguy hiểm, đặc biệt khi mùa mưa, con đường trơn trượt, nên chẳng có một phương tiện nào có thể lưu thông được. Từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, tháng 2/2025, huyện Đăk Glei tiến hành đầu tư xây dựng đường giao thông lên làng Kon Tuông.
Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Điện Biên chiếu phim miễn phí nhân Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025

Tin tức - Anh Trúc - 1 giờ trước
Hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em năm 2025, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh tổ chức chương trình chiếu phim lưu động tuyên truyền hè dành cho học sinh, thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh.
Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam - Thái Lan trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam – Thái Lan, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Bình Định: Dâng hoa kỷ niệm Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

Bình Định: Dâng hoa kỷ niệm Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc

Tin tức - T.Nhân-N.Triều - 1 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam tại Quy Nhơn (16/5/1955 - 16/5/2025), chiều 16/5, đã diễn ra Lễ dâng hoa tại Di tích quốc gia Cảng Quy Nhơn - Địa điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc.
Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhà thờ Trà Cổ - Điểm đến hấp dẫn nơi địa đầu Tổ quốc. Vẻ đẹp bình yên ở Hợp tác xã Sinh Dược. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Việt Nam - Thái Lan nâng cấp quan hệ: Cam kết chiến lược, bước tiến đột phá mới

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trưa 16/5, sau khi đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 nội các chung Việt Nam - Thái Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có cuộc họp báo thông báo chung, cho biết hai nước vừa chính thức nâng cấp quan hệ lên "Đối tác Chiến lược toàn diện".
Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại”

Thời sự - Minh Anh - 1 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh - Phủ Chủ tịch đã diễn ra Lễ khai mạc triển lãm Quốc gia với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại".
Ché Lầu không còn là

Ché Lầu không còn là "miền xa" lặng lẽ

Phóng sự - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Từ ngã ba Bo Hiềng, con đường nhựa bon bon băng qua Sa Ná, rồi vít dần lên con dốc cao chót vót, đưa chúng tôi lên bản Ché Lầu - nơi cư trú của 66 hộ đồng bào Mông nằm trên dãy Pù Mằn cao hơn 1.200m, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Chuyến đi hôm nay không còn gập ghềnh, gió bụi như trước. Ché Lầu của năm 2025 không còn là “miền xa” lặng lẽ trong sương mù và đói nghèo như thập kỷ trước.
Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 2 giờ trước
Sau hơn 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã đi đến gần cuối chặng. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, qua thực tiễn triển khai, Chương trình MTQG 1719 đã bộc lộ một số tồn tại, khó khăn, cần sớm được tháo gỡ để đạt hiệu quả cao nhất, tạo tiền đề, sức bật để tiếp tục triển khai hiệu quả chương trình trong những năm tiếp theo.
Canh lưỡi rồng - Món ngon vùng cát Phú Yên

Canh lưỡi rồng - Món ngon vùng cát Phú Yên

Ẩm thực - Hoàng Hà Thế - 2 giờ trước
Cây lưỡi rồng thuộc họ xương rồng còn gọi là cây lưỡi long. Loài cây này chẳng hề xa lạ bởi nó mọc hoặc trồng khá nhiều trên những vùng đất cát ở các tỉnh miền Trung. Thoạt nghe chắc có nhiều người ngạc nhiên vì hiếm có nơi nào lại chọn cây lưỡi rồng làm món ăn. Ấy thế mà nhiều người dân ở các tỉnh Nam Trung bộ nói chung và người dân ở vùng cát của tỉnh Phú Yên nói riêng thì canh lưỡi rồng lại là món khoái khẩu của nhiều gia đình.